Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 có đáp án (4 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 có đáp án (4 phiếu)
I – Bài tập về đọc hiểu
Hoa sữa
Hoa sữa thơm về đêm.
Dáng hoa li ti lăn tăn. Sắc hoa dìu dịu như tên hoa. Hương hoa say ngây ngất. Ai có dịp đi giữa hai hàng cây hoa sữa, sẽ có cảm giác như mình đang lội giữa dòng sông thơm trôi êm ả.
Quyện lấy không khí, hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như rớt từ trên cành cao xuống, như trôi không trung rồi hòa tan trong bóng đêm. Cảm giác ấy chỉ thấy được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa.
Em bâng khuâng – hoa sữa ban ngày đi đâu ấy nhỉ?
Hoa sữa thì thầm: “Mình vẫn ở trên cành cùng vòm lá. Mình vẫn tỏa hương. Nhưng vì lúc ồn ào náo nhiệt trên đường, hàng cây đã xua đẩy hương hoa của mình bay lên khắp nắng và gió, không làm cho hương hoa thơm lan tỏa, êm trôi được”.
Không ai nhìn thấy hương hoa. Nhưng nghe hương hoa đi đến rất nhẹ.
Có phải hoa sữa không thích nô đùa?
Khi nô đùa thì không nghe rõ âm thanh, tiếng động, mắt không nhìn rõ những màu sắc, hình ảnh, quang cảnh xung quanh và ngay bên cạnh.
(Theo Phong Thu)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Mùi thơm của hoa sữa rõ nhất vào lúc nào?
a- Buổi sáng
b- Buổi trưa
c- Buổi tối
Câu 2 : Dòng nào dưới đây không trực tiếp mô tả hương hoa sữa?
a- Hai hàng cây hoa sữa tạo ra một dòng sông thơm trôi êm ả
b- Cảm giác về hương thơm chỉ có được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa
c- Hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như ai đó rót từ trên cao xuống
d- Hương hoa quyện lấy không khí trôi trong không trung rồi hòa tan trong bóng đêm
Câu 3 : Vì sao ban ngày không thấy mùi hương hoa sữa?
a- Vì ban ngày mọi người đi làm không ai để ý đến mùi hương
b- Vì hoa sữa chỉ tỏa hương vào ban đêm, ban ngày hoa tàn không có hương
c- Vì sự ồn ào, náo a- Hai hàng cây hoa sữa tạo ra một dòng sông thơm trôi êm ả
d- Hương hoa quyện lấy không khí trôi trong không trung rồi hòa tan trong bóng đêm nhiệt của ban ngày đã xua đẩy hương hoa bay đi
Câu 4 : Câu văn cuối bài nhằm nói lên điều gì?
a- Vô tâm thì không thể cảm nhận được những vẻ đẹp xung quanh ta
b- Mùi hương hoa sữa không dành cho những ai thích nô đùa ồn ào náo nhiệt
c- Khi nô đùa thì sẽ làm cho người khác không nghe rõ âm thanh, tiếng động
d- Khi nô đùa sẽ không nghe rõ âm thanh, không nhìn rõ các sự vật quanh ta
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1 : Gạch dưới các tên riêng trong mỗi đoạn thơ và viết lại cho đúng quy tắc viết hoa
a) Xôn xao Ghềnh ráng, Phương mai
Hát cùng Mũi én những bài ca vui
Sóng chiều vỗ mạn thuyền trôi
Bóng Hàn mặc Tử vẫn ngồi làm thơ.
(Theo Trương Quang Được)
Viết lại các tên riêng:…………………………………………………………….............................
……………………………………………………………………………………..........................................
b) Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc sơn, Đình cả, Thái nguyên
Đường qua Tây bắc, đường lên điện biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến.
(Theo Tố Hữu)
Viết lại các tên riêng:…………………………………………………………….............................
……………………………………………………………………………………..........................................
Câu 2 : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép:
a) Chẳng những Ngọc Mai học giỏi mà:…………………………………………
…………………………………………………………………………………….
b) Ngày Tết Thiếu nhi, em không những được vui chơi thỏa thích mà ………….
…………………………………………………………………………………….
c) Hoa sen không chỉ đẹp mà …………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
d) Chú Hòa nổi bật trong những người thợ cùng tổ không chỉ vì dáng người cao lớn, rắn rỏi mà còn vì ……………………………………………………………. …………………………………………………………………………………….
Câu 3 : Chữa lại câu sau cho đúng theo hai cách khsac nhau: thay quan hệ từ, thay nội dung một vế câu. Ghi lại 2 câu em đã chữa:
Chẳng những nó không thông minh mà nó còn chăm học
a)……………………………………………………………………………..
b)……………………………………………………………………………..
Câu 4 : Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh chương trình đi thăm các chú công an giao thông:
Chương trình đi thăm các chú công an giao thông ngày ………….
(Lớp ……….)
I – Mục đích
-…………………………………………………………………………………
-…………………………………………………………………………………
II – Phân công chuẩn bị
1. Chịu trách nhiệm liên hệ với đơn vị công an giao thông: …………………..
………………………………………………………………………………….
2. Chuẩn bị nội dung buổi gặp mặt:
- Bài phát biểu của lớp:………………………………………………………..
- Tiết mục văn nghệ:
+ ……………………………………………………………………………….
+ ……………………………………………………………………………….
+ ……………………………………………………………………………….
+ ……………………………………………………………………………….
3. Chuẩn bị quà tặng của lớp:………………………………………………..
4. Điều khiển buổi gặp mặt:…………………………………………………
5. Địa điểm, thời gian tập trung:…………………………………………….
III- Chương trình buổi gặp mặt giao lưu
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa, tặng quà các chú công an:………….
………………………………………………………………………………
2. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình văn nghệ:……………………………………….
- Biểu diễn:
+ ……………………………………………………………………………….
+ ……………………………………………………………………………….
+ ……………………………………………………………………………….
+ ……………………………………………………………………………….
- Giao lưu giữa các bạn với các chú công an.
3. Phát biểu kết thúc buổi đi thăm các chú công an:…………………………
Phần I – 1. d 2.b 3.c 4.a
Phần II –
Câu 1 :
a) Ghềnh Ráng, Phương Mai, Mũi Én, Hàn Mặc Tử
b) Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên
Câu 2 : Có thể điền các vế câu:
a)… bạn ấy còn hát rất hay
b)… em còn được mọi người tặng rất nhiều quà
c)… nó còn rất thơm
d)… chú là người thợ xây giỏi nhất
Câu 3 : VD:
a) Tuy nó không thông minh nhưng chăm học
b) Chẳng những nó không thông minh mà nó còn lười học
Câu 4 : Tham khảo: Chương trình đi thăm các chú công an giao thông ngày 15 – 2
(Lớp 5A)
I – Mục đích
- Giúp các đội viên có ý thức bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông
- HIểu công việc của các chú công an giao thông, từ đó có hành động ủng hộ công việc của các chú
II – Phân công chuẩn bị
1. Chịu trách nhiệm liên hệ với đơn vị công an giao thông: Lớp phó Hoa
2. Chuẩn bị nội dung buổi gặp mặt:
- Bài phát biểu của lớp: Lớp trưởng An
- Tiết mục văn nghệ:
+ Tốp ca: Lan, Hòa, Minh, Hùng, Mạnh
+ Đơn ca: Hồng Loan
+ Kể chuyện: Tấn Đạt
+ Kịch câm: Bình Dương
3. Chuẩn bị quà tặng của lớp: Hoa, Linh, Mai
4. Điều khiển buổi gặp mặt: Lớp phó Hùng
5. Địa điểm, thời gian tập trung: 7 giờ 30 phút ngày 15 tháng 2 tại sân trường
III – Chương trình buổi gặp mặt giao lưu
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa, tặng quà các chú công an: Lớp trưởng An
2. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình văn nghệ: Quỳnh Trang
- Biểu diễn
+ Tốp ca
+ Đơn ca
+ Kể chuyện
+ Kịch câm
- Giao lưu giữa các bạn với các chú công an
3. Phát biểu kết thúc buổi đi thăm các chú công an: Cô giáo chủ nhiệm
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: bài sau và trả lời câu hỏi:
Hai con chim gáy
Có hai con chim gáy rất thân với nhau. Chúng hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa lại bay lên ngọn tre. Chẳng may, một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.
Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng bị giam hãm trong lồng phần thì nhớ da diết cánh đồng quê, phần thì nhớ bạn, chim cất lên những tiếng ai oán não nùng. Nghe tiếng than của bạn, anh chim gáy ở ngoài tìm đến thăm. Thấy bạn mình được ở trong chiếc lồng son, có thức ăn, nước uống đầy đủ, anh ta ganh tị bảo:
- Tưởng anh khổ cực lắm, hóa ra được nâng niu chiều chuộng còn than vãn nỗi gì.
Anh chim trong lồng nghẹn ngào không thốt nên lời. Thấy thế anh chim ở ngoài nảy ý định: Mình muốn vào đó, nhưng có cả hai thì thức ăn sẽ ít đi, chi bằng tìm kế cho nó bay ra để ta tha hồ mà chén. Nghĩ vậy, anh ta liền dùng lời ngon ngọt dụ dỗ:
- Muốn thoát thân thì nhịn ăn, giả vờ chết. Chủ sẽ bắt ra xem thử, lúc ấy hãy nhanh chân tẩu thoát.
Quả thật bằng cách đó anh chim trong lồng trốn thoát và vùng vẫy nơi trời cao, say sưa cất giọng trầm bổng. Còn anh chim ở ngoài lại cứ quanh quẩn bên chiếc lồng, tất nhiên được vào trong dễ dàng.
Được no nê nhưng anh ta nhận ra sự cô độc, tù túng. Từ đó, chim càng lười biếng không cất nổi tiếng gáy. Người chủ thấy thế cũng chẳng còn chăm sóc như ngày xưa nữa. Nhiều hôm phải nhịn đói, nước mắt lưng tròng, thân hình tiều tụy trông thấy mà tội nghiệp, anh ta liền dở chiêu cũ nhưng chẳng có ai tin nữa. Lúc này, anh chim gáy mới nhận ra rằng sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó chỉ là kiếp sống thừa.
(Theo Gia đình Online)
a) Khi con chim gáy bị bắt và nhốt trong lồng tâm trạng của nó như thế nào?
b) Con chim gáy đang được tự do đã bày mưu như thế nào để con chim trong lồng được giải thoát?
c) con chim gáy thứ hai nhận ra điều gì sau khi bị bắt?
d) Câu chuyện cho em hiểu gì về tình bạn trong cuộc sống?
Câu 2: Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào nóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu.
a) không những ……… mà còn ………
b) chẳng những ……… mà ………
c) nếu ……… thì ………
d) không chỉ ……… mà ………
Câu 4: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để được câu ghép hoàn chỉnh:
a) Ở Sa Pa, mùa đông về, … khiến cây cối rụng lá … làm cho gia súc bị chết rất nhiều.
b) …cô giáo tận tình dạy bảo … các bạn trong lớp tiến bộ rất nhiều.
c) …mưa lũ rất to … các chú bộ đội vẫn cố gắng di chuyển dân cư đến vùng tránh bão.
Câu 5: Tạo câu có sử dụng mỗi cặp quan hệ từ sau và nêu rõ giá trị của từng cặp quan hệ từ đó
a. Không những... mà còn...
b. Nhờ...nên...
c. Tuy...nhưng...
Câu 6: Tìm câu ghép trong đoạn văn sau rồi gạch dưới thành phần của chủ ngữ của các vế câu:
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng trông thật đẹp.
Câu 7: Em được cô giáo phân công lập kế hoạch tổ chức cho các bạn trong lớp đi tham quan một cơ sở sản xuất ở địa phương vào tuần tới. Hãy lập chương trình
Đáp án:
Câu 1:
a. Khi con chim gáy bị bắt và nhốt vào trong lồng nó cảm thấy nhớ da diết cánh đồng quê và nhớ bạn của mình.
b. Con chim gáy đang được tự do đã bày mưu để con chim trong lồng được giải thoát như sau:
Nhịn ăn, giả vờ chết, đợi chủ bắt ra xem thử thì nhanh chân tẩu thoát.
c. Nó nhận ra rằng: “Sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó là kiếp sống thừa.” Cuộc sống mỗi một ngày trôi qua mà chỉ vì miếng ăn, chỉ cần ăn để duy trì sự sống thì đó thật sự là một cuộc sống thừa thãi và vô vị. Ý nghĩa của cuộc sống chính là tự do, là lao động chân chính, được làm những điều mình yêu thích và cảm thấy có ý nghĩa.
d. Trong tình bạn luôn cần sự thấu hiểu, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau. Quan tâm và vô tư giúp đỡ lẫn nhau, không ích kỷ, hẹp hòi mới là tình bạn đáng quý cần phải trân trọng.
Câu 2:
Chỉ người, cơ quan, tổ chức hực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh. |
Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. |
Công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán. |
Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật. |
Câu 3:
Đáp án: a,b,d
Câu 4:
a) Ở Sa Pa, mùa đông về, không chỉ khiến cây cối rụng lá mà còn làm cho gia súc bị chết rất nhiều.
b) Nhờ cô giáo tận tình dạy bảo mà các bạn trong lớp tiến bộ rất nhiều.
c) Mặc dùmưa lũ rất to nhưng các chú bộ đội vẫn cố gắng di chuyển dân cư đến vùng tránh bão.
Câu 5:
a. Không những Nam học giỏi mà cậu ấy còn hát hay.
Quan hệ tăng tiến.
b. Nhờ trời mưa mà cây cối bỗng tươi tốt hẳn lên.
Quan hệ nguyên nhân
c. Tuy nhà nghèo nhưng cô Lan vẫn cố gắng cho các con ăn học đầy đủ.
Quan hệ tương phản.
Câu 6:
Các câu ghép là:
Câu 7:
HOẠT ĐỘNG THAM QUAN LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ
I. Mục đích
- Tham quan, học hỏi, mở rộng kiến thức về các cơ sở sản xuất ở địa phương.
- Vui chơi, thư giãn, gắn kết tình thầy trò, bạn bè.
II. Chuẩn bị
- Mũ, nón.
- Nước uống.
- Máy ảnh
III. Hoạt động cụ thể
- 6h30 – 7h: Tập trung và di chuyển tới làng tranh Đông Hồ.
- 7h – 8h : Tham quan làng tranh Đông Hồ.
- 8h – 9h30: thực hành làm tranh.
- 9h30 – 10h30: chụp ảnh, mua đồ lưu niệm, nghỉ ngơi.
- 10h30-11h: lên xe và trở về.
IV. Nhiệm vụ sau chuyến đi
Viết bài thu hoạch sau chuyến đi (giới thiệu làng tranh, chia sẻ sản phẩm hoặc kể một kỉ niệm mà bạn cho là đáng nhớ trong chuyến đi,….)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: bài sau và trả lời câu hỏi:
Hai con chim gáy
Có hai con chim gáy rất thân với nhau. Chúng hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa lại bay lên ngọn tre. Chẳng may, một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.
Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng bị giam hãm trong lồng phần thì nhớ da diết cánh đồng quê, phần thì nhớ bạn, chim cất lên những tiếng ai oán não nùng. Nghe tiếng than của bạn, anh chim gáy ở ngoài tìm đến thăm. Thấy bạn mình được ở trong chiếc lồng son, có thức ăn, nước uống đầy đủ, anh ta ganh tị bảo:
- Tưởng anh khổ cực lắm, hóa ra được nâng niu chiều chuộng còn than vãn nỗi gì.
Anh chim trong lồng nghẹn ngào không thốt nên lời. Thấy thế anh chim ở ngoài nảy ý định: Mình muốn vào đó, nhưng có cả hai thì thức ăn sẽ ít đi, chi bằng tìm kế cho nó bay ra để ta tha hồ mà chén. Nghĩ vậy, anh ta liền dùng lời ngon ngọt dụ dỗ:
- Muốn thoát thân thì nhịn ăn, giả vờ chết. Chủ sẽ bắt ra xem thử, lúc ấy hãy nhanh chân tẩu thoát.
Quả thật bằng cách đó anh chim trong lồng trốn thoát và vùng vẫy nơi trời cao, say sưa cất giọng trầm bổng. Còn anh chim ở ngoài lại cứ quanh quẩn bên chiếc lồng, tất nhiên được vào trong dễ dàng.
Được no nê nhưng anh ta nhận ra sự cô độc, tù túng. Từ đó, chim càng lười biếng không cất nổi tiếng gáy. Người chủ thấy thế cũng chẳng còn chăm sóc như ngày xưa nữa. Nhiều hôm phải nhịn đói, nước mắt lưng tròng, thân hình tiều tụy trông thấy mà tội nghiệp, anh ta liền dở chiêu cũ nhưng chẳng có ai tin nữa. Lúc này, anh chim gáy mới nhận ra rằng sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó chỉ là kiếp sống thừa.
(Theo Gia đình Online)
a) Khi con chim gáy bị bắt và nhốt trong lồng tâm trạng của nó như thế nào?
b) Con chim gáy đang được tự do đã bày mưu như thế nào để con chim trong lồng được giải thoát?
c) con chim gáy thứ hai nhận ra điều gì sau khi bị bắt?
d) Câu chuyện cho em hiểu gì về tình bạn trong cuộc sống?
Câu 2: Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào nóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu.
a) không những ……… mà còn ………
b) chẳng những ……… mà ………
c) nếu ……… thì ………
d) không chỉ ……… mà ………
Câu 4: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để được câu ghép hoàn chỉnh:
a) Ở Sa Pa, mùa đông về, … khiến cây cối rụng lá … làm cho gia súc bị chết rất nhiều.
b) …cô giáo tận tình dạy bảo … các bạn trong lớp tiến bộ rất nhiều.
c) …mưa lũ rất to … các chú bộ đội vẫn cố gắng di chuyển dân cư đến vùng tránh bão.
Câu 5: Tạo câu có sử dụng mỗi cặp quan hệ từ sau và nêu rõ giá trị của từng cặp quan hệ từ đó
a. Không những... mà còn...
b. Nhờ...nên...
c. Tuy...nhưng...
Câu 6: Tìm câu ghép trong đoạn văn sau rồi gạch dưới thành phần của chủ ngữ của các vế câu:
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng trông thật đẹp.
Câu 7: Em được cô giáo phân công lập kế hoạch tổ chức cho các bạn trong lớp đi tham quan một cơ sở sản xuất ở địa phương vào tuần tới. Hãy lập chương trình
Đáp án:
Câu 1:
a. Khi con chim gáy bị bắt và nhốt vào trong lồng nó cảm thấy nhớ da diết cánh đồng quê và nhớ bạn của mình.
b. Con chim gáy đang được tự do đã bày mưu để con chim trong lồng được giải thoát như sau:
Nhịn ăn, giả vờ chết, đợi chủ bắt ra xem thử thì nhanh chân tẩu thoát.
c. Nó nhận ra rằng: “Sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó là kiếp sống thừa.” Cuộc sống mỗi một ngày trôi qua mà chỉ vì miếng ăn, chỉ cần ăn để duy trì sự sống thì đó thật sự là một cuộc sống thừa thãi và vô vị. Ý nghĩa của cuộc sống chính là tự do, là lao động chân chính, được làm những điều mình yêu thích và cảm thấy có ý nghĩa.
d. Trong tình bạn luôn cần sự thấu hiểu, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau. Quan tâm và vô tư giúp đỡ lẫn nhau, không ích kỷ, hẹp hòi mới là tình bạn đáng quý cần phải trân trọng.
Câu 2:
Chỉ người, cơ quan, tổ chức hực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh. |
Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. |
Công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán. |
Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật. |
Câu 3:
Đáp án: a,b,d
Câu 4:
a) Ở Sa Pa, mùa đông về, không chỉ khiến cây cối rụng lá mà còn làm cho gia súc bị chết rất nhiều.
b) Nhờ cô giáo tận tình dạy bảo mà các bạn trong lớp tiến bộ rất nhiều.
c) Mặc dùmưa lũ rất to nhưng các chú bộ đội vẫn cố gắng di chuyển dân cư đến vùng tránh bão.
Câu 5:
a. Không những Nam học giỏi mà cậu ấy còn hát hay.
Quan hệ tăng tiến.
b. Nhờ trời mưa mà cây cối bỗng tươi tốt hẳn lên.
Quan hệ nguyên nhân
c. Tuy nhà nghèo nhưng cô Lan vẫn cố gắng cho các con ăn học đầy đủ.
Quan hệ tương phản.
Câu 6:
Các câu ghép là:
Câu 7:
HOẠT ĐỘNG THAM QUAN LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ
I. Mục đích
- Tham quan, học hỏi, mở rộng kiến thức về các cơ sở sản xuất ở địa phương.
