Với giải Khám phá 9 trang 46 SGK GDQP-AN 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập GDQP - AN 11. Mời các bạn đón xem:
Em hãy nêu cấu tạo, tính năng, tác dụng của kíp thường, nụ xuỳ và dây cháy chậm
Khám phá 9 trang 46 GDQP 11: Em hãy nêu cấu tạo, tính năng, tác dụng của kíp thường, nụ xuỳ và dây cháy chậm
Lời giải:
- Kíp thường
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của kíp thường là: vỏ kíp; mắt ngỗng; bát kim loại; thuốc gây nổ và thuốc nổ mạnh. Kíp thường được phân ra 10 cỡ, từ cỡ số 1 đến cỡ số 10; cỡ số kíp càng lớn, thuốc càng nhiều, gây nổ càng mạnh.
+ Tính năng, tác dụng: Cảm ứng của kíp rất nhạy; nếu có va chạm, cọ xát, chấn động mạnh, vật nặng đè lên, tăng nhiệt độ hoặc chọc vào thuốc gây nổ (mắt ngỗng) đều có thể nổ. Kíp dùng gây nổ các khối thuốc nổ, dây nổ hoặc các trạm truyền nổ.
- Nụ xùy:
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của nụ xùy gồm: vỏ; gờ định vị dây cháy chậm; lỗ thoát khí; dây kim loại; bát kim loại chứa thuốc phát lửa; dây giật.
+ Tính năng, tác dụng: Nụ xùy phát lửa rất nhạy nhưng khi hút ẩm thì không phát lửa. Nụ xùy dùng để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc trực tiếp gây nổ kíp; thường sử dụng trong các tình huống chiến đấu, nhất là đêm tối, thời tiết mưa gió.
- Dây cháy chậm:
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của dây cháy chậm gồm: vỏ; lớp sợi; lõi thuốc đen và dây tim
+ Tính năng, tác dụng: Tốc độ cháy trung bình của dây cháy chậm trong không khí là 1 cm/s, nếu cháy dưới nước thì tốc độ nhanh hơn. Dây cháy chậm dùng để dẫn lửa gây nổ kíp. Để bảo đảm an toàn cho người đánh thuốc nổ, cần xác định chiều dài dây cháy chậm dựa vào tính năng, ý định, cách đánh và khoảng cách.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDQP - AN 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Khám phá 1 trang 38 GDQP 11: Súng bộ binh được dùng để trang bị cho đối tượng nào?
Khám phá 3 trang 39 GDQP 11: Em hãy nêu tính năng của súng tiểu liên AK
Khám phá 5 trang 40 GDQP 11: Em hãy nêu nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK
Khám phá 6 trang 41 GDQP 11: Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK phải tuân thủ quy tắc nào?
Luyện tập 2 trang 45 GDQP 11: Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK:
Vận dụng 1 trang 45 GDQP 11: Hội thao “Thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK”.
Khám phá 7 trang 45 GDQP 11: Thuốc nổ là gì?
Khám phá 8 trang 45 GDQP 11: Em hãy so sánh tính năng, tác dụng của thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4
Luyện tập 3 trang 47 GDQP 11: Điểm giống và khác nhau giữa vật cản nhân tạo và vũ khí tự tạo là gì?
Xem thêm các bài giải SGK GDQP 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật
Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.