Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức)

695

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Toán lớp 4 Bài 8 từ đó học tốt môn Toán lớp 4.

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Giải Toán lớp 4 trang 26 Bài 1: Tìm các góc nhọn, góc tù và góc bẹt trong các góc sau:

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)Lời giải:

 

Trong các góc đã cho

+ Các góc nhọn là:

- Góc nhọn đỉnh O; cạnh OM, ON

- Góc nhọn đỉnh D; cạnh DV, DU

+ Các góc tù là:

- Góc tù đỉnh B; cạnh BP, BQ

- Góc tù đỉnh A; cạnh AG, AH

+ Các góc bẹt là:

- Góc bẹt đỉnh E; cạnh EX, EY

 

Giải Toán lớp 4 trang 27 Bài 2: Việt có hai cái kéo như hình dưới đây.

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

Hình cái kéo nào có hai lưỡi kéo tạo thành góc tù? Hình cái kéo nào có hai lưỡi kéo tạo thành góc nhọn?

Lời giải:

Hình cái kéo màu đỏ có hai lưỡi kéo tạo thành góc tù. Hình cái kéo màu xanh có hai lưỡi kéo tạo thành góc nhọn.

Giải Toán lớp 4 trang 27 Bài 3: Bạn An chọn một trong ba miếng bánh (1), (2), (3) như hình vẽ, biết rằng:

+ Miếng bánh mà bạn An chọn không phải là miếng bánh bé nhất;

+ Góc đỉnh O ở hình miếng bánh mà An chọn không phải là góc bẹt.

Hãy tìm miếng bánh An đã chọn.

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 3)

Lời giải:

+ Vì miếng bánh An chọn không phải là miếng bánh bé nhất nên miếng bánh đó không phải là miếng bánh số (1)

+ Góc đỉnh O ở hình miếng bánh số (2) là góc tù, cạnh OA, OB

Góc đỉnh O ở hình miếng bánh số (3) là góc bẹt, cạnh OB, OC

Do góc đỉnh O ở hình miếng bánh mà An chọn không phải là góc bẹt nên An không chọn miếng bánh số (3)

Vậy An chọn miếng bánh số (2)

Giải Toán lớp 4 trang 27 Bài 1: Tìm các góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong các góc sau:

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 4)

Lời giải:

Trong các góc đã cho

+ Các góc nhọn là:

- Góc nhọn đỉnh I; cạnh IH, IE

- Góc nhọn đỉnh I; cạnh IP, IR

+ Các góc tù là:

- Góc tù đỉnh O; cạnh OC, OD

- Góc tù đỉnh I; cạnh IK, IL

+ Các góc bẹt là:

- Góc bẹt đỉnh V, cạnh VU, VX.

+ Góc vuông là:

- Góc vuông đỉnh O; cạnh AO, OB

Giải Toán lớp 4 trang 28 Bài 2: Con nhện bò theo một trong hai đường đi màu đỏ hoặc màu xanh để về tổ (như hình vẽ).

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 5)

a) Tìm đường đi cho nhện, biết rằng đường đi này có ít nhất một góc tù.

b) Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON

Lời giải:

a) Quan sát hình vẽ, ta thấy:

- Đường đi màu đỏ chỉ có các góc vuông và góc nhọn

- Đường đi màu xanh có góc tù đỉnh O, cạnh OM, ON.

Vậy con nhện sẽ bò theo đường đi màu xanh để về tổ

b)

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 6)

Vậy góc đỉnh O; cạnh OM, ON có số đo góc là 120o

Giải Toán lớp 4 trang 28 Bài 3: a) Quan sát các mặt đồng hồ dưới đây rồi cho biết lúc mấy giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 7)

b) Em hãy tìm một thời điểm khác mà khi đó kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành góc vuông.

Lời giải:

a)

Đồng hồ thứ nhất chỉ 6 giờ. Tại thời điểm này kim giờ và kim phút tạo thành góc bẹt.

Đồng hồ thứ hai chỉ 2 giờ. Tại thời điểm này kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn.

Đồng hồ thứ ba chỉ 9 giờ. Tại thời điểm này kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.

Đồng hồ thứ tư chỉ 4 giờ. Tại thời điểm này kim giờ và kim phút tạo thành góc tù.

b) Vào lúc 3 giờ, kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành góc vuông.

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 8)

Giải Toán lớp 4 trang 28 Bài 4: Có một bánh xe bằng gỗ đã hỏng (như hình vẽ). Con mọt gỗ đang gặm một trong hai cái nan xe màu đỏ. Biết nan xe đó và nan xe màu xanh tạo thành một góc tù. Tìm nan xe mà con mọt gỗ đang gặm.

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 9)

Lời giải:

* Giả sử con mọt gỗ đang gặm nan xe A

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 10)

Nan xe A với nan xe màu xanh số 1 tạo thành một góc nhọn

Nan xe A với nan xe màu xanh số 2 tạo thành một góc vuông

* Giả sử con mọt gỗ đang gặm nan xe B

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 11)

Nan xe B với nan xe màu xanh số 1 tạo thành một góc tù

Nan xe B với nan xe màu xanh số 2 tạo thành một góc nhọn.

Như vậy con mọt gỗ đang gặm nan xe B.

Giải Toán lớp 4 trang 29 Bài 1: Mỗi chiếc quạt xoè ra tạo thành một góc. Bạn Nga đếm số góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt rồi tạo ra một biểu đồ như hình vẽ. Nhưng bạn ấy bị nhầm một cột, hỏi cột đó là cột nào?

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 12)

Lời giải:

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 12)

+ Có 2 chiếc quạt xoè ra tạo thành góc nhọn là: 5, 8.

+ Có 1 chiếc quạt xoè ra tạo thành góc vuông là: 2.

+ Có 3 chiếc quạt xoè ra tạo thành góc tù là: 4, 6, 7

+ Có 3 chiếc quạt xoè ra tạo thành góc nhọn là: 1, 3, 9

Vậy bạn Nga bị nhầm cột góc vuông (chỉ có 1 chiếc quạt xoè ra tạo thành góc vuông)

Giải Toán lớp 4 trang 29 Bài 2: Hình bên có .?. góc nhọn, .?. góc vuông, .?. góc tù.

Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt- Kết nối tri thức Toán lớp 4 Tập 1 (Kết nối tri thức) (ảnh 13)

Lời giải:

Hình bên có:

+ 4 góc nhọn:

- Góc nhọn đỉnh A; cạnh AB, AH

- Góc nhọn đỉnh A; cạnh AC, AH

- Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BC

- Góc nhọn đỉnh C; cạnh CA, CB

+ 1 góc tù:

- Góc tù đỉnh A; cạnh AB, AC

+ 2 góc vuông:

- Góc vuông đỉnh H; cạnh HA, HB

- Góc vuông đỉnh H; cạnh HA, HC.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Đo góc, đơn vị đo góc

Bài 9: Luyện tập chung

Bài 10: Số có sáu chữ số. Số 1 000 000

Bài 11: Hàng và lớp

Bài 12: Các số trong phạm vi lớp triệu

Đánh giá

0

0 đánh giá