- Vui chơi, thư giãn, gắn kết tình thầy trò, bạn bè.
II. Chuẩn bị
- Mũ, nón.
- Nước uống.
- Máy ảnh
III. Hoạt động cụ thể
- 6h30 – 7h: Tập trung và di chuyển tới làng tranh Đông Hồ.
- 7h – 8h : Tham quan làng tranh Đông Hồ.
- 8h – 9h30: thực hành làm tranh.
- 9h30 – 10h30: chụp ảnh, mua đồ lưu niệm, nghỉ ngơi.
- 10h30-11h: lên xe và trở về.
IV. Nhiệm vụ sau chuyến đi
Viết bài thu hoạch sau chuyến đi (giới thiệu làng tranh, chia sẻ sản phẩm hoặc kể một kỉ niệm mà bạn cho là đáng nhớ trong chuyến đi,….)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Điền tên riêng thích hợp vào mỗi chỗ trống, biết rằng những tên riêng đó là: Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót, Sài Gòn.
a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù.............................. là chị
b) Trong chiến dịch.................................. , anh........................ đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
c) Anh.......................... là chiến sĩ biệt động..................... đã đạt mìn trên cầu mưu sát Mắc Na-ma-ra.
Câu 2. Gạch dưới các tên riêng viết sai trong đoạn thơ sau. Viết lại cho đúng các tên riêng đó.
Cửa gió Tùng Chinh
Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn ....................................
Gió vù vù quất ngang cành bứa ....................................
Trông xa xa nhập nhoè ánh lửa ...................................
Vật vờ đầu súng sương sa.
Cửa gió này người xưa gọi Ngã ba ....................................
Cát con suối hai chiều dâng lù .....................................
Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai hội tụ .....................................
Chán lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh. ...................................
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự? Đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng:
□ Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
□ Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.
□ Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
Câu 4. Tìm những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong đoạn văn sau (viết vào phần trống ở dưới):
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông thành phố, trung bình mỗi đêm có 1 vụ tai nạn và 4 vụ va chạm giao thông. Phần lớn các tai nạn giao thông xảy ra do vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn. Ngoài ra, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè mở hàng quán, đổ vật liệu xây dựng cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và an toàn giao thông.
- Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông. …………………
- Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông. …………………
- Nguyên nhân gây tai nạn giao thông. …………………
Câu 5. Tìm trong mẩu chuyện vui Lí do (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 49) những từ ngữ chỉ người, sự việc liên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh.
- Từ ngữ chỉ người làm việc liên quan đến trật tự, an ninh.
……………………………………..
- Từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh.
……………………………………….
Đáp án:
Câu 1. Điền tên riêng thích hợp vào mỗi chỗ trống, biết rằng những tên riêng đó là: Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót, Sài Gòn.
a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu
b) Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Bế Văn Đàn đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
c) Anh Nguyễn Văn Trỗi là chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đạt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na-ma-ra.
Câu 2. Gạch dưới các tên riêng viết sai trong đoạn thơ sau. Viết lại cho đúng các tên riêng đó.
Cửa gió Tùng Chinh
Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn: Hai Ngàn
Gió vù vù quất ngang cành bứa
Trông xa xa nhộp nhoè ánh lửa
Vật vờ đầu súng sương sa.
Cửa gió này người xưa gọi Ngã ba: Ngã Ba
Cát con suối hai chiều dâng lù
Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai hội tụ: Pù Mo, Pù Xai
Chán lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh.
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự? Đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng:
X Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
Câu 4. Tìm những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong đoạn văn sau (viết vào phần trống ở dưới):
- Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông.
Cảnh sát giao thông
- Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông.
Tai nạn, va chạm giao thông, tai nạn giao thông.
- Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Vi phạm quy định về tốc độ; thiết bị kém an toàn; lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đổ vật liệu xây dựng.
Câu 5. Tìm trong mẩu chuyện vui Lí do (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 49) những từ ngữ chỉ người, sự việc liên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh.
- Từ ngữ chỉ người làm việc liên quan đến trật tự, an ninh.
Cảnh sát, trọng tài, bọn hô-li-gân bọn càn quấy.
- Từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh.
Giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.