Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 9 Hóa học và vấn đề Phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hay, chi tiết

206

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Trắc nghiệm lý thuyết Chương 9 Hóa học và vấn đề Phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hay, chi tiết, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức về Trắc nghiệm lý thuyết Chương 9 Hóa học và vấn đề Phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, từ đó học tốt môn Hoá.

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 9 Hóa học và vấn đề Phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hay, chi tiết

Câu 1: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2 và NO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thải?

A. Ca(OH)2.

B. H2O.

C. H2SO4.

D. NH3.

Câu 2: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là

A. phenol.

B. ancol etylic.

C. etanal.

D. axit fomic.

Câu 3: Chất khí X không màu, không mùi. X là thành phần chính (chiếm hàm lượng phần trăm thể tích nhiều nhất) của không khí. Khí X là

A. N2.

B. CO2.

C. NO.

D. O2.

Câu 4: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?

A. H2S và N2.

B. CO2 và O2.

C. SO2 và NO2.

D. NH3 và HCl.

Câu 5: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn

B. Cồn

C. Xút

D. Nước cất

Câu 6: Từ các chất thải như vỏ bảo, mùn cưa, rơm rạ… người ta có thể sản xuất được:

A. Glucozơ

B. Chất tẩy rửa

C. Chất béo

D. Axit béo

Câu 7: Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN (chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc). Lượng HCN tập trung nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn, khi luộc sắn cần

A. Rửa sạch vỏ rồi luộc.

B. Tách bỏ vỏ rồi luộc.

C. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.

D. Cho thêm ít nước vôi trong vào nồi luộc sắn để trung hòa HCN.

Câu 8: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là:

A. 1-2 ngày

B. 2-3 ngày

C. 12-15 ngày

D. 30-35 ngày.

Câu 9: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là

A. Phèn chua

B. Vôi sống

C. Muối ăn

D. Thạch cao

Câu 10: Khí X được dùng nhiều trong nghành sản xuất nước giải khát (bia, rượu) và việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí làm trái đât nóng lên. Khí X là

A. NH3

B. H2

C. CO

D. CO2

Câu 11: Nguồn nguyên liệu không gây ô nhiễm môi trường là

A. Khí H2

B. Gas

C. Than đá

D. Xăng dầu

Câu 12: Trong các chất dưới đây, chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit là

A. Teflon (CFC)

B. CO2

C. SO2

D. Ozon

Câu 13: Một số loại khẩu trang y tế có sử dụng chất bột màu đen để lọc không khí. Chất bột đó là

A. Than hoạt tính

B. Thạch cao

C. Đá vôi

D. Phèn chua

Câu 14: Hiện nay, không khí nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm kim loại X, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở điều kiện thường, kim loại X là chất lỏng, dễ bay hơi. Kim loại X là

A. Ag

B. Cu

C. Hg

D. Au

Câu 15: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là

A. H2

B. CO2

C. N2

D. O2

Câu 16: Chất khí X có mùi trứng thối và rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ trong không khí đã gây nhiễm độc mạnh, có trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết người và động vật. Khí X là

A. O2

B. CO2

C. H2S

D. N2

Câu 17: Kim loại có trong nước thải (sản xuất pin, acquy,...), khí thải của xe thường là:

A. Kẽm 

B. Crom

C. Asen

D. Chì

Câu 18: Khi đốt cháy các loại nguyên liệu hóa thạch như: Khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá...làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ gây ra

A. Hiện tượng thủng tầng ozon

B. Hiện tượng ô nhiễm đất

C. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước

D. Hiệu ứng nhà kính

Câu 19: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng được gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là

A. N2

B. H2O

C. CO2  

D. O2

Câu 20: Để phòng chống dịch covid-19, người ta thường rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khô chứa thành phần chủ yếu là etanol. Công thức hóa học của etanol là

A. CH3OH

B. C2H5OH

C. C3H5(OH)3

D. CH3COOH

Câu 21: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở trạng thái lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng

A. Muối ăn

B. Phèn chua

C. Amoniac

D. Giấm ăn

Câu 22: Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước

A. Giấm ăn

B. Cồn

C. Nước vôi trong

D. Muối ăn

Câu 23: Khi cho đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra là NO2 rất độc, gây đàu đầu, chóng mặt, tổn thương phổi, tim. Để an toàn trong khi thí nghiệm và bảo vệ môi trường người ta thường đặt một miếng bông tẩm chất nào sau đây để lên miệng ống nghiệm?

A. Dung dịch Ca(OH)2  

B. Dung dịch Na2CO3

C. Dung dịch HCl

D. Nước

Câu 24: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?

A. NH3.

B. H2.

C. CO2.

D. CO.

Câu 25: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

A. H2.

B. O3.

C. N2.

D. CO.

Câu 26: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây?

