Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam

484

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Lịch sử 11 từ đó học tốt môn Lịch sử 11.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam

1. Trần Nhân Tông (1258 - 1308)

Câu hỏi trang 56 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 9, cho biết:

- Vài nét về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của Trần Nhân Tông đối với lịch sử dân tộc.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (ảnh 1)

Lời giải:

- Thân thế và sự nghiệp:

+ Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, là hoàng tử trưởng của vua Trần Thánh Tông.

+ Ông trị vì Đại Việt từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái thượng hoàng (1293 - 1298).

+ Năm 1298 cho đến khi qua đời (năm 1300) ông xuất gia và tu tập tại núi Yên Tử (Quảng Ninh)

- Đóng góp:

+ Tham gia chỉ huy, lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285; 1287 - 1288).

+ Trong thời gian trị vì, Trần Nhân Tông đã cho ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định và phát triển đất nước.

+ Trần Nhân Tông cũng là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc, đặc biệt là trên lĩnh vực tôn giáo (ông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử).

Câu hỏi trang 56 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 9, cho biết:

- Vì sao Trần Nhân Tông được suy tôn là Phật hoàng?

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (ảnh 2)

Lời giải:

Giải thích: Sau một thời gian làm Thái thượng hoàng, Trần Nhân Tông xuất gia tu hành, trở thành vị sư tổ sáng lập Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Do đó, ông được nhân dân suy tôn làm Phật hoàng.

2. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

Câu hỏi trang 57 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu, trình bày những nét chính về thân thế sự nghiệp và nêu nhận xét về vai trò của Nguyễn Trãi đối với lịch sử dân tộc.

Lời giải:

- Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Nhạn (nay thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới triều Hồ.

+ Năm 1418, Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước.

+ Sau khi đuổi xong giặc Minh, vương triều Lê sơ được thiết lập. Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua dân hoà mục như ông hằng mong ước, thì cuộc đời chuyển sang giai đoạn khó khăn và bi thảm. Đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn mưu phản, sai quân bắt tội khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn; Nguyễn Trãi cũng bị nghi ngờ và bắt giam. Sau khi được tha ông không được tin dùng nữa.

+ Suốt mười năm (1429 - 1439), Nguyễn Trãi chỉ được giao những chức “nhàn quan”, không có thực quyền. Năm 1439, Nguyễn Trãi xin cáo quan về ở Côn Sơn, nhưng chỉ mấy tháng sau, vua Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước.

+ Năm 1442, oan án Lệ Chi Viên đã cướp đi sinh mệnh, khiến Nguyễn Trãi mãi mãi không còng cơ hội thực hiện hoài bão giúp dân, giúp nước của mình.

- Vai trò của Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp lớn trong thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, xây dựng Vương triều Lê sơ, khôi phục và phát triển đất nước.

+ Nguyễn Trãi là nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc trên các phương diện như: văn học, lịch sử, địa lí, luật pháp, lễ nghi, tư tưởng,…

3. Nguyễn Du (1766 - 1820)

Câu hỏi trang 58 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 1:

- Trình bày những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (ảnh 3)

Lời giải:

+ Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh). Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương và nghệ thuật, cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm.

+ Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 - 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796 - 1802). Từ năm 1802 cho đến khi qua đời (1820), Nguyễn Du đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong triều Nguyễn.

+ Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều.

Câu hỏi trang 58 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 1:

- Đánh giá vai trò của Nguyễn Du đối với nền văn học nước nhà.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (ảnh 3)

Lời giải:

+ Là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng di sản đồ sộ, trong đó, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều.

+ Đặt nền móng cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học hiện đại Việt Nam.

4. Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)

Câu hỏi trang 59 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 12, trình bày những nét chính về thân thế, sự nghiệp và rút ra nhận xét về đóng góp tiêu biểu của Hồ Xuân Hương trong lĩnh vực văn học.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (ảnh 4)

Lời giải:

- Thân thế và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương:

+ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822), sinh tại phường Khán Xuân (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ngày nay), cha là Sinh đồ Hồ Phi Diễn, người hương Quỳnh Đôi (nay thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Thuở nhỏ, Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng thông minh và giỏi làm thơ. Cuộc đời Hồ Xuân Hương trải qua nhiều éo le, ngang trái, điều này đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và các sáng tác của bà.

+ Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương đã để lại nhiều áng thơ xuất sắc, tiêu biểu như: Bỡn bà lang khóc chồng, Bánh trôi nước, Cảnh làm lẽ, Cải quạt giấy,.. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm” vì cách sử dụng chữ Nôm kết hợp giữa phong cách nghệ thuật sáng tạo và nét phóng túng, đậm đà chất văn học dân gian.

Đóng góp của Hồ Xuân Hương:

+ Để lại cho hậu thế một khối lượng di sản văn chương đồ sộ, có nhiều giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học Việt Nam.

+ Thông qua các tác phẩm của mình, Hồ Xuân Hương đã có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình đẳng của phụ nữ; di sản của Hồ Xuân không chỉ là thơ ca, mà còn là hệ ứng xử - tinh thần - ý thức vì một sự tiến bộ tốt đẹp.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá