Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

234

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Lịch sử 11 từ đó học tốt môn Lịch sử 11.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

1. Chu Văn An (1292 - 1370)

Câu hỏi trang 60 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 13, cho biết:

- Những nét chính về thân thế, sự nghiệp và nêu nhận xét về đóng góp của Chu Văn An đối với dân tộc.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ (ảnh 1)

Lời giải

- Thân thế và sự nghiệp:

+ Chu Văn An (1292 - 1370) tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê ở xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Năm 1314, ông đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học.

+ Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông được nhà vua mời ra Thăng Long làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sớ”.

+ Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học.

- Đóng góp:

+ Là một nhà giáo ưu tú với triết lí giáo dục nhân văn (thực hiện giáo dục không phân biệt giàu nghèo; học đi đôi với hành; học suốt đời; học để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội). Triết lí giáo dục của Chu Văn An đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục nước nhà.

+ Chu Văn An cũng là tấm gương về một vị quan chính trực, thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước.

Câu hỏi trang 60 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 13, cho biết:

- Việc Chu Văn An được phối thờ ở Văn Miếu chứng tỏ điều gì?

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ (ảnh 2)

Lời giải:

♦ Giải thích: Việc Chu Văn An được phối thờ ở Văn Miếu đã cho thấy sự tôn vinh, tri ân công đức của triều đình phong kiến cũng như nhân dân Việt Nam đối với bậc học giả tài năng, đức độ; đồng thời, cũng thể hiện quan điểm coi trọng người hiền tài của nhà nước quân chủ ở Việt Nam.

2. Tuệ Tĩnh (1330 - ?)

Câu hỏi trang 61 Chuyên đề Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin trong mục 2, trình bày những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Tuệ Tĩnh và nêu nhận xét về đóng góp của ông đối với nền y học nước nhà.

Lời giải:

- Thân thế và sự nghiệp của danh y Tuệ Tĩnh:

+ Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thương Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Ông sinh ra trong gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi.

+ Năm 1351, Tuệ Tĩnh đỗ Thái học sinh. Năm 1374, ông đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ (tức Hoàng giáp) nhưng vẫn chuyên tâm nghiên cứu y học, làm thuốc chữa bệnh cứu người.

+ Vào khoảng năm 1385, Tuệ Tĩnh đã bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Nhờ tài năng của mình, ông được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Sau đó, ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc.

- Đóng góp của danh y Tuệ Tĩnh:

+ Đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam

+ Có đóng góp lớn trong việc xây dựng quan điểm y học độc lập, phù hợp với thực tiễn (câu nói “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thể hiện quan điểm biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường xung quanh”.

3. Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

Câu hỏi trang 62 Chuyên đề Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin trong mục 3, trình bày những nét chính về thân thế, sự nghiệp và rút ra nhận xét về đóng góp của Lê Quý Đôn đối với nền khoa học của Việt Nam.

Lời giải:

- Thân thế và sự nghiệp của Lê Quý Đôn:

+ Lê Quý Đôn sinh tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trong một gia đình khoa bảng.

+ Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là người ham học, thông minh, được người đương thời coi là “thần đồng”. Sau khi thi đỗ tiến sĩ, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Lê - Trịnh như: Thị độc Hàn lâm viện. Tả thị lang bộ Lại, Thị lang bộ Hộ, Thượng thư bộ Công....

- Đóng góp của Lê Quý Đôn:

+ Là nhà bác học uyên thâm, ông đã để lại cho đời sau khoảng 40 công trình khảo cứu có giá trị trên nhiều lĩnh vực, có đóng góp to lớn cho nền văn hiến nước nhà.

+ Trong thời gian làm quan dưới triều Lê - Trịnh, ông đã có nhiều đề xuất nhằm phát triển đất nước và có đóng góp lớn trong quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng.

Luyện tập và Vận dụng (trang 62)

Luyện tập 1 trang 62 Chuyên đề Lịch Sử 11: Trình bày khái quát những nét chính về khái niệm danh nhân và vai trò của các danh nhân đối với lịch sử Việt Nam.

Lời giải:

Danh nhân là người nổi tiếng, có cống hiến nổi bật, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và được xã hội ghi nhận.

- Vai trò của danh nhân với lịch sử dân tộc:

+ Khởi xướng, tập hợp, lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ và giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

+ Đứng đầu các vương triều, chính quyền; đề ra đường lối, chính sách, lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước.

+ Có nhiều đóng góp về văn hoá, giáo dục, tạo ra những phát minh, sáng chế, sáng lập các trường phái tư tưởng,... góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và khoa học, kĩ thuật nước nhà.

Luyện tập 2 trang 62 Chuyên đề Lịch Sử 11: Lập bảng thống kê các danh nhân tiêu biểu của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đóng góp của họ đối với dân tộc theo mẫu sau:

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ (ảnh 3)

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin dưới đây vào bảng

♦ Tên danh nhân: Đinh Bộ Lĩnh

- Lĩnh vực hoạt động: chính trị

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt.

+ Trong thời gian trị vì, Đinh Bộ Lĩnh đã cho thi hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực nhằm: ổn định và phát triển đất nước.

♦ Tên danh nhân: Lê Thánh Tông

- Lĩnh vực hoạt động: chính trị

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Tiến hành công cuộc cải cách đất nước một cách toàn diện, đưa vương triều Lê sơ phát triển đến đỉnh cao.

+ Mở rộng bờ cõi Đại Việt.

+ Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

♦ Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Lĩnh vực hoạt động: quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong trận Bạch Đằng, đập tan tham vọng xâm lược của quân Nam Hán, kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của nước Việt.

+ Trong thời gian trị vì, Ngô Quyền đã cho thi hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực nhằm: ổn định và phát triển đất nước; xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.

♦ Tên danh nhân: Trần Quốc Tuấn

- Lĩnh vực hoạt động: Quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là một danh tướng kiệt xuất, có nhiều đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

+ Là một nhà lí luận quân sự xuất sắc, có đóng góp lớn cho sự phát triển của khoa học quân sự Việt Nam.

♦ Tên danh nhân: Nguyễn Huệ

- Lĩnh vực hoạt động: Quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới, ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.

♦ Tên danh nhân: Võ Nguyên Giáp

- Lĩnh vực hoạt động: quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Có công lao lớn trong tổ chức và phát triển lực lượng quân đội Việt Nam theo hướng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và nền quốc phòng vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.

+ Trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới kết quả của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước.

+ Là một nhà lí luận quân sự xuất sắc, có đóng góp lớn cho sự phát triển của khoa học quân sự Việt Nam.

♦ Tên danh nhân: Trần Nhân Tông

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Tham gia chỉ huy, lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285; 1287 - 1288).

+ Trong thời gian trị vì, Trần Nhân Tông đã cho ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định và phát triển đất nước.

+ Là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc, đặc biệt là trên lĩnh vực tôn giáo.

♦ Tên danh nhân: Nguyễn Trãi

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Có nhiều đóng góp lớn trong thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, xây dựng Vương triều Lê sơ, khôi phụcvà phát triển đất nước.

+ Là nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc trên các phương diện như: văn học, lịch sử, địa lí, luật pháp, lễ nghi, tư tưởng,…

♦ Tên danh nhân: Nguyễn Du

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng di sản đồ sộ, trong đó, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều.

+ Đặt nền móng cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học hiện đại Việt Nam.

♦ Tên danh nhân: Hồ Xuân Hương

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Để lại cho hậu thế một khối lượng di sản văn chương đồ sộ, có nhiều giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học Việt Nam.

+ Thông qua các tác phẩm của mình, Hồ Xuân Hương đã có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình đẳng của phụ nữ; di sản của Hồ Xuân không chỉ là thơ ca, mà còn là hệ ứng xử - tinh thần - ý thức vì một sự tiến bộ tốt đẹp.

♦ Tên danh nhân: Chu Văn An

- Lĩnh vực hoạt động: giáo dục - đào tạo

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là một nhà giáo ưu tú với triết lí giáo dục nhân văn. Triết lí giáo dục của Chu Văn An đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục nước nhà.

+ Là tấm gương về một vị quan chính trực, thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước.

♦ Tên danh nhân: Tuệ Tĩnh

- Lĩnh vực hoạt động: y dược học

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam

+ Có đóng góp lớn trong việc xây dựng quan điểm y học độc lập, phù hợp với thực tiễn.

♦ Tên danh nhân: Lê Quý Đôn

- Lĩnh vực hoạt động: khoa học

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là nhà bác học uyên thâm, ông đã để lại cho đời sau khoảng 40 công trình khảo cứu có giá trị trên nhiều lĩnh vực, có đóng góp to lớn cho nền văn hiến nước nhà.

+ Trong thời gian làm quan dưới triều Lê - Trịnh, ông đã có nhiều đề xuất nhằm phát triển đất nước và có đóng góp lớn trong quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng.

Vận dụng 3 trang 62 Chuyên đề Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn ngắn về đóng góp của một trong những danh nhân tiêu biểu ở Việt Nam.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Đoạn văn ngắn giới thiệu về Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ (còn có tên gọi khác là: Nguyễn Quang Bình hoặc Hồ Thơm), sinh năm 1753, tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.

Vận dụng 4 trang 62 Chuyên đề Lịch Sử 11: Thiết kế áp phích/ tập san, băng hình để giới thiệu với thầy cô và bạn học về một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Áp phích giới thiệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ (ảnh 4)

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá