Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất để giải bài toán trong Hoạt động 2

219

Với giải Luyện tập 2 trang 46 Chuyên đề Toán 11 Cánh Diều chi tiết trong Bài 2: Một vài ứng dụng của lí thuyết đồ thị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất để giải bài toán trong Hoạt động 2

Luyện tập 2 trang 46 Chuyên đề Toán 11: Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất để giải bài toán trong Hoạt động 2.

Lời giải:

Chuyên đề Toán 11 (Cánh diều) Bài 2: Một vài ứng dụng của lí thuyết đồ thị (ảnh 4)

Dễ thấy đồ thị Hình 24 có chu trình Hamilton.

+) Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất đối với đỉnh xuất phát A, ta có:

Từ A, đỉnh gần nhất là B, AB = 3 km;

Từ B, đỉnh chưa đến gần nhất là C, BC = 5 km;

Từ C, đỉnh chưa đến gần nhất là D, CD = 5 km;

Từ D, đỉnh chưa đến gần nhất là E, DE = 9 km;

Từ E, đỉnh chưa đến gần nhất là F, EF = 6 km;

Đến đây không còn đỉnh chưa đến, vì vậy quay về A, FA = 4 km.

Tổng quãng đường theo chu trình ABCDEFA là: 3 + 5 + 5 + 9 + 6 + 4 = 32 (km).

Tương tự bắt đầu với những đỉnh khác, ta có bảng sau:

Đỉnh bắt đầu

Chu trình

Tổng chiều dài (km)

A

ABCDEFA

32

B

BAFEDCB

32

C

CBAFEDC

32

C

CDEFABC

32

D

DCBAFED

32

E

EFABCDE

32

F

FABCDEF

32

Vậy người giao hàng chọn 1 đường đi trong 7 đường đi trên thì quãng đường phải di chuyển là ngắn nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá