Nêu những nét cơ bản và điểm mới về kiến trúc, điêu khắc thời Nguyễn

217

Với giải Câu hỏi 1 trang 19 Chuyên đề Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 1. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Nêu những nét cơ bản và điểm mới về kiến trúc, điêu khắc thời Nguyễn

Câu hỏi 1 trang 19 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những nét cơ bản và điểm mới về kiến trúc, điêu khắc thời Nguyễn.

Lời giải:

♦ Nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn:

- Nét cơ bản:

+ Kiến trúc cung đình phát triển mạnh mẽ:

▪ Kinh thành Huế là công trình tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Đây là một quần thể độc đáo, bao gồm: Hoàng thành, cung điện, lăng tẩm,...

▪ Ngoài kinh thành Huế, triều Nguyễn đã xây dựng một hệ thống quy mô các kiến trúc trấn thành, tỉnh thành, phủ thành, huyện thành và pháo đài trên toàn lãnh thổ quốc gia. Tiêu biểu nhất là: thành Gia Định (Sài Gòn) và thành Hà Nội.

▪ Kiến trúc lăng, tẩm, đàn miếu,… là một bộ phận quan trọng của kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đây là những công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật truyền thống và sự hài hòa với tự nhiên.

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng tuy không nở rộ như giai đoạn Lê trung hưng, nhưng đã để lại một sức sống mạnh mẽ. Các công trình tiêu biểu là: chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế); chùa Tôn Thạnh (Long An); đình thần Hưng Long (Bình Phước),…

- Điểm mới:

+ Kiến trúc cung đình có sự kết hợp giữa nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam và tư tưởng triết lí phương Đông với kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vô-băng.

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có xu hướng mở rộng về quy mô, bố cục bề thế phản ánh tính tập quyền, thống nhất cao độ của thể chế phong kiến và đời sống hiện thực của đất nước, xã hội và con người Việt Nam đương thời.

♦ Nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn:

- Nét cơ bản:

+ Phát triển phong phú, đa dạng.

+ Có sự tiếp nối ý tưởng, đề tài, phương pháp tạo hình của các thế kỉ trước.

+ Chất liệu điêu khắc thường dùng là: đồng, đá, gốm men, gỗ, ngà voi, vàng, bạc,...

+ Có nhiều sản phẩm điêu khắc đặc thù của triều đình như: ấn chương, kiếm, kim ngọc bảo tỉ,.. đa số đều là độc bản, chạm khắc trên các chất liệu quý (vàng, ngọc,…)

- Điểm mới:

+ Nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn nhìn chung khá chặt chẽ về quy phạm, các chi tiết được làm giống như thật, đặc tả hiện thực.

+ Nghệ thuật khảm sành, sứ và đắp vữa gắn sành, sứ được sử dụng ở hầu hết các công trình kiến trúc trong Đại Nội (Huế) và trong lăng của các vua nhà Nguyễn, như: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức…

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá