Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1: Đọc lại bài Luật tục xưa của người Ê-đê và nối các tội ở cột A với hình thức xử phạt tương ứng ở cột B:

A. Các tội

B. Hình thức xử phạt

1. Tội không hỏi cha mẹ

a. Phải xét xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và 

bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ

2. Tội ăn cắp

b. Phải đưa ra xét xử

3. Tội giúp kẻ có tội

c. Phải trả lại đủ giá, phải bồi thường gấp đôi số 

của cải đã lấy cắp

4. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình

d. Cũng là kẻ có tội như kẻ mà người đó bao che

Câu 2: Qua bài Hộp thư mật em hãy cho biết hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của

B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền cao của địch

C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc

D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm được những sở thích thú vị của bọn giặc

Câu 3: Em phát hiện những lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng

a. Ca sĩ Siu-blách là một người dân tộc.

b. Chàng Đăm-săn sức khỏe muôn người không địch nổi.

Câu 4: Em phát hiện những lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng

a. Ông Phàn-Phù-Lìn là người đã có công vô cùng lớn trong việc thay đổi tập quán làm lúa nương của người dân xã Trịnh tường

b. A-ma-dơ-hao mài gấp kiếm cùng lũ làng đuổi giặc

Câu 5: Cho các từ sau đây, em hãy sắp xếp vào các nhóm thích hợp

Công an, đồn biên phòng, tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán

Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh

Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh

 

 

Câu 6: Em ghép nối để được các kết hợp chính xác

Quan hệ về nghĩa giữa các vế

Các cặp quan hệ từ

1. Quan hệ hô ứng giữa các vế

a. Tuy, mặc dù, nhưng, tuy…nhưng…, dù…nhưng, mặc dù…nhưng….

2. Quan hệ tương phản giữa các vế

b. Không những…mà….; chẳng những ….mà; không chỉ… mà

3. Quan hệ tăng tiến giữa các vế

c. Nếu, hễ, giá, thì, nếu…thì…, hễ mà…thì…,giá…thì….

4. Quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả

d.vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…

đâu…đấy;  nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu

Câu 7: Điền cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ trống

Nó …. nóng nảy, mất bình tĩnh thì công việc …. không thể hoàn thành như dự định được.

A. càng …càng…

B. Hễ mà…thì…

C. vừa….vừa…

D. mặc dù…nhưng…

Câu 8: Điền cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ trống

Cơn bão đi tới …. làng mạc, ruộng đồng, nhà cửa bị tàn phá đến ….

A. không những…mà…

B. nào …ấy

C. bao nhiêu….bấy nhiêu

D. đâu…đấy

Câu 9: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:

a. Chiếc xe ngựa ……. đậu lại, tôi …… nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra

b. Thằng bé đi đến …….., những tiếng mắng chửi, xỉ vả theo đến ……..

Câu 10: Viết đoạn văn (4-6 câu) tả một đồ vật thân thuộc của em.

Đáp án:

Câu 1:

- Tội không hỏi cha mẹ: Phải đưa ra xét xử

- Tội ăn cắp: Phải trả lại đủ giá, phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp

- Tội giúp kẻ có tội: Cũng là kẻ có tội như kẻ mà người đó bao che

- Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình: Phải xét xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ

Đáp án đúng: 1->b, 2->c, 3->d, 4->a

Câu 2:

Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hoạt động  trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

a. Ca sĩ Siu-blách là một người dân tộc

Siu-blách -> Siu-Blách

b. Chàng Đăm-săn sức khỏe muôn người không địch nổi

Đăm-săn -> Đăm Săn

Câu 4:

a. Ông Phàn-Phù-Lìn là người đã có công vô cùng lớn trong việc thay đổi tập quán làm lúa nương của người dân xã Trịnh tường

Phàn-phu-lìn -> Phàn Phù Lìn, Trịnh tường -> Trịnh Tường

b. A-ma-dơ-hao mài gấp kiếm cùng lũ làng đuổi giặc

A-ma-dơ-hao -> A-ma Dơ-hao

Câu 5:

- Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh: công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán

- Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật

Câu 6:

- Quan hệ hô ứng giữa các vế: vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…

đâu…đấy;  nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu

- Quan hệ tương phản giữa các vế: Tuy, mặc dù, nhưng, tuy…nhưng…, dù…nhưng, mặc dù…nhưng….

- Quan hệ tăng tiến giữa các vế: Không những…mà….; chẳng những ….mà; không chỉ… mà

Quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả: Nếu, hễ, giá, thì, nếu…thì…, hễ mà…thì…,giá…thì….

Đáp án đúng: 1->d, 2->a, 3->b, 4->c

Câu 7:

Câu ghép đã cho hai vế câu có quan hệ hô ứng với nhau, khi thử các đáp án thì có cặp quan hệ từ càng…càng là phù hợp với ý nghĩa của câu

Nó càng nóng nảy, mất bình tĩnh thì công việc càng không thể hoàn thành như dự định được.

Đáp án đúng: A. càng …càng…

Câu 8:

Hai vế câu có quan hệ hô ứng, sau khi thử các trường hợp cặp quan hệ từ hô ứng thì có cặp đâu…đấy là phù hợp nhất

Cơn bão đi tới đâu làng mạc, ruộng đồng, nhà cửa bị tàn phá đến đấy

Đáp án đúng: D. đâu…đấy

Câu 9:

a. Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra

b. Thằng bé đi đến đâu, những tiếng mắng chửi, xỉ vả theo đến đấy.

Câu 10:

              Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ. Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Bà Chúa Bèo

Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc. Bỗng từ ruộng lúa có một luồng ánh sáng chói lòa, Bụt hiện lên hỏi :

– Vì sao con khóc ?

Cô bé nghẹn ngào thưa :

– Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.

Bụt nói :

– Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất !

Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt :

– Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi mất. Mẹ con dặn : Đôi hoa tai này là vật quý của dòng họ…

Thấy cô ngập ngừng, Bụt giục cô nói tiếp.

– Mẹ con còn nhắc đến lời nguyền của dòng họ : Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.

– Vậy con không sợ bị trừng phạt sao ?

– Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.

Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa ! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.

Bụt dặn :

– Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón cho lúa tốt.

Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé đụng vào một cây bèo bỗng hóa thành hai, đụng vào hai cây thành bốn… Rồi bèo cứ sinh sôi nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng.

Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé gặp Bụt, người bố cảm động nói với con : “Con đã vì dân làng, vì dòng họ mà hi sinh vật quý, dòng họ sẽ bỏ lời nguyềnvà thương yêu con mãi mãi !”. Đúng vậy, cô bé đã lớn lên trong tình yêu thương của bà con làng xóm. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo.

( Theo Phong Châu )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc ?

a- Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng

b- Vì nhớ thương người mẹ mới mất

c- Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi

d- Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng

2. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa ?

a- Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản thân

b- Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ

c- Sẵn sàng chịu đựng sự trừng phạt của dòng họ

d- Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại

3. Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa ?

a- Đưa đôi hoa tai cho Bụt

b- Đưa cả giỏ cua cho Bụt

c- Ném cả giỏ cua xuống ruộng

d- Ném đôi hoa tai xuống ruộng

4. Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng ?

a- Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng

b- Có bèo dâu bón cho lúa tốt, hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông

c- Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ

d- Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi

5. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện ?

a- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

b- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

c- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

d- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại tên người, tên địa lí Việt Nam cho đúng quy tắc viết hoa :

a) – Nông văn Dền …………………..

– Vừ a dính          …………………..

– Kơ-Pa kơ-lơng  …………………..

b) – Pác bó ………………….

– Kông hoa        ………………….

– Y-Rơ-Pao       ………………….

2. Chọn từ có tiếng an điền vào chỗ trống cho thích hợp :

a)………….là nghỉ ngơi yên tĩnh và ăn uống theo một chế độ nhất định để bồi dưỡng sức khỏe

b)……….là thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả

c)……….là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội

3. Chọn một hoặc hai cặp từ hô ứng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp :

a) Trời……nắng không khí……trở nên oi bức

b) Thủy Tinh dâng nước lên cao……….., Sơn Tinh lại dâng núi lên cao……….

c) Tôi …..cầm sách để đọc, cô giáo……….nhận ra là mắt tôi không bình thường

d) Người ta…………..biết cho nhiều………..thì họ…………nhận lại được nhiều……

(vừa…..đã…., càng…bao nhiêu….càng…bấy nhiêu, bao nhiêu…..bấy nhiêu )

4. Lập dàn ý bài văn tả một đồ vật trong nhà mà em thích, theo gợi ý dưới đây :

a) Mở bài ( Giới thiệu đồ vật chọn tả ) . VD : Đó là đồ vật gì trong nhà, có từ bao giờ ? Vì sao em thích ?….

b) Thân bài

– Tả bao quát ( một vài nét về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của đồ vật…)

– Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật, đáng chú ý,làm cho em thích thú

( Kết hợp tả và nêu cảm xúc, suy nghĩ hoặc kỉ niệm của em về đồ vật đó )

c) Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về đồ vật được tả

5. Tuổi thơ của em có nhiều đồ chơi yêu thích và chứa đầy kỉ niệm. Hãy tả lại một thứ đồ chơi mà em yêu thích đó.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu

1. Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

d- Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng

2. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa ?

c- Sẵn sàng chịu đựng sự trừng phạt của dòng họ

3. Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa ?

d- Ném đôi hoa tai xuống ruộng

4. Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng ?

b- Có bèo dâu bón cho lúa tốt, hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông

5. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện ?

a- Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

II.Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a) Nông Văn Dền, Vừ A Dính, Kơ-pa Kơ-lơng

b) Pác Bó, Kông Hoa, Y-rơ-pao

2. a) An dưỡng

b) An nhàn

c) An ninh

3. a) vừa…đã…. b) bao nhiêu… bấy nhiêu

c) vừa….đã…. d) càng….bao nhiêu…càng…bấy nhiêu

4. Tham khảo ( dàn ý bài văn tả chiếc đồng hồ trong nhà ):

a) Mở bài

Giới thiệu chiếc đồng hồ : Đó là loại đồng hồ chạy bằng điện do ba em mua từ hôm đi Hà Nội ; đặt ở phòng khách để mọi người tiện xem giờ giấc hằng ngày ; em rất thích vì nó có điệu nhạc chuông rất hay

b) Thân bài

– Tả bao quát : hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,2m x 0,4m ; màu sắc bức tranh trên mặt đồng hồ thật rực rỡ ; đèn sáng nhấp nháy…

– Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật :

+ Mặt đồng hồ có ô ghi lịch ngày, tháng : có đèn sáng, nổi bật hình vẽ thác nước trắng xóa ; màu đỏ của mặt trời, màu xanh của cây và màu nâu của những cánh chim đang bay…

+ Kim đồng hồ chuyển động không phát ra âm thanh nhưng lại nghe như có tiếng nước chảy róc rách vui tai…

+ Mỗi khi ba má để báo thức, em rất thích nghe tiếng nhạc ngân nga vang lên từ đồng hồ…

c) Kết bài

Đồng hồ là thước đo thời gian : đồng hồ nhắc em đi học, vui chơi, làm việc theo kế hoạc đã định ; đồng hồ là mọt trong những đồ vật mà em yêu quý nhất trong nhà vì nó luôn nhắc em : hãy sử dụng thời gian có ích, đừng để phí hoài,…

5. Tham khảo ( bài văn tả chú gấu bông )

Trong số những món đồ chơi, em thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà bố mẹ tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ mười của em.

Chú gấu bông được thu nhỏ cỡ như mèo con thật, nhưng hình dáng thì tròn trịa, mập mạp hơn. Chú trong tư thế chễm chệ ngồi, hai tay chắp về phía trước trông giống như một con búp bê hơn loài vật. Toàn thân chú gần như khoác lên mình một bộ lông màu nâu sáng, chỉ ở tai, mõm, bàn chân và cái bụng phệ là pha những mảng màu hồng nhạt.

Gương mặt gấu bông toát lên vẻ hiền hậu và vui vẻ. Hai mắt chú đen láy như mắt thật, lộ nét tinh nghịch và thông minh. Cái mũi chú nhỏ,nhàn nhạt hồng trông khá buồn cười. Trên cổ lại thắt cái nơ đỏ chói, còn thêm một bông hoa màu trắng trên đôi tay,trông chú thật bảnh bao, duyên dáng.

Em rất yêu chú gấu bông. Em thường hay đặt chú trên bàn học, ngắm chú mà nghe lòng vui vui.

( Theo báo Điện tử )

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Đọc đoạn thơ trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 58 ; viết lại các tên riêng có trong đoạn thơ:

- Tên người, tên dân tộc:

………………………………………

- Tên địa lí:

………………………………………

Câu 2. Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:

Câu đố

Lời giải đố

(1) Ai từng đóng cọc trên sông

Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?

(2) Vua nào thần tốc quân hành

Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?

(3) Vua nào tập trận đùa chơi

Cò lau phất trận một thời ấu thơ?

(4) Vua nào tháo Chiếu dời đô?

(5) Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?

Ngô Quyền, Lê Hoàn và

…………………………..

………………………………

………………………………

…………………………

…………………………

…………………………

……………………….

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh? Đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng:

□ Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.

□ Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

□ Không có chiến tranh và thiên tai.

Câu 4. Tìm và ghi lại những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh :

- Danh từ kết hợp với an ninh

M: lực lượng an ninh ……………………………………….

- Động từ kết hợp với an ninh ……………………………………….

M: giữ vững an ninh ……………………………………….

Câu 5. Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, toà án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.

a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh.

…………………………….

b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.

…………………………….

Câu 6. Đọc bản hướng dẫn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 59 - 60; viết vào bảng sau các từ ngữ chỉ việc làm, cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ mình.

- Từ ngữ chỉ việc làm

………………………………..

- Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

………………………………..

- Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ mình

………………………………..

Câu 7. Đọc bài văn Cái áo của ba (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 63 - 64) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài:

- Mở bài: Từ.......đến.......

- Thân bài:.....................

- Kết bài:........................

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn:

- Hình ảnh so sánh

……………………………………………

- Hình ảnh nhân hoá

……………………………………………

Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.

………………………………………………

………………………………………………

Đáp án:

Câu 1. Đọc đoạn thơ trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 58 ; viết lại các tên riêng có trong đoạn thơ:

- Tên người, tên dân tộc:

Đăm Săn, YSun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao Mơ-nông

- Tên địa lí:

Tây Nguyên, (sông) Ba

Câu 2. Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:

Câu đố

Lời giải đố

(1) Ai từng đóng cọc trên sông

Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?

(2) Vua nào thần tốc quân hành

Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?

(3) Vua nào tập trận đùa chơi

Cò lau phất trận một thời ấu thơ?

(4) Vua nào tháo Chiếu dời đô?

(5) Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?

- Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo

- Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)

- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)

- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)

- Lê Thánh Tông (Lê Tự Thành)

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh ? Đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng:

Chọn: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

Câu 4. Tìm và ghi lại những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh:

- Danh từ kết hợp với an ninh

M: lực lượng an ninh

sĩ quan an ninh, xã hội an ninh, chiến sĩ an ninh, lực lượng an ninh, cơ quan an ninh, an ninh tổ quốc

- Động từ kết hợp với an ninh

M: giữ vững an ninh

bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, làm mất an ninh, thiết lập an ninh

Câu 5. Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, toà án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.

a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh.

Công an, đồn biên phòng, tòa án Cơ quan an ninh, thẩm phán

b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.

Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.

Câu 6. Đọc bản hướng dẫn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 59 - 60; viết vào bảng sau các từ ngữ chỉ việc làm, cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ mình.

- Từ ngữ chỉ việc làm việc làm

+ Nhớ số điện thoại của cha mẹ / Nhớ địa chỉ, số điện của người thân / Gọi điện thoại tới 113 hoặc 114, 115 / Kêu lớn để những người xung quanh biết / Chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, đồn Công an.

+ Đi theo nhóm khi đi chơi, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vắng vẻ / khóa cửa khi ở nhà một mình / không cho người lạ biết em ở nhà một mình / không mở cửa cho người lạ.

- Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

+ Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (công an thường trực, chiến đấu) 114 (công an phòng cháy chữa cháy), 115 (đội thường trực cấp cứu y tế).

- Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ mình

+ Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.

Câu 7. Đọc bài văn Cái áo của ba (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 63 - 64) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài:

- Mở bài: Từ đầu đến màu cỏ úa

- Thân bài: Từ “chiếc áo sờn vai” đến chiếc áo quân phục cũ của ba

- Kết bài: Phần còn lại

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn:

- Hình ảnh so sánh

Những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.

- Hình ảnh nhân hoá

Người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.

Nhân sinh nhật lần thứ mười của mình, em được mẹ mua tặng một quyển từ điển Tiếng Việt. Đó là quyển từ điển do Viện ngôn ngữ học biên soạn. Bìa sách màu xanh, láng mịn, hoa văn chìm rất đẹp. Trên bìa in hình một cây sen cách điệu với đài sen rất to. Ngoài ra còn có số 2013 là năm phát hành, tên Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học tập hợp tác sản xuất đặt song song với nhau. Giấy ruột trắng tinh, thơm tho, có một sợi dây ruy băng màu đỏ gắn vào gáy sách dùng để đánh dấu trang. Quyển từ điển rất dễ tra, vì mỗi lề trang sách luôn in chữ cái đầu tiên màu đen, theo thứ tự A, B, C, nổi bật trên nền giấy trắng. Em rất quý quyển từ điển, không chỉ vì đó là món quà của mẹ mà nó còn là người bạn đồng hành giúp em học tập.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Dùng gạch xiên ( / ) ngăn các vế trong mỗi câu ghép dưới đây. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi vế câu:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Câu 2. Trả lời câu hỏi:

a) Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì? Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng:

□ Dùng để nối các từ ngữ với nhau.

□ Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.

□ Dùng để nối hai câu với nhau

b) Nếu lược bỏ những từ ấy thì các câu có gì thay đổi ? Đánh dấu X vào ô thích hợp:

Các câu ghép

Quan hệ giữa hai vế câu không chặt chẽ

Câu trở thành sai

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt,

sương đã buông nhanh xuống

mặt biển.

……

…….

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy

…….

…….

Câu 3. Đọc các câu ghép dưới đây, đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu, khoanh tròn cặp từ nối các vế câu:

a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

c) Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

Câu 4. Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống:

a) Mưa………..to, gió………….thổi mạnh.

b) Trời………..hửng sáng, nông dân…………………..ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao……………………Sơn Tinh làm núi cao lên.........

Câu 5: Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây.

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

(Chú ý: Đọc gợi ý trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 66.)

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Đáp án:

Câu 1. Dùng gạch xiên ( / ) ngăn các vế trong mỗi câu ghép dưới đây. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi vế câu:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt,/ sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu,rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Câu 2. Trả lời câu hỏi:

a) Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng:

X Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.

b) Nếu lược bỏ những từ ấy thì các câu có gì thay đổi ? Đánh dấu X vào ô thích hợp:

Các câu ghép

Quan hệ giữa hai vế câu không chặt chẽ

Câu trở thành sai

a) Buổi chiểu, nắng vừa nhạt,

sương đã buông nhanh xuống

mặt biển.

X

X

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy

X

X

Nếu ta lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu hết sức lỏng lẻo, không còn chặt chẽ như trước.

Câu 3. Đọc các câu ghép dưới đây, đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu, khoanh tròn cặp từ nối các vế câu:

a) Ngày (chưa) tắt hẳn, / trăng (đã) lên rồi.

b) Chiếc xe ngựa (vừa) đậu lại, / tôi (đã) nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

c) Trời (càng) nắng gắt, / hoa giấy (càng) bồng lên rực rỡ.

Câu 4. Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống:

a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.

b) Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

Câu 5:

Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây .

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

(Chú ý: Đọc gợi ý trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 66.)

Đề a: Lập dàn ý miêu tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

1. Mở bài:

- Sách do đâu em có? Vào thời gian nào?

- Nhận xét đầu tiên của em đối với quyển sách.

2. Thân bài:

- Hình dáng: Hình dáng quyển sách như thế nào? Kích thước? Dày mỏng? Khoảng bao nhiêu trang?

- Bìa sách ra sao?

- Trong ruột sách như thế nào? Chất liệu giấy? (màu giấy, màu chữ, tranh minh họa?)

- Được sắp xếp khoa học? Hợp lý?

- Tranh vẽ nhiều màu sắc, rõ, đẹp

- Cỡ chữ to? Dễ đọc?

Em đặc biệt thích môn học nào?

3. Kết bài:

- Em giữ gìn quyển sách như thế nào?

- Tình cảm của em?

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Ngoài đường phố

En-ri-cô yêu quý!

Chiều nay, bố đã nhìn thấy con va phải một cụ già khi con ở nhà thầy giáo về. Con hãy cẩn thận hơn khi ra ngoài đường phố, vì đó là nơi đi lại của tất cả mọi người.

Con hãy nhớ: Mỗi khi con gặp một cụ già, một người đàn bà bế con, một người chống nạng, một kẻ khổ, một người đang gồng lưng gánh nặng, một gia đình tang tóc, còn đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng tuổi già, chia sẻ với người khuyết tật, với nỗi khổ, sự vất vả và cái chết.

Thấy một người sắp bị xe húc phải, con hãy hét lên cho người ấy biết mà tránh. Thấy một đứa bé đứng khóc, con hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó. Thấy một cụ già đánh rơi gậy, con hãy nhặt lên và lễ phép đưa cụ.

Thấy hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can chúng. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa, để khỏi phải chứng kiến cảnh thô bạo, làm cho lòng con thành sắt đá. Gặp người bị cảnh sát còng tay, con đừng vào hùa với đám đông để chế nhạo họ vì đó có thể là người vô tội. Con hãy ngừng cười nói khi có một cái cáng người bệnh hay một đám tang đi qua. Đó là những chuyện buồn mà mỗi người cần chia sẻ.

Con hãy lễ độ khi thấy trẻ em ở các viện từ thiện đi qua. Đó là những trẻ em bị mù, câm, điếc, mồ côi. Thấy hị, con hãy nghĩ rằng đấy là những nỗi bất hạnh và lòng từ thiện của con người đang đi qua.

Mai đây, nếu đi xa, con sẽ luôn cảm thấy ấm áp mỗi khi nghĩ về thành phố quê hương – Tổ quốc thời thơ ấu của con. Con hãy yêu phố phường và người dân thành phố. Nếu nghe ai đặt điều nói xấu thành phố của mình, con phải bênh vực ngay.

Bố của con.

   (Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi)

a) Viết cách ứng xử mà người cha dạy En-ri-cô khi gặp mỗi tình huống:

b) Suy nghĩ và viết 1-2 câu tự đánh giá cách ứng xử của em ngoài đường phố.

Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.

a) Lũ trẻ ..... (im lặng, trật tự, an lành) hơn khi nghe cô giáo kể chuyển.

b) Khu phố nhà tôi ..... (an toàn, bình yên, an ninh) rất tốt.

c) Sân bay là nơi ..... (an ninh, an tâm, an bình) được bảo vệ rất tốt.

Câu 3: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Nó ...... về đến nhà, bạn nó ...... gọi đi ngay.

b) Gió ...... to, con thuyền ...... lướt nhanh trên mặt biển.

c) Tôi đi ...... nó cũng theo đi ......

d) Tôi nói ...... nó cũng nói ......

Câu 4: Gạch dưới những cặp từ hô ứng có trong mỗi câu sau:

a) Trời vừa tối là lũ gà con đã kêu nháo nhác tìm gà mẹ.

b) Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.

c) Hồng vừa học giỏi vừa hát hay.

d) Chị nói sao thì em biết vậy.

e) Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó.

Câu 5: Điền tiếp vế câu và từ hô ứng để những câu sau thành câu ghép:

a) Trời chưa sáng rõ .....

b) Cô giáo giảng bài đến đâu .....

c) Trời càng mưa to .....

Câu 6: Viết đoạn văn (4-6 câu) tả một đồ vật thân thuộc của em.

Đáp án:

Câu 1:

a.

Tình huống

Cách ứng xử

Gặp cụ già, phụ nữ bế con, người gánh nặng

Nhường bước cung kính

Thấy một người sắp bị xe húc

Hét lên cho người ấy biết mà tránh

Gặp đứa bé đang đứng khóc

Hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó

Gặp hai đứa trẻ đang đánh nhau

Can chúng

Gặp người cảnh sát còng tay

Đừng hùa vào với đám đông chế nhạo họ

Gặp người bệnh, đám tang

Ngừng cười

Gặp trẻ em ở viện từ thiện

Lễ độ

Nghe thấy người đặt điều nói xấu thành phố

Phải bênh vực ngay

b. 

Khi đi ngoài đường con đã biết chấp hành luật lệ giao thông, tuy nhiên con còn thờ ơ với những gì xung quanh mình. Bài viết đã giúp con có thêm bài học quý giá về cách ứng xử với những người xung quanh mình khi ở nơi công cộng. Sau này con sẽ không để những sự việc như trên tái phạm nữa.

Câu 2:

a. Trật tự

b. An ninh

c. An ninh.

Câu 3:

a. Nó vừa về đến nhà, bạn nó đã gọi đi ngay.

b. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

c. Tôi đi đâu nó cũng đi theo đấy.

d. Tôi nói sao nó cũng nói vậy.

Câu 4:

a. Trời vừa tối là lũ gà con đã kêu nháo nhác tìm gà mẹ.

b. Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.

c. Hồng vừa học giỏi vừa hát hay.

d. Chị nói sao thì em biết vậy.

e. Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó.

Câu 5:

a. Trời chưa sáng rõ anh ấy đã bắt xe xuống thành phố rồi.

b. Cô giáo giảng bài đến đâu chúng em hiểu ngay đến đó.

c. Trời càng mưa to đường càng lầy lội.

Câu 6:

Chiếc cặp sách đi học là người bạn thân thiết của em mỗi ngày đến trường. Đó là món quà bố tặng em nhân ngày sinh nhật lần thứ 9. Nó có hình chữ nhật nằm ngang với chiều dài 40 cm, chiều rộng 30 cm. Chiếc cặp màu hồng được làm bằng da nên rất bền. Em mở cặp thấy hiện ra ba ngăn: Một ngăn đựng sách, một ngăn đựng vở và một ngăn nhỏ đựng bút. Ở phía đằng sau cặp có hai quai đeo được làm bằng vải dù rất khỏe và chắc chắn. Mỗi lần đeo cặp ngắm nhìn mình qua gương em lại thêm phần tự tin và tự hứa sẽ học tập thật chăm chỉ để không phụ sự kì vọng của cha mẹ.

Đánh giá

0

0 đánh giá