Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 36 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 36 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 36 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1: Đọc lại câu chuyện Thuần phục sư tử và cho biết Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?

Câu 2: Ý nghĩa câu chuyện Thuần phục sư tử?

A. Sư tử là loài vậy vô cùng nguy hiểm, chúng ta không nên lại gần chúng rất có thể sẽ mất mạng

B. Kiên nhẫn, dịu dàng và thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình

C. Để thuần phục được sư tử cần phải có mồi nhử, một sự kiên nhẫn mới có thể thu phục được chúng

D. Kể lại câu chuyện của nàng Ha-li-ma dũng cảm thuần phục sư tử như thế nào

Câu 3: Em hãy nối đặc điểm của chiếc áo dài ở cột bên phải với loại áo tương ứng ở cột bên trái:

Áo thứ thân

Được may từ năm mảnh vải, vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.

Áo năm thân

Được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau.

Câu 4: Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam?

a) Sự hình thành chiếc áo  dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền

b) Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam

c) Nêu nguyên nhân vì sao các vua chúa lại quyết định cách tân áo dài cổ truyền

d) Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài

Câu 5: Em hãy thực hiện các ghép nối cột A với cột B sao cho được các kết hợp phù hợp:

A

B

1. Huy hiệu

a. Cháu ngoan Bác Hồ

2. Huy chương

b. Măng non

3. Huân chương

c. Kháng chiến

4. Danh hiệu

d. Vì Thế hệ trẻ

Câu 6: Em hãy thực hiện các ghép nối cột A với cột B sao cho được các kết hợp phù 

hợp:

A

B

1. Huân chương

a. Anh hùng Lao động

2. Danh hiệu

b. Hồ Chí Minh

3. Giải thưởng

c. Sao vàng

4. Huy chương

d. Vì Thế hệ trẻ

Câu 7: Em hãy nối các dấu câu ở cột A với công dụng của chúng ở trong cột B

A. Dấu câu

B. Công dụng

1. Dấu chấm

a. Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong  muốn của bản thân mình

2. Chấm hỏi

b. Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

3. Chấm than

c. Ngăn cách giữa các thành phần trong câu

4. Dấu phẩy

d. Hỏi một vấn đề nào đó

Câu 8: Em hãy nối tác dụng của dấu phẩy ở vế bên trái với ví dụ tương ứng ở vế phải

Tác dụng của dấu phẩy

Ví dụ

1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

a.Bố đang gặt lúa ngoài đồng, mẹ đi thóc trong sân, Lan nấu cơm trong bếp, mỗi người một việc.

2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

b. Chiều nay, mẹ sẽ trở về.

3. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

c. Lan, Ngọc, Quỳnh đều là học sinh

Câu 9: Em hãy ghép nối các câu thành ngữ, tục ngữ ở cột A với ý nghĩa tương ứng ở cột B:

Thành ngữ, tục ngữ

Ý nghĩa

 

1. Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn

a. Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.

 

2. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô

(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không)

b. Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ.

 

3. Trai tài gái đảm

c. Trai gái thanh nhã, lịch sự

 

4. Trai thanh gái lịch

d. Trai gái đều giỏi giang (Trai tài giỏi, gái đảm đang

       

Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một vật mà em yêu thích.

Đáp án:

Câu 1:

Để làm thân với sư tử, cứ mỗi tối Ha-li-ma lại ôm một con cừu non vào rừng. Từ chỗ xa lạ, sư tử dần thân quen với sự xuất hiện của Ha-li-ma mỗi tối. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon từ trong tay Ha-li-ma từ đó dần dần sư tử đổi tính, nó quen với nàng, có hôm nó còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy nó

Câu 2:

Ý nghĩa câu chuyện Thuần phục sư tử:

Kiên nhẫn, dịu dàng và thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình

Câu 3:

Áo thứ thân: Được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau.

Áo năm thân: Được may từ năm mảnh vải, vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.

Câu 4:

Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam:

Sự hình thành chiếc áo  dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền

- Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam

- Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài

Câu 5:

Các kết hợp đúng đó là:

- Huy hiệu Măng non

- Huy Chương Vì Thế hệ trẻ

- Huân chương Kháng chiến

- Danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

Câu 6:

- Danh hiệu Anh hùng Lao động

- Giải thưởng Hồ Chí Minh

- Huân Chương Sao vàng

- Huy chương Vì Thế hệ trẻ

Câu 7:

1 – b: Dấu chấm: Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

2 – d: Chấm hỏi: Hỏi một vấn đề nào đó

3 – a: Chấm than: Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong  muốn của bản thân mình

4 – c: Dấu phẩy: Ngăn cách giữa các thành phần trong câu

Câu 8:

1 – c: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu - c. Lan, Ngọc, Quỳnh đều là học sinh

2 – b: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ : Chiều nay, mẹ sẽ trở về.

3 – a: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép: Bố đang gặt lúa ngoài đồng, mẹ đi thóc trong sân, Lan nấu cơm trong bếp, mỗi người một việc.

Câu 9:

1 – b: Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn

=> Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ

2 – a: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô

(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không)

=> Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.

3 – d: Trai tài gái đảm

=> Trai gái đều giỏi giang (Trai tài giỏi, gái đảm đang)

4 – c: Trai thanh gái lịch

=> Trai gái thanh nhã, lịch sự

Đáp án đúng: 1->b, 2->a, 3->d, 4->c

Câu 10:

           Nhà em có nuôi một chú mèo tên là Mi Mi. Người chú ta tròn tròn và mềm mại như một cuộn bông trắng. Đôi tai lúc nào cũng dựng đứng như muốn nghe ngóng điều gì đó. Cánh mũi hồng hồng và ươn ướt là nét đáng yêu nhất của Mi Mi. Cái đầu nhỏ xinh và đôi mắt long lanh, linh động luôn khiến em muốn xoa đầu Mi Mi một chút. Mi Mi đi lại vô cùng nhẹ nhàng là nhờ có nệm thịt dưới chân. Mỗi lần được ăn những món ăn ngon là cái đuôi chú ta lại ngoe nguẩy vô cùng thích chí. Em rất yêu Mi Mi. Em mong ngày nào cũng có thể chăm sóc,vuốt ve và yêu thương Mi Mi như thế này.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô mẹ bẽn lẽn : “Tôi không biết chữ !”. Và mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phương thương mẹ quá ! Nó quyết tâm sẽ ráng học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên.

Sáng nào, Phương cũng được mẹ đưa đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “Tội nghiệp cụ có một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi(1), bảo Phương phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy,lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Nó lặng im không dám nói, trong thâm tâm nó nghĩ : Lỗi là tại mẹ, tại mẹ ! Nó càng lo vì mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần, thỉnh thoảng vẫn có bạn bị nêu tên bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ nhìn thấy liền chạy theo dỗ mãi. Phương vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói : “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học, đừng lo gì hết nghen !”.

Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm, chờ cô giáo tới, mẹ nói gì với cô, cô cười và gật đầu. Phương cảm thấy yên tâm.

Thứ hai, chào cờ đầu tuần, Phương giật thót người khi nghe cô hiệu trưởng nêu tên mình : “Em Trần Thanh Phương…”. Thôi chết ! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo cáo với cô hiệu trưởng điều gì rồi ? Giọng cô hiệu trưởng vẫn đều đều : “…Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc làm tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ !

(Theo Nguyễn Thị Hoan)

(1) Xe đạp lôi : xe đạp lắp thêm bộ phận ở phía sau để chở người hoặc hàng hóa,…

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết tâm sẽ ráng học cho biết chữ để làm gì ?

a - Để làm việc lấy tiền nuôi mẹ

b - Để chỉ giúp mẹ cách đọc báo

c - Để giúp mẹ ghi chép sổ sách

d - Để chị giúp mẹ cách kí tên

2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ?

a - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà mình

b - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà cụ

c - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện

d - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào trạm xá

3. Vì sao buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ?

a - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy

b - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo phê bình

c - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị các bạn chê cười

d - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương sẽ bị nêu tên dưới cờ

4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ” ?

a - Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ

b - Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ

c - Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen

d - Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình

5. Tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?

a - Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ

b - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

c - Thương người như thể thương thân

d - Thương nhau củ ấu cũng tròn

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng có trong đoạn văn sau đúng quy tắc viết hoa đã học :

   Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, như : huân chương Hồ Chí Minh, huân chương lao động hạng nhất, huân chương lao động hạng nhì, huân chương lao động hạng ba, huân chương hữu nghị. Nhiều tập thể và cá nhân của trường cũng được Nhà nước trao tặng huân chương lao động, huân chương chiến công, huân chương chiến thắng và các danh hiệu, giải thưởng khác, như : nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước.

a) Tên huân chương

b) Tên danh hiệu

c) Tên giải thưởng

2. Viết lời giải nghĩa cho mỗi từ :

a) nữ thần : …………………………

b) nữ tướng : ………………………

c) nữ công :………………………………

d) nữ trang :……………………………

3. Mỗi dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì ? Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để trả lời :

Trên cành, những chú ve râm ran ca bài ca mùa hạ, hoa phượng nhuốm đầy sắc thắm, bồng bềnh cháy rực.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

4. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) tả hình dáng một con vật nuôi trong nhà mà em biết.

Gợi ý:

– Nếu là gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn,chó, mèo, thỏ,…) : Trông cao to hay thấp bé ? To nhỏ bằng chừng nào, giống vật gì ? Màu da ( hoặc lông ) con vật thế nào ? Các bộ phận chủ yếu của con vật ( đầu, mình, chân đuôi ) có nét gì đặc biệt ? ( VD : Có sừng ở đầu hay không ? Đôi tai ra sao ? Mắt thế nào ? Mũi có gì đặc biệt ? Tiếng kêu thế nào ?….)

– Nếu là gia cầm (chim, gà, ngan / vịt xiêm, ngỗng, vịt…): Trông to hay nhỏ ? Hình dáng giống vật gì quen thuộc? Màu sắc bộ lông ra sao ? Đặc điểm nổi bật ở đầu, mình, chân, đuôi…là gì ? (VD : Có mào hay không ? Mỏ thế nào ? Tai ra sao ? Cổ, chân, đuôi có gì đặc biệt ? Tiếng kêu thế nào?…)

5. Viết mở bài theo hai cách đã học cho bài văn tả con vật mà em yêu thích

a) Mở bài trực tiếp

b) Mở bài gián tiếp

Đáp án:

I.

1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết tâm sẽ ráng học cho biết chữ để làm gì ?

d - Để chị giúp mẹ cách kí tên

2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ?

c- Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện

3. Vì sao buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ?

a- Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy

4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ” ?

b- Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ

5. Tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?

c- Thương người như thể thương thân

II.

1.

a) Tên huân chương: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Hữu Nghị, Huân chương Chiến công, Huân chương Chiến thắng.

b) Tên danh hiệu: Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

c) Tên giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

2. Giải đáp

a) nữ thần: vị nữ thần ( VD : tượng Nữ thần Tự do ở nước Mĩ )

b) nữ tướng: người phụ nữ làm tướng ( VD : nữ tướng Bùi Thị Xuân thời Quang Trung )

c) nữ công: công việc nội trợ nói chung mà phụ nữ thường làm rất giỏi ( VD : nấu nướng, may vá, thêu thùa…)

d) nữ trang: đồ trang sức nói chung của phụ nữ ( VD : dây chuyền, hoa tai, nhẫn,…)

3. Nối : a) – (2), b) – (3), c) – (1)

4. Tham khảo :

(1)  Tô-ni lớn nhanh như thổi. Giờ đây, nó đã là một chú chó trưởng thành với hình dáng cân đối và đẹp đẽ. Toàn thân nó phủ một lớp lông dày mà vàng nâu, điểm những khoang đen, trắng. Đôi tai nhọn luôn dỏng lên nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt to, sáng. Hai lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính. Cái lưỡi màu hồng thè dài và hàm răng trắng bóng với bốn cái răng nanh hơi cong và nhọn.

( Theo Thực hành Tập làm văn 4, 2002 )

(2) Nó là một giống gà ri, thấp bé và nhỏ nhắn hơn giống gà thường. Nó còn nhỏ, chưa vỡ lông vỡ cánh mà lại ủ rũ như một người buồn cho nên trông càng đáng ái ngại. Lông cánh nó màu đỏ có đốm trắng, đốm đen nhưng bẩn quá thành ra một màu xám xịt. Cái mào nhu nhú tái ngắt ở trên đôi mắt lờ đờ mà lúc nào gà ta cũng muốn nhắm. Hai cái chân nhỏ quá, thấp quá, xám đen lại, luôn luôn run rẩy như sắp ngã quỵ xuống, như không chịu được thời tiết đầm ấm của những ngày xuân.

( Tô Hoài )

5. Tham khảo :

a) Mở bài trực tiếp: Bà ngoại tôi ở quê ra mang theo một con gà trống làm quà cho cả nhà. Con gà có vóc dáng thật đẹp, trông rất oai vệ nên tôi ngồi ngắm nghía hàng giờ mà không biết chán.

b) Mở bài gián tiếp: Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi thường để đồng hồ báo thức để dậy sớm, chuẩn bị đi học cho đúng giờ. Có lần cậu em họ ở quê ra chơi kể với tôi : “Ở trong quê, cứ nghe tiếng gà trống nhà mình gáy sáng là em biết mấy giờ, chẳng cần đồng hồ báo thức”. Tôi đã được về quê và tận mắt trông thấy “chiếc đồng hồ báo thức” bằng xương bằng thịt của cậu em họ.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Viết lại tên các danh hiệu và huân chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:

Danh hiệu

Viết đúng

anh hùng lao động

->…………

->…………

->…………

->………..

->…………

->…………

Đánh giá

0

0 đánh giá