Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 24: Nguồn điện hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Vật lí 11.
Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 24: Nguồn điện
Lời giải:
- Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực dương (+) và cực âm (-).
- Nguồn điện có thể tạo ra dòng điện là vì bên trong nguồn điện ở hai cực có sự chênh lệch về điện tích, xuất hiện lực lạ tách các electron ra khỏi nguyên tử ở mỗi cực và di chuyển chúng đến các cực còn lại.
Lời giải:
- Dòng điện mô tả ở hình trên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì sau một khoảng thời gian, điện tích dịch chuyển ở hai quả cầu gần như trung hòa, nên điện thế VA = VB, dẫn đến không có sự chênh lệch điện thế. Dòng điện gần như bằng 0.
- Để duy trì dòng điện phải tạo ra được sự chênh lệch điện thế giữa A và B bằng cách điện tích giữa A và B phải có sự khác nhau.
Lời giải:
Số chỉ vôn kế đo được sẽ có sự chênh lệch so với số vôn ghi trên nhãn của nguồn điện (cụ thể là số chỉ vôn kế nhỏ hơn so với số chỉ trên nhãn).
Điều đó cho biết bên trong nguồn điện tồn tại điện trở trong.
1. Mô tả ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.
2. So sánh suất điện động và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
3. Trường hợp nào thì hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động E của nguồn?
Lời giải:
1. Điện trở trong gây ra độ giảm thế ở mạch trong, làm hiệu điện thế giữa hai cực nhỏ hơn so với suất điện động ban đầu của nguồn điện.
2. Suất điện động lớn hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
3. Trong trường hợp điện trở trong rất nhỏ hoặc bằng 0 thì khi đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nguồn.
Lời giải:
- Khi điện trở mạch ngoài không đáng kể hoặc bằng 0 thì cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín đạt giá trị lớn nhất.
- Mạng điện ở gia đình thường có hiệu điện thế lớn (220V), do đó khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn điện và các thiết bị điện rất lớn sẽ làm hư hỏng thiết bị và thậm chí gây cháy nổ các thiết bị đó dẫn đến gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.
b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính.
Lời giải:
a) Do bỏ qua điện trở trong của nguồn nên suất điện động của nguồn bằng hiệu điện thế mạch ngoài: U = 10 V
Do ba điện trở mắc song song nên: U1 = U2 = U3 = U = 10V
Cường độ dòng điện chạy qua R1 là:
b) Ta có ba điện trở R1 // R2 // R3 nên điện trở tương đương mạch ngoài là
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính:
a) Tính điện trở của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở R1, R2, R3 và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Lời giải:
a) Mạch ngoài có (R2 // R3) nt R1.
Điện trở mạch ngoài AB:
b) Cường độ dòng điện qua mạch chính:
Cường độ dòng điện qua điện trở R1: I1 = I = 2A
Cường độ dòng điện qua R2, R3:
Lời giải:
Điện trở trong gây ra độ giảm thế ở mạch trong, làm hiệu điện thế giữa hai cực nhỏ hơn so với suất điện động ban đầu của nguồn điện.
Em có thể trang 105 Vật Lí 11: Xác định được cường độ dòng điện, điện trở trong của pin mặt trời.
Lời giải:
Dựa vào thông số trên tấm pin mặt trời hoặc tính cường độ dòng điện, điện trở trong của pin mặt trời theo công thức:
Xem thêm các bài giải Vật lí 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 22: Cường độ dòng điện
Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm
Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 25: Năng lượng và công suất điện
Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 26: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hoá
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.