Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 có đáp án (5 phiếu)
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”
- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
Hoàng Phương
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.
Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)
……………………………………………………………….
Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)
Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ
C Thay thế và lặp từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)
Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu
.....................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….
Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)
a). Câu ghép có cặp quan hệ từ : Vì ....nên....
………………………………………………………………………………………
b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ...càng.......càng......
………………………………………………………………………………………
Đáp án:
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài sau và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu câu hỏi.
- Bài: Một vụ đắm tàu ( sách TV5 tập 2, trang 108)
- Bài: Con gái (sách TV5 tập 2, trang 112.)
- Bài: Tà áo dài Việt Nam (sách TV5 tập 2, trang 122.)
- Bài: Công việc đầu tiên (sách TV5 tập 2, trang 126.)
- Bài: Bầm ơi (sách TV5 tập 2, trang 130,131)
- Bài: Út Vịnh (sách TV5 tập 2, trang 136.)
- Bài: Những cách buồm (sách TV5 T2,trang 140)
- Bài: Luật Bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em (sách TV5 T2,trang 145)
- Bài: Sang năm con lên bảy (sách TV5 T2 ,trang 149)
Hướng dẫn chấm đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
2. Hướng dẫn chấm đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1. B (0,5 điểm)
Câu 2. C (0,5 điểm)
Câu 3. A (0,5 điểm)
Câu 4. D (0,5 điểm)
Câu 5. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. (1 điểm)
Câu 8. A (0,5 điểm)
Câu 9. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm)
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả: (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ Văn Trực
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: (1 điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1 điểm)
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Mở bài: 1 điểm
Thân bài:
+ Nội dung (1,5 điểm)d
+ Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Cảm xúc (1 điểm)
Kết bài: 1 điểm
Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm
Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm
Sáng tạo: 1 điểm
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: phút
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu in sẵn (có hướng dẫn riêng)
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
Hai bệnh nhân trong bệnh viện
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!
Theo N.V.D
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng?
A. Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng
B. Vì hai người không đi được
C. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm
D. Vì họ phải ở trong phòng để bác sĩ khám bệnh
Câu 2. (0,5 điểm) Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào?
A. Cuộc sống thật ồn ào
B. Cuộc sống thật tĩnh lặng
C. Cuộc sống thật tấp nập
D. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình
Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?
A. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động
B. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng
C. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài
D. Vì ông cảm thấy đang được động viên
Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?
A. Thích tưởng tượng bay bổng
B. Thiết tha yêu cuộc sống
C. Yêu quý bạn
D. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác
Câu 5. (0,5 điểm) Các vế trong câu ghép: “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời.” được nối theo cách nào?
A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
B. Nối bằng một quan hệ từ
C. Nối bằng một cặp quan hệ từ
D. Nối bằng một cặp từ hô ứng
Câu 6. (0,5 điểm) Hai câu: “Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình.” liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách lặp từ ngữ
B. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ)
C. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ đồng nghĩa)
D. Bằng từ ngữ nối
Câu 7. (0,5 điểm) Trong trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì?
“Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù.”
A. Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận câu đứng sau
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là giải thích cho bộ phận đứng trước
C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 8. (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
B. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ
C. Ngăn cách giữa các vế câu
D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ
Câu 9. (1 điểm) Gạch chân và ghi chú thích bộ phận chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu sau:
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy.
........................................................................................................................................................
Câu 10. (1 điểm) Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 11. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì tốt đẹp?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Phần viết
I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút
Cô Chấm
Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy.
Theo Đào Vũ
II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy tả một người mà em yêu quý.
Đề 2: Hãy tả một con vật nuôi gần gũi với em
Đáp án:
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
B |
C |
D |
B |
B |
C |
A |
Điểm |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
9. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổđược ngồi dậy.
CN VN
10. HS đặt đúng yêu cầu: - Câu ghép có sử dụng quan hệ từ: 0,5 điểm
- Nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: 0,5 điểm
(Thiếu dấu câu hoặc đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm)
11. HS nêu được ý: - Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn
- Lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đem niềm vui đến cho người khác
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm)
Tả người mẹ của em – Tham khảo
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè.
Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Theo John Ruskin
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 4 và trả lời các câu còn lại.
Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 2: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. Đi thi chạy.
B. Đi diễu hành.
C. Đi cổ vũ.
D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 3: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
A. Là một em bé.
B . Là một cụ già.
C .Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
D. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 4: Nội dung chính của câu chuyện là:
A. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
D. Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.
Câu 5: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai?
Trả lời: ……………………………………………………………………………………….
Câu 6: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên?
Trả lời: ………………………………………………………………………………………
Câu 7: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?
A. nhẫn nại
B. chán nản
C. dũng cảm
D. hậu đậu
Câu 8: Dấu phẩy trong câu văn: “Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường.” có tác dụng gì?
Trả lời: ………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...………..
Câu 9: Viết 2 từ láy có trong bài văn trên
………………………………………………………………………………………………..
Câu 10: Cho câu văn:
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.
Phân tích cấu tạo câu văn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép
B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)
Đêm tháng sáu
Đêm tháng sáu thật ngắn. Mây che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả.
Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu. Đây, mùi hương trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch toả ra từ những bông hoa đầu tiên, mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào! Và hương thơm nhẹ nhàng êm ái của rau thơm, ngay đến hoa cũng toả hương riêng của mình. Tất cả những hương đó lúc quyện lẫn nhau trong không trung, lúc từng làn từng làn toả ra lần lượt.
2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Tả một cảnh đẹp ở quê hương em.
Đề 2. Tả lại một người thân của em.
Đáp án:
A- Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)
1- Đọc thành tiếng: (3 điểm)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: " Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "
Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?
Trả lời: Giu - li- ét – ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma – ri – ô lau máu trên trán bạn và dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).
Đọc đoạn: " Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê ! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Trả lời: Thấy mẹ sinh em gái, dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa” và cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
Đề 3: Tà áo dài Việt Nam (TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..gấp đôi vạt phải. "
Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Trả lời: Chiếc áo dài giúp cho người phụ nữ Việt Nam xưa tế nhị, kín đáo.
Đề 4: Công việc đầu tiên (TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"
Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.
Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "
Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?
Trả lời: Cậu bé là người cao thượng, dũng cảm hi sinh vì bạn.
Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).
Đọc đoạn: " Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía ! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Trả lời: - Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
- Mơ cứu thằng Hoan lớp 3C khỏi chết đuối.
Đề 7: Tà áo dài Việt Nam (TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: “Áo dài phụ nữ có hai loại…..thanh thoát hơn. "
Câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?
Trả lời: Vì khi mặc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trở nên đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Đề 8: Công việc đầu tiên (TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: " Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "
Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Trả lời: Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá còn bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Đề 9: Út Vịnh (TV5 - tập 2 - trang 136 ).
Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "
Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
Trả lời: Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do nhà trường phát động tích cực và Vịnh còn nhận công việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch hay chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn.
Đề 10: Lớp học trên đường (TV5 - tập 2 - trang 153).
Đọc đoạn: " Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"
Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?
Trả lời: Lớp học thì ở trên đường. Học sinh là Rê- mi và chú chó Ca-pi. Đồ dùng học tập là những mảnh gỗ nhỏ.
2- Phần đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Các câu 1, 2, 3, 4, 7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1 : B
Câu 2 : D
Câu 3 : C
Câu 4 : B
Câu 7: A
Câu 5: (1 điểm) Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
Câu 6: (1 điểm) Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
Câu 8: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 9: (1 điểm) Tìm đúng 2 trong các từ sau: chật vật, quả quyết, ầm ĩ, chầm chậm, phấp phới, nhẹ nhàng.
Câu 10: (1 điểm: Phân tích đúng: 0,5 điểm và trả lời đúng 0,5 điểm)
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi /
TN CN
lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.
VN
Đây là câu đơn.
B- Phần kiểm tra viết: 10 điểm.
1- Chính tả : 2 điểm
– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2- Tập làm văn : 8 điểm
1. Mở bài (1 điểm)
2. Thân bài (4 điểm)
- Nội dung (1,5 điểm)
- Kĩ năng (1,5 điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)
3. Kết bài (1 điểm)
4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
7. Sáng tạo (1 điểm)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: phút
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng (3đ)
- Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề: Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm .
II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)
Đọc thầm bài: “Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?
a) Hót vang lừng chào nắng sớm.
b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.
c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.
d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.
Câu 2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?
a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ.
b) Xù lông rũ hết những giọt sương.
c) Hót vang lừng chào nắng sớm.
d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.
Câu 3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
…………………………………………………………………………………………
Câu 4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là:
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa.
b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn.
c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.
d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn.
Câu 6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :
a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b) Ngăn cách các vế câu ghép.
c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.
Câu 8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:
a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc.
b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc.
c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc.
d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.
Câu 9/ (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …
………………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
I. Viết chính tả: ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)
(SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)
II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)
* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.
* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
Đáp án:
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng (3đ) * Cách đánh giá, cho điểm:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?
b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.
2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?
c) Hót vang lừng chào nắng sớm.
3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :
Rồi hôm sau,/ khi phương đông vừa vẩn bụi hồng,/ con hoạ mi ấy /lại hót vang lừng.
TN TN CN VN
4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: êm ả, yên ả, …
5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?
c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.
6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là: ồn ào, náo nhiệt, náo động, ...
7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :
a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:
d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.
9/ (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …
Tuy Dương bị khuyết tật đôi tay nhưng bạn ấy viết chữ rất đẹp.
Tuy Mai có điều kiện khó khăn nhưng bạn ấy luôn chăm chỉ học hành.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
I. Viết chính tả: ( 2đ) Bài viết: Thuần phục sư tử (20 phút)
(SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)
- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.
II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)
* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.
* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
- Viết được một bài văn tả một bạn hoặc tả ngôi nhà có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả người hoặc tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Điểm thành phần được chia như sau:
+ Mở bài: 1 điểm.
+ Thân bài : 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; Kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).
+ Kết bài: 1 điểm.
+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
+ Sáng tạo: 1 điểm.
* Gợi ý đáp án đề 1 như sau:
a/ Mở bài: 1 điểm.
Giới thiệu được bạn sẽ tả: Tên gì? Em quen biết với bạn từ khi nào? ….
(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).
b/ Thân bài: 4 điểm.
* Tả hình dáng: (2đ)
- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..
- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...
* Tả tính tình: (2đ)
Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..
Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ
c/ Kết bài: 1 điểm.
Nói lên được tình cảm, mong ước của mình về bạn vừa tả.
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm.
- Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm.
- Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: phút
I. Chính tả - Nghe viết:
VỊNH HẠ LONG
Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he...
Theo Thi Sảnh
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU:
Cho văn bản sau:
Con đường
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
Hà Thu
Câu 1. Nhân vật xưng “Tôi” trong bài là ai?
A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng
B. Một con đường
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh
Câu 2: Bài văn viết theo trình tự thời gian nào?
A. Từ sáng đến đêm khuya
B. Từ sáng đến tối
C. Từ sáng đến chiều
Câu 3: Khi nào con đường thấy mình như trẻ lại?
A. Nghe bước chân của các bác tập thể dục.
B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.
C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
Câu 4: Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Buổi tối
Câu 5: Trong đoạn cuối bài có mấy câu ghép?
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
Câu 6: Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi”.
A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ.
C. Dùng từ ngữ nối .
D. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối.
Câu 7: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Câu 8: Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu.
Câu 9: Em hãy đặt một câu với từ “chân” mang nghĩa chuyển?
Câu 10: Em hãy viết lại câu văn sau cho hay hơn bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả gợi cảm, các hình ảnh so sánh….
“Đêm khuya, các anh chị công nhân dọn dẹp, quét rác”
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả cảnh một đêm trăng đẹp ở quê em
Đáp án:
A- Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)
1- Đọc thành tiếng: (3 điểm)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: "Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "
Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?
Trả lời: Giu - li- ét – ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma – ri – ô lau máu trên trán bạn và dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112).
Đọc đoạn: "Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Trả lời: Thấy mẹ sinh em gái, dì Hạnh bảo: “ Lại một vịt trời nữa” và cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
Đề 3: Tà áo dài Việt Nam ( TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..gấp đôi vạt phải. "
Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Trả lời: Chiếc áo dài giúp cho người phụ nữ Việt Nam xưa tế nhị, kín đáo.
Đề 4: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"
Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.
Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "
Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?
Trả lời: Cậu bé là người cao thượng, dũng cảm hi sinh vì bạn.
Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112).
Đọc đoạn: "Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Trả lời: - Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
- Mơ cứu thằng Hoan lớp 3C khỏi chết đuối.
Đề 7: Tà áo dài Việt Nam (TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: “Áo dài phụ nữ có hai loại…..thanh thoát hơn. "
Câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Trả lời: Vì khi mặc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trở nên đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Đề 8: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: "Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "
Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Trả lời: Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá còn bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Đề 9: Út Vịnh (TV5 - tập 2 - trang 136 ).
Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "
Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
Trả lời: Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do nhà trường phát động tích cực và Vịnh còn nhận công việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch hay chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn.
Đề 10: Lớp học trên đường (TV5 - tập 2 - trang 153).
Đọc đoạn: "Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"
Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?
Trả lời: Lớp học thì ở trên đường. Học sinh là Rê- mi và chú chó Ca-pi. Đồ dùng học tập là những mảnh gỗ nhỏ.
2. Đọc hiểu
Câu 1. (0.5đ): B
Câu 2 (0.5đ): A
Câu 3 (0.5đ): C
Câu 4 (0,5 đ): A
Câu 5 (0,5đ): A
Câu 6 (0,5 đ): D
Câu 7 (1 đ).
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ / gọi nhau, những bước chân / vui đầy no ấm, đi qua tôi,
TN CN VN CN VN
cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng..
Câu 8: Đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu đảm bảo đúng cấu trúc, dùng từ ngữ hợp lí…(1 đ)
Tuy nhà xa nhưng Hoàng vẫn đi học đầy đủ.
Mặc dù trời mưa nhưng Lan vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu 9: (1đ): Đặt câu đúng từ mang nghĩa chuyển (chân trời, chân bàn, chân tường…)
Đàn bò của anh Giáo đang gặp cỏ dưới chân đồi
Chiếc bút của Hoa đang rơi ở gần chân bàn của Mai.
Chân trời xa lắm.
Câu 10: (1 đ) Viết lại câu văn có hình ảnh so sánh hoặc có dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm…
Mặc dù đêm đã khuya, các anh chị công nhân vẫn hăng say, miệt mài với công việc dọn dẹp, quét rác.
Hay
Trong buổi đêm khuya vắng lặng của mùa đông, các gia đình đã vào nhà để sưởi ấm bên bếp lửa hồng vậy mà các anh chị công nhân vẫn còn vất vả dọn dẹp và quét rác.
B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả nghe - viết (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
II. Tập làm văn (8 điểm)
* Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm.
- Xác định đúng trọng tâm của bài: Tả một đêm trăng đẹp ở quê em.
Cụ thể:
1. Mở bài: (1 điểm) Học sinh giới thiệu được cảnh đêm trăng.
2. Thân bài : (4 điểm).
+Tả bao quát cảnh đêm trăng.
+ Tả chi tiết cảnh vật : Bầu trời, mặt đất, cây cối, con đường làng... Đặc biệt là tả hoạt động của mọi người làm việc, vui chơi dưới trăng.
- Tả theo trình tự thời gian.
- Câu văn đúng ngữ pháp, diễn đạt rõ ý, có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa.
3. Kết bài: (1 điểm): Nêu được cảm nghĩ về đêm trăng.
4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
6. Sáng tạo (1 điểm)
Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5;...).
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.