Chuyên đề Hóa học 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phân bón vô cơ

485

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề Hóa học 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phân bón vô cơ hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Hóa học 11 Bài 2 từ đó học tốt môn Hóa học 11.

Chuyên đề Hóa học 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phân bón vô cơ

Mở đầu trang 11 Chuyên đề Hóa học 11Phân bón vô cơ được sản xuất công nghiệp tại các nhà máy. Bên cạnh đó, một số hợp chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên cũng được dùng làm phân bón. Hãy kể tên một số loại phân bón vô cơ mà em biết.

Lời giải:

Một số loại phân bón vô cơ mà em biết: phân ammophos; phân superphosphate; phân lân nung chảy; phân potassium chloride …

I. Phân loại phân bón vô cơ

Câu hỏi 1 trang 12 Chuyên đề Hóa học 11Phân loại các phân bón sau dựa vào Bảng 2.1:

a) Potassium chloride (KCl);

b) Calcium dihydrogenphosphate (Ca(H2PO4)2);

c) Ammonium sulfate ((NH4)2SO4);

d) Ammonium dihydrogenphosphate (NH4H2PO4).

Lời giải:

Tiêu chí phân loại

Số lượng nguyên tố dinh dưỡng

Hàm lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong thực vật

Phân bón đơn

 

Phân bón

phức hợp

Phân bón

đa lượng

Phân bón

trung lượng

Phân loại

KCl

(NH4)2SO4

Ca(H2PO4)2

NH4H2PO4

KCl

Ca(H2PO4)2

(NH4)2SO4

NH4H2PO4

(NH4)2SO4

Ca(H2PO4)2

II. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ

Câu hỏi 2 trang 13 Chuyên đề Hóa học 11Dựa vào vai trò của các nguyên tố đa lượng, hãy tìm hiểu và cho biết thời điểm thích hợp để bón phân đạm, phân lân, phân kali cho cây trồng.

Lời giải:

- Phân đạm, phân lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc nhằm kích thích sự phát triển sinh trưởng của cây trồng:

+ Bón lót khi bắt đầu gieo trồng.

+ Bón thúc khi cây ra rễ, nảy chồi, đẻ nhánh, hình thành mầm hoa, tạo quả non ...

- Phân kali có thể dùng đề bón thúc nhằm tăng chất lượng quả hay khi cây trong thời kì rét, hạn, sâu bệnh … để tăng cường khả năng chống rét, chịu hạn, chống sâu bệnh của cây.

Câu hỏi 3 trang 13 Chuyên đề Hóa học 11Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước khi bón phân đạm cho đất chua, đất nhiễm phèn.

Lời giải:

* Với đất chua:

- Bón vôi cho đất.

-Cày úp, phơi đất.

- Tiến hành rửa chua.

- Ngoài ra, với đất chua không nên bón phân đạm ammonium như (NH4)2SO4; NH4Cl …

* Với đất nhiễm phèn:

- Bón vôi cho đất.

- Thay nước, rửa phèn: Giữ nước trên bề mặt ruộng với độ cao từ 5 - 10cm. Tiến hành trục đất ruộng xuống độ sâu 10 - 15cm. Để nước lắng trong thì tháo cạn nước trong ruộng, sau đó bơm nước mới vào ruộng. Tuỳ vào mức độ nhiễm phèn mà thực hiện công đoạn thay nước, rửa phèn lặp đi lặp lại 2 - 3 lần.

III. Quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ

Câu hỏi 4 trang 14 Chuyên đề Hóa học 11Quy trình Haber-Bosch được sử dụng để sản xuất

A. nitric acid.

B. ammonia.

C. ammonium nitrate.

D. urea.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quy trình Haber-Bosch được sử dụng để sản xuất ammonia (NH3).

Câu hỏi 5 trang 14 Chuyên đề Hóa học 11Nguyên liệu nitơ được sử dụng trong các nhà máy sản xuất phân bón được lấy từ

A. không khí.

B. oxide của nitơ.

C. khí lò cốc.

D. ammonia.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên liệu nitơ được sử dụng trong các nhà máy sản xuất phân bón được lấy từ không khí.

IV. Sử dụng và bảo quản phân bón vô cơ

Câu hỏi