Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 có đáp án (5 phiếu)
Câu 1: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
A. Trước khi mọi người đi lên miền ngược hoặc về miền xuôi thì đều phải đến đền thờ các vua Hùng thắp hương thì mới có thể gặp nhiều may mắn và thuận lợi
B. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người miền Ngược, thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc.
C. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người miền Xuôi, dù đi đâu xa cũng biết cúi đầu nhớ về ngày giỗ Tổ
D. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Dù đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc.
Câu 2: Đọc lại bài Cửa sông và cho biết: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
Câu 3: Phát hiện lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng
a. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô-Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn
b. Sau câu chuyện kì lạ xảy ra với A-ri-ôn, ở nhiều thành phố Hi-Lạp và La-Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng
Câu 4: Địa danh nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. Hi-ma Lay-a
B. Hi-rô Si-ma
C. Oa-Sinh-Tơn
D. Pa-ri
Câu 5: Tên người nước ngoài nào được viết đúng chính tả?
A. Nen-xơn-man Đê-la
B. Ê Mi Li
C. Mo-ri-xơn
D. A lếch xây
Câu 6: Ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân?
A. Cho thấy được tình thế rối ren, loạn lạc vào thời đại nhà Trần, vừa phải chống giặc ngoại xâm lại vừa phải đối mặt với những nghi kị, tị hiềm trong chính triều đình
B. Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Đồng thời ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của dân tộc là truyền thống đoàn kết, muôn người như một
C. Ca ngợi Trần Quốc Tuấn là một người có tài thao lược, ông đóng góp công sức vô cùng to lớn vào thắng lợi chung của toàn dân tộc
D. Bày cho người ta một kế sách vô cùng hiệu quả để đối phó với quân địch mạnh chính là đoàn kết.
Câu 7: Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Dạo này, bé rất lười học. Việc học dường như chỉ khiến …….. cảm thấy mệt mỏi và áp lực mà không hề thoải mái và hứng thú gì cả.
Từ cần điền vào chỗ trống đó là:
A. mình
B. mẹ
C. bé
D. bố
Câu 8: Em hãy tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu. Người chị Nhà Trò bự những phấn như mới lột
A. ông ta
B. ông ấy
C. em ấy
D. chị ta
Câu 9: Mẩu chuyện vui dưới đây có một lỗi sai từ để nối, em hãy tìm và chữa lại cho đúng
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được.
- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
- ? !
Câu 10: Em trò chuyện cùng bạn về một chủ đề nào đó rồi ghi lại cuộc đối thoại đó.
Đáp án:
Câu 1:
Theo truyền thuyết, vua Hùng thứ 6 đã “hóa thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Từ đó người Việt ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.Dù đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc.
Đáp án đúng: D.
Câu 2:
- Để nói về nơi sông chảy ra biển, tác giả đã dùng những từ: cửa, không then khóa, không khép lại, mở ra
- Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.
Câu 3:
a. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô-Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn
Xa-xa-cô-Xa-xa-ki -> Xa-xa-cô Xa-xa-ki
b. Sau câu chuyện kì lạ xảy ra với A-ri-ôn, ở nhiều thành phố Hi-Lạp và La-Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng
Hi-Lạp -> Hi Lạp
Câu 4:
Địa danh viết đúng chính tả đó là: Pa-ri
Đáp án đúng: D.
Câu 5:
Tên người nước ngoài được viết đúng chính tả là: Mo-ri-xơn
Đáp án đúng: C.
Câu 6:
Ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân
Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Đồng thời ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của dân tộc là truyền thống đoàn kết, muôn người như một
Đáp án đúng: B.
Câu 7:
Bởi vì câu thứ nhất đối tượng được nhắc đến là bé nên câu thứ 2 người bị tác động bởi việc học này phải là bé chứ không phải ai khác
Vậy nên từ cần điền vào chỗ trống là từ bé
Đáp án đúng: C. bé
Câu 8:
Chị Nhà Trò -> chị ta
Đáp án đúng
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu. Người chị ta bự những phấn như mới lột
Câu 9:
Từ nhưng dùng để nối hai vế có quan hệ đối lập với nhau nhưng ở đây vế sau của cậu bé so với câu trên nói về việc bố có thể viết được trong bóng tối hay không thì lại mang nghĩa là kết quả. Bởi vậy quan hệ từ Nhưng phải thay bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì…
Đáp án đúng
Nhưng -> vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì…
Câu 10:
- Em: Cậu đã đọc bài tập đọc “Ngoài đường phố” chưa Minh?
- Minh: Mình chưa đọc, có điều gì thú vị à cậu?
- Em: Ừm, mình rất thích nó, câu chuyện nằm trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả của tác giả A-mi-xi, đó là một tác phẩm đáng để đọc.
- Minh: Ngoài đường phố nói về chuyện gì vậy? kể cho mình nghe một chút được không?
- Em: Đó là cách ứng xử đúng đắn với những tình huống có thể xảy ra trên đường phố mà người bố dạy cho En-ri-cô. Mình đã học được rất nhiều điều bổ ích từ những lời dạy dỗ đó.
- Minh: Để mình lấy sách ra và đọc nào. Mình cũng muốn biết cách ứng xử đúng đắn ở ngoài đường phố gồm những gì.
- Em: ừm, cậu đọc đi. Rồi chúng mình cũng nhau thực hiện như lời bố En-ri-cô đã dạy nhé!
- Minh: Đồng ý!
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Suối Nguồn và Dòng Sông
Có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Đáy nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.
Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn với theo :
– Ráng lên cho bằng anh bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé !
Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suối Nguồn cứ thắc thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm.
Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón. Càng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra.
Bồng bềnh trong niềm vui, mê mải với những miền đất lạ. Dòng Sông đã csach xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi.
Cho tới hôm Dòng Sông ra gặp biển, nó mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.
Thường lúc người ta biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát !”. Dòng Sông ứa nước mắt.
Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm :
– bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào cánh tôi nhé.
Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, Đám Mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, Đám Mây khẽ lắc cánh :
– Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ.
Những giọt nước long lanh nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa.
Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi.
( Nguyễn Minh Ngọc )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn để đi đâu ?
a- Đi về cánh rừng đại ngàn
b- Đi về xuôi
c- Đi thăm bạn
d- Đi về nơi mình đã sinh ra
2. Chi tiết nào dưới đây cho thấy khi xa con, bà mẹ Suối Nguồn rất lo lắng cho con?
a- Bà theo con đến tận cánh rừng đại ngàn và nhìn theo mãi
b- Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu
c- Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải
d- Bà luôn kêu lên xót xa “Ôi đứa con bé bỏng của tôi !”.
3. Vì sao Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không về thăm mẹ ?
a- Vì Dòng Sông đang mải mê vui thích với bao điều mới lạ, hấp dẫn
b- Vì Dòng Sông cần nhanh chóng đi ra biển
c- Vì Dòng Sông mải chơi với bạn bè
d- Vì Dòng Sông đã có người mẹ Biển
4. Khi ra đến biển, Dòng Sông mong ước điều gì ?
a- Được hòa mình vào biển cả để tiếp tục chu du
b- Được bay theo đám mây để ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao
c- Được trở về nhà thăm mẹ Suối Nguồn
d- Được biến thành những giọt nước mưa
5. Sau chuyến đi xa, Dòng Sông nhận ra điều gì quan trọng nhất ?
a- Cần phải đi xa mới khám phá được thế giới
b- Thế giới quanh ta có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn
c- Không có gì quý bằng sự tự do
d- Không có gì quý bằng tình mẹ
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Gạch dưới các tên riêng có trong câu chuyện sau và viết lại cho đúng quy tắc viết hoa :
Mua ngựa
Ngày xưa, ở trung quốc có ông điền tử phương đi chơi,trông thấy một con ngựa gầy gò ốm yếu thả rông ngoài đồng. Ông dừng lại hỏi, có người thưa : “Đó là ngựa của ông chánh không nuôi nữa vì nó già yếu, không làm được việc gì”. Ông điền tử phương liền nói : “Lúc nó khỏe mạnh thì bắt làm lụng khó nhọc, đến lúc nó già yếu lại bỏ đi. Sao lại vô ơn và bất nhân thế !”
Nói đoạn, ông điền tử phương bèn tìm đến nhà ông chánh, hỏi mua con ngựa, đem về nuôi cho đến khi nó chết.
( Theo Quốc văn giáo khoa thư )
– Viết lại các tên riêng : ……………………………………
2. Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây
(1) Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia…. nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3)……tràn vào vườn hoa. (4) Muôn…….bừng nở. (5) Nắng nhuộm cho những cánh…..thành muôn màu rực rỡ. (6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng.
( Theo Nguyễn Hải Vân )
3. Gạch dưới những từ ngữ cùng chỉ một sự vật, có tác dụng liên kết trong đoạn văn sau :
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều.
4. Viết đoạn mở bài theo hai cách em đã học ( trực tiếp, gián tiếp ) cho bài văn tả một đồ vật thân thiết đối với em ( VD : chiếc bút đẹp, cái cặp sách, quyển truyện hay, cuốn sách giáo khoa em thích….)
a) Mở bài trực tiếp
……………………………………………
b) Mở bài gián tiếp
………………………………...........
5. a) Đọc đoạn trích sau của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói về cảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam :
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa vẫn không được gặp, cậu liều chết xô mấy người lính gác để xăm xăm xuống thuyền gặp Vua.
Vừa lúc cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu :
– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh !
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo :
– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam
Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức : “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát cả quả cam.
b) Dựa theo nội dung đoạn trích nói trên và gợi ý dưới đây, hãy viết tiếp một số lời đối thoại thích hợp để hoàn chỉnh màn kịch.
Bóp nát quả cam
Nhân vật : Vua ; Trần Quốc Toản ; vài vị vương hầu ; mấy người lính
Cảnh trí : Thuyền rồng ( nơi Vua họp bàn việc nước ). Vua và mấy vị vương hầu đang đứng ở mui thuyền nghỉ ngơi sau những giờ họp căng thẳng. Gần đó có hai lính đứng gác, một người quỳ đỡ đĩa cam chín.
Thời gian : Buổi trưa
Trần Quốc Toản : – ( Chạy xăm xăm đến trước mặt Vua, quỳ xuống tâu )
………………………………………………
( Nói xong, tự đặt thanh gươm lên gáy, thưa với Vua )…………………………..
Vua : – ( Chỉ tay về phía Quốc Toản, cho đứng dậy rồi ôn tồn bảo ) ………..
( Vẫy tay ra hiệu cho người lính đem đĩa cam đến, cầm một quả chín vàng, tươi cười đưa cho Quốc Toản, bảo ) ………………………………………………
Trần Quốc Toản : – ( Hai tay đỡ lấy quả cam và nói lời cảm ơn Vua ) …….
( Chân bước lên bờ nhưng miệng vẫn lẩm bẩm, vẻ ấm ức )…………………..
( Chợt mở bàn tay đang cầm quả cam để xem. Mặt ngẩn ra vì thấy quả cam trong tay đã bị bóp nát )
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu
1. Dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn để đi đâu ?
b- Đi về xuôi
2. Chi tiết nào dưới đây cho thấy khi xa con, bà mẹ Suối Nguồn rất lo lắng cho con?
c- Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải
3. Vì sao Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không về thăm mẹ ?
a- Vì Dòng Sông đang mải mê vui thích với bao điều mới lạ, hấp dẫn
4. Khi ra đến biển, Dòng Sông mong ước điều gì ?
c- Được trở về nhà thăm mẹ Suối Nguồn
5. Sau chuyến đi xa, Dòng Sông nhận ra điều gì quan trọng nhất ?
d- Không có gì quý bằng tình mẹ
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Trung Quốc, Điền Tử Phương ( 3 lần ), Chánh ( 2 lần )
2. Giải đáp :
Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia nắng nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi. Nắng tràn vào vườn hoa. Muôn hoa bừng nở. Nắng nhuộm cho những cánh hoa thành muôn màu rực rỡ. Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng.
3. Những cánh hoa – chiếc thuyền tím – Chiếc thuyền hoa
4. Tham khảo :
a) Mở bài trực tiếp
Nhân dịp sinh nhật em 11 tuổi, các bạn đến chơi và tặng em nhiều món quà thật thú vị và đầy ý nghĩa. Một trong những món quà mà em thích thú đó là cuốn Từ điển tranh về các con vật do bạn Mai tặng.
b) Mở bài gián tiếp
Sinh nhật em năm nào cũng rất vui. Bạn bè đến tặng quà cho em rồi quây quần ngồi bên em trò chuyện và ăn bánh kẹo. Em hồi hộp nhất trước gói quà của Mai, bên ngoài giấy bọc có ghi dòng chữ : Tặng Lan một “vườn bách thú”. Vừa mở ra, em các bạn cùng reo lên : “A ! Cuốn Từ điển tranh về các con vật, thích quá !”.
5. Tham khảo :
Trần Quốc Toản : |
– ( Chạy xăm xăm đến trước mặt Vua, quỳ xuống tâu )
Tâu Bệ hạ, cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh ! ( Nói xong, tự đặt thanh gươm lên gáy, thưa với Vua ) |
Vua : |
– ( Chỉ tay về phía Quốc Toản, cho đứng dậy rồi ôn tồn bảo )
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.(Vẫy tay ra hiệu cho người lính đem đĩa cam đến, cầm một quả chín vàng, tươi cười đưa cho Quốc Toản, bảo ) Ta ban cho em quả cam này để cùng ta thưởng thức vị ngọt bùi. |
Trần Quốc Toản : |
– ( Hai tay đỡ lấy quả cam và nói lời cảm ơn Vua )
Thần xin cảm ơn Bệ hạ đã tha tội. Thần xin dốc lòng đánh cứu nước. ( Chân bước lên bờ nhưng miệng vẫn lẩm bẩm,vẻ ấm ức ) Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước. Ức thật ! ( Chợt mở bàn tay đang cầm quả cam để xem, mặt ngẩn ra vì thấy quả cam trong tay đã bị bóp nát ) |
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: phút
Câu 1:
a) Gạch dưới các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây:
Dân chơi đồ cổ
Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.
Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo:
- Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.
Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.
Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói:
- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì?
Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ. Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên:
- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng!
b) Cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào. Viết câu trả lời vào chỗ trống:
………………………………………
………………………………………
Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong hai đoạn văn sau:
a) Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
b)Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết ràng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.
Câu 3. Điền từ ngữ cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ vào chỗ trống thích hợp để các câu, đoạn được liên kết với nhau.
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rê màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa………….lưới mui bằng………….giã đôi mui cong. ……………khu Bốn buồm chữ nhật…………………Vạn Ninh buồm cánh én………………..nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt có nạng tươi roi rói lên chợ.
…………… Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con……………………khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con ………………mình dẹt như hình con chim lúc sài cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con……………..tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
Câu 4:
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
1. Tả cái đồng hồ báo thức.
2. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
3. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
4. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc, trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
…………………………………………………
………………………………………………
Đáp án:
Câu 1:
a) Gạch dưới các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây:
Dân chơi đồ cổ
Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.
Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo:
- Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.
Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.
Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói:
- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì?
Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ. Thế là trống tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên:
- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng!
b) Cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào. Viết câu trả lời vào chỗ trống:
Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu Cửu Phủ, Khương Thái Công đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng, mặc dù là tên riêng nước ngoài nhưng nó được phiên theo âm Hán Việt.
Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong hai đoạn văn sau:
a) Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
b) Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết ràng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đỉnh làng anh.
Câu 3. Điền từ ngữ cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ vào chỗ trống thích hợp để các câu, đoạn được liên kết với nhau.
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rê màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy.khoang. Người ta khiêng từng sọt có nạng tươi roi rói lên chợ.
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sài cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhỉ. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
Câu 4:
Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em
Thế là một năm học mới lại bắt đầu, qua một kì nghỉ hè dài đầy vui vẻ, chúng em bước vào một năm học mới với tâm trạng đầy háo hức. Mới hôm nào còn bỡ ngỡ nắm tay mẹ bước vào cổng trường, là những cô cậu học sinh lớp một, bây giờ chúng em đã trở thành học sinh lớp năm, trở thành những anh chị lớn trong trường. Năm nay chúng em được học một bộ sách giáo khoa hoàn toàn mới, và mẹ đã mua cho em một bộ sách giáo khoa mới, trong số những cuốn sách, cuốn mà em yêu thích nhất, đó là quyển sách Tiếng Việt lớp năm tập hai.
Trải qua mỗi lớp học thì chúng em được học những quyển sách giáo khoa khác nhau, không chỉ hình dáng, độ dày mỏng của những quyển sách này khác nhau mà cả nội dung và hình thức bên trong quyển sách cũng hoàn toàn mới lạ. Mỗi khi lên một lớp mới là em lại cảm thấy rất hứng thú và vui vẻ, khi được mẹ mua cho bộ sách giáo khoa mới, thì việc đầu tiên mà em làm đó là ngồi tỉ mẩn xem xét từng quyển sách một. Tuy không hiểu những nội dung viết trong sách nhưng em đều lật mở xem từng trang một, rồi ngồi đọc những nội dung viết trong ấy, dù nó rất mới lạ so với em.
Năm nay cũng vậy, mẹ em đi chợ và mang về cho em một món quà bất ngờ, đó là một bộ sác giáo khoa lớp năm mới tinh. Em đã òa lên vui sướng, cảm ơn mẹ rồi ôm vội những quyển sách mới, để ngăn nắp trên bàn học. Sau khi ăn cơm thì em lại ngồi xem xét từng quyển sách một. Và quyển sách em đặc biệt ấn tượng và yêu thích trong bộ sách mà mẹ mua cho em, đó là quyển sách Tiếng Việt lớp năm tập một. Điều đầu tiên làm em yêu thích cuốn sách này là bởi vì kích thước của quyển sách rất vừa tay, không lớn quá, cũng không nhỏ quá. Nhìn cuốn sách trên bàn xinh xắn đến lạ kì, không chỉ vậy mà hình thức bên ngoài của cuốn sách cũng rất bắt mắt, hài hòa. Bìa của quyển sách Tiếng Việt này có màu tím nhẹ, đề mục tiếng việt được in chữ màu vàng rất nổi bật.
Điều làm em yêu thích nhất đó là hình vẽ ngoài bìa của cuốn sách này, trên đó có in hình một nhóm bạn đang ngồi học bài, có lẽ là các bạn đang làm bài tập nhóm, đặc biệt là nhìn khuôn mặt của ai cũng vui vẻ, hào hứng. Hình ảnh ấy được các bác họa sĩ vẽ rất đẹp, màu sắc cũng rất bắt mắt, làm cho bìa sách càng trở nên đẹp đẽ. Em rất thích hình ảnh minh họa này, không chỉ vì nó rất đẹp mà còn bởi vì rất ý nghĩa nữa, nó làm cho em có cảm giác hào hứng muốn được học ngay, em cũng mong muốn được cùng bạn bè học tập vui vẻ như vậy. Không chỉ phần hình thức trình bày bên ngoài cuốn sách đẹp đẽ, hấp dẫn, mà phần nội dung bài học cũng rất hay, em nghĩ nó sẽ là những kiến thức thực sự bổ ích cho chúng em.
Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi trở thành một cô học sinh lớp năm, em cũng vui vì được làm những anh chị lớn ở trường. Cùng với sự vui mừng, hào hứng đó chính là cảm giác hồi hộp và mong chờ, sự mong chờ, hi vọng ấy càng lớn hơn khi mẹ đã mua cho em bộ sách giáo khoa mới, em mong chờ được học những cuốn sách đấy, và càng mong chờ hơn khi em sắp được học quyển sách tiếng việt mà em yêu thích nhất nữa.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: phút
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
(a) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vạn nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
- Các câu trong đoạn văn (a) nói về ai?
........................................................
- Những từ ngữ nào cho biết điều đó? Gạch dưới những từ ngữ đó trong đoạn văn.
Câu 2. Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn (a) hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn (b) dưới đây?
a) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Tù đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trậ. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thán, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng:
□ Vì các câu trong đoạn (b) không liên kết với nhau.
□ Vì nội dung đoạn (a) đầy đủ, chính xác hơn.
□ Vì đoạn (a) tránh được sự lặp lại từ ngữ một cách đơn điệu, nhàm chán.
Câu 3. Đọc đoạn văn sau (các câu văn đã được đánh số thứ tự). Cho biết:
a) Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào, ở câu nào?
(1) Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
.............................
(2) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ,
…………………………………
(3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.
..............................
(4) Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy.
M: Người liên lạc ở câu (4) thay thế cho người đặt hộp thư ở câu (2)
(5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
…………………………………
b) Cách thay thế từ ngữ đó có tác dụng gì?
....................................
Câu 4:
Đọc đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 77). Dựa theo nội dung đoạn trích, em hãy viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:
Xin Thái sư tha cho!
Nhân vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương; mấy anh lính hầu.
Cảnh trí: Công đường có đặt một án thư lớn. Trên án thư có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính.
Thời gian: Buổi sáng.
- Gợi ý lời đối thoại:
- Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời phú nông vào.
- Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông.
- Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương.
- Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương.
- Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu.
- Phú nông sợ hãi kêu van xin tha.
- Trần Thủ Độ tha cho anh ta.
Lính: (Bước vào) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.
Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào!
(Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người đàn ông khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch.)
- Phú nông: - Lạy Đức ông!
- Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Động Văn Sửu không?
Phú nông: …………………
…….. …………………
Đáp án:
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ôngluôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vạn nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
- Các câu trong đoạn văn (a) nói về Trần quốc Tuấn.
Những từ ngữ nào cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, ông, vị Quốc công Tiết chế, vị chủ tướng tài ba, người.
Câu 2. Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn (a) hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn (b) dưới đây?
Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng:
X Vì đoạn (a) tránh được sự lặp lại từ ngữ một cách đơn điệu, nhàm chán.
Câu 3. Đọc đoạn văn sau (các câu văn đã được đánh số thứ tự). Cho biết:
a) Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào, ở câu nào?
(1)Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
(2)Người đặt hộp thư lần nào cũng tạocho anh sự bất ngờ,
Từ “anh” ở câu (2)thay thế cho “Hai Long” ở câu một
(3)Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.
(4)Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy.
M: Người liên lạc ở câu (4) thay thế cho người đặt hộp thư ở câu (2)
- Từ “anh” câu (4) thay cho Hai Long câu (1)
(5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
- Từ “đó” câu (5)thay cho những vật gợi ra hình chữ V
b) Cách thay thế từ ngữ đó có tác dụng gì?
Việc thay thế các từ ngữ như trên có tác dụng liên kết câu.
Câu 4:
Xin Thái sư tha cho!
Nhân vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương; mấy anh lính hầu.
Cảnh trí: Công đường có đặt một án thư lớn. Trên án thư có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính.
Thời gian: Buổi sáng.
- Gợi ý lời đối thoại:
+ Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời phú nông vào.
+ Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông.
+ Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương.
+ Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương.
+ Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu.
+ Phú nông sợ hãi kêu van xin tha.
+ Trần Thủ Độ tha cho anh ta.
Lính: (Bước vào) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.
Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào!
(Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người đàn ông khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch.)
Phú nông: - Lạy Đức ông!
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Động Văn Sửu không?
Phú nông: - Dạ bẩm ông, vâng ạ.
Trần Thủ Độ: - Ta nghe phu nhân nói lại rằng người muốn xin chức câu đương, đúng vậy không?
Phú nông: (Vẻ vui mừng) Dạ vâng thưa Đức Ông. Con xin Đức Ông cho con thỏa nguyện ạ!
Trần Thủ Độ: - Vậy ngươi có biết câu đương phải làm những việc gì không?
Phú nông: - Dạ bẩm... bẩm (gãi đầu, bối rối). Con phải ... phải … đi bắt tội phạm .
Trần Thủ Độ: - Ngươi hiểu chức câu đương là như vậy ư? Thôi được, nể tình phu nhân, ta sẽ cho nhà người được thỏa nguyện.
Phú nông: (Tỏ vẻ vui mừng khôn xiết, vái tạ liên tục) - Dạ được vậy thì con đội ơn Đức Ông nhiều lắm!
Trần Thủ Độ: (Thong thả nói) Có điều, chức câu đương của nhà ngươi là do phu nhân xin cho nên không thể giống như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân ngươi để phân biệt.
Phú nông: (Hoảng hốt, tỏ vẻ sợ hãi) Ấy chết! Thưa Đức Ông, sao ạ? Tại sao lại thế ạ?
Trần Thủ Độ: Ngươi tưởng phép nước là chuyện đùa chăng?
Phú nông: (Van xin) Con xin Đức Ông, con biết tội con rồi. Ông nể tình phu nhân mà tha cho con.
Trần Thủ Độ: (Giả vẻ ngạc nhiên) - Nhà ngươi có gì mà phải van xin. Ta chẳng phải là nể tình phu nhân mà cho ngươi chức câu đương. Chặt một ngón chân chỉ để phân biệt chức câu đương xin của ngươi thôi mà.
Phú nông: (Vội vã cuống cuồng) - Con không dám xin chức này nữa. Xin tha tội cho con! Con xin Đức Ông!
Trần Thủ Độ: Người đã biết thì được. Ta tha cho ngươi, hãy trở về lo việc của nhà ngươi đi.
Phú nông: Xin đa tạ Đức Ông! Đa tạ Thái sư!
(Tất cả đi vào. Hạ màn.)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: phút
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Suối Nguồn và Dòng Sông
Có một Dòng Sông xinh xắn, nước trong vắt. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.
Lớn lên Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về đồng bằng. Bà mẹ Suối Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, ngắm mãi đứa con yêu quý và dặn với theo:
-Cố gắng lên cho bằng anh, bằng em, con nhé!
Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều hấp dẫn đang chờ đón. Mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông háo hức chảy. Càng đi, Dòng Sông càng xa mẹ Suối Nguồn. Cho tới một hôm, Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy, Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn: “Ôi! Ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”.
Một đám mấy tốt bụng liền bảo:
-Đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn, hãy bám chắc vào cánh của tôi nhé!
Đám mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, đám mây cõng bạn bay tới. Khi tới cánh rừng đại ngàn, những hạt nước chia tay bạn mây và lần lượt nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào một cơn mưa.
Bà mẹ Suối Nguồn vui mừng ôm con vào lòng. Những hạt nước mưa lại hòa vào với mẹ Suối Nguồn.
(Theo Nguyễn Minh Ngọc)
a) Vì sao Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn lại chia tay?
b) Khi nào Dòng Sông mới giật mình nhớ đến mẹ?
c) Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn bằng cách nào?
d) Câu chuyện muốn nhắn nhủ tới em điều gì?
Câu 2: Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:
(dòng sông, sông Hương, Hương Giang)
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới ..... bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng ..... là một đường trăng lung linh dát vàng ..... là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Câu 3: Gạch dưới từ ngữ để chỉ một sự vật trong đoạn văn sau:
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hòa mình với màu tím của nước chiều.
Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. ……… gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc.
(Nguyễn Đình Thi)
Câu 5: Gạch dưới từ dùng cho từ phía trước thay thế trong đoạn văn sau và chỉ rõ nó thay thế cho từ nào.
a) Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Vì vậy, nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về.
b) Người dân làng Bung rất yêu quê hương, làng bản của mình. Họ đã cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh cho thôn bản.
Câu 6: Em trò chuyện cùng bạn rồi ghi lại cuộc đối thoại đó.
Đáp án:
Câu 1:
a. Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn chia tay là bởi vì Dòng Sông khi ấy đã lớn, cần phải từ biệt mẹ để về đồng bằng.
b. Dòng Sông giật mình nhớ tới mẹ của mình là khi đã ra gặp biển lúc này mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.
c. Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn được là nhờ có đám mây giúp đỡ. Dòng Sông hoá thành những hạt nước nhỏ li ti bám vào đám mây. Mây cõng Dòng Sông vượt muôn nơi trở về với mẹ Suối Nguồn. Tơi nơi, hạt nước chia tay mây hoá thành cơn mưa hoà vào mẹ Suối Nguồn.
d. Mỗi một người đến một độ tuổi khôn lớn, trưởng thành đều cần đi tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để mở mang kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Nhưng dù có đi bao lâu, bao xa hãy luôn nhớ về gia đình, về mẹ của mình. Nơi đó chắc chắn vẫn luôn có người chờ chúng ta trở về.
Câu 2:
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Câu 3:
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hoà mình với màu tím của nước chiều.
Ở đây có ba cụm từ “những cánh hoa mỏng manh”, “những chiếc thuyền tím”, “chiếc thuyền” đều chỉ một sự vật là những cánh hoa rơi trên mặt ao..
Câu 4:
Đáp án: Tráng sĩ ấy.
Câu 5:
a. Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Vì vậy, nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về.
⟶ Từ nó thay thế cho chim sẻ được nhắc ở câu trước.
b. Người dân làng Bung rất yêu quê hương, làng bản của mình. Họ đã cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh cho thôn bản.
⟶ Từ họ thay thế cho người dân làng Bung được nhắc ở câu trước.
Câu 6:
Em: Cậu làm bài tập toán cô giao về nhà hôm qua chưa?
Bắc: Tớ làm rồi nhưng có một bài tớ vẫn chưa hiểu đề lắm nên chưa biết cách làm.
Em : Vậy hả. Đưa tớ xem nào.
Bắc: Đây cậu, bài toán * này này.
Em: À, bài này đầu tiên cậu phải quy đồng mẫu số trước rồi mới tính tiếp được.
Bắc: à, ra vậy, thế mà tớ không nghĩ ra. Thế thì tớ biết cách làm rồi. May quá, cảm ơn cậu nhiều nhé.
Em: Không có gì cậu ơi.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.