A. H2S.

B. CO2.

C. NH3.

D. SO2.

Câu 27: Khí CO rất độc, nồng độ giới hạn của CO trong không khí là:

A. 32ppm

B. 25ppm

C. 42ppm

D. 18ppm

Câu 28: Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách:

A. Thu khí mêtan từ bùn ao

B. Lên men ngũ cốc

C. Cho hơi nước qua than nóng đỏ trong lò

D. Lên men chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò Biogaz

Câu 29: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NH3

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch NaCl

Câu 30: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là:

A. Cocain; seduxen; cafein

B. Heroin; seduxen; erythromixin

C. Ampixilin, erythromixin, cafein

D. Pemixilin; paradol; cocain

Câu 31: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm

A. Nước ruộng chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón

B. Nước thải của nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+

C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh

D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt … quá mức cho phép.

Câu 32: Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là:

A. Phát triển chăn nuôi

B. Đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

C. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn

D. Giảm giá thành sản xuất dầu khí Bioga thành phần chính là CH4 (dễ cháy, tỏa nhiều nhiệt)

Câu 33: Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất:

A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.

B. nhẹ dễ cháy, dễ phân hủy

C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.

D. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, dễ tan.

Câu 34: Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây?

A. Na2O2 rắn.

B. NaOH rắn.

C. KClO3 rắn.

D. Than hoạt tính.

Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong vì khói trong các vụ cháy do nạn nhân hít phải lượng lớn khí độc X là một hợp chất của cacbon. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Khí X là

A. CCl4

B. CO

C. CO2

D. CH4

Câu 36: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc cung cấp nguyên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A. N2

B. Cl2

C. CH4

D. CO2

Câu 37: Chất gây nghiện có trong thuốc lá là

A. Moocphin

B. Hassish

C. Nicotin

D. Cafein

Câu 38: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HCl. Có thể dùng chất nào rẻ tiền sau đây để loại các khí đó?

A. AgCl

B. NH3

C. NaOH

D. Ca(OH)2

Câu 39: “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng trái đất nóng lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO2

B. O2  

C. SO2

D. N2

Câu 40: Freon-12 là một loại chất CFC có công thức CCl2F2 được sử dụng khá phổ biến để làm lạnh, bị hạn chế sử dụng do chất này khi lọt vào khí quyển

A. Làm giảm oxi

B. Dễ cháy

C. Gây ngộ độc

D. Phá vỡ tầng ozon

Câu 41: Chất độc hexacloran (tên đầy đủ là 1,2,3,4,5,6-hexaxiclohexan) có hiệu lực trừ sâu mạnh, bị cấm sử dụng do khó phân hủy. Công thức của hexacloran là

A. C6H12O6

B. CH3Cl  

C. C6H6Cl6

D. C6H5Cl

Câu 42: Tại những bãi đào vàng, nước sông và đất ven sông thường bị nhiễm một loại hóa chất độc X do thợ vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Chất X là một loại muối của natri của axit nào sau đây?

A. HNO3

B. HCN

C. H2CO3

D. HCl

Câu 43: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy khí gas

B. Đám cháy do xăng, dầu

C. Đám cháy nhà cửa, quần áo

D. Đám cháy do magie hoặc nhôm

Câu 44: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng VN một loại chất độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là

A. TNT

B. clo

C. nicotin

D. đioxin

Câu 45: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của X là

A. HCl

B. CO2

C. CH4

D. C2H4

Câu 46: Nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do

A. Hợp chất CFC (freon)

B. Quá trình sản xuất gang thép

C. Khí CO2

D. Mưa axit

Câu 47: Tỉ lệ số người chết vì bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và ung thư có trong thuốc lá là

A. nicotin

B. aspirin

C. cafein

D. moocphin

Câu 48: Cho các chất khí sau: NO2, SO2, O2, CO. Số chất khí gây ô nhiễm môi trường là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 49: Chất E được dùng làm dung môi pha chế dược phẩm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. VN đã tiến hành pha E và xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là

A. metan

B. etanol

C. saccarozơ

D. axetilen

Câu 50: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cả...) nào sau đây an toàn?

A. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.

B. Dùng fomon.

C. Dùng phân đạm và nước đá.

D. Ướp muối, sấy khô rồi dùng fomon.

 ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. A

4. C

5. C

6. A

7. C

8. C

9. A

10. D

11. A

12. C

13. A

14. C

15. B

16. C

17. D

18. D

19. C

20. B

21. B

22. A

23. A

24. D

25. D

26. A

27. A

28. D

20. B

30. A

31. D

32. B

33. A

34. A

35. B

36. C

37. C

38. D

39. A

40. D

41. C

42. B

43. D

44. D

45. A

46. A

47. A

48. D

49. B

50. A

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học 12 hay, chi tiết khác:

Công thức tính nhanh khối lượng muối thu được khi hoàn tan hết hỗn hợp sắt và oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư giải phóng khí SO2 hay nhất

Công thức khử oxit sắt bằng CO và H2 hay nhất

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 8 Phân biệt một số hợp chất vô cơ có lời giải

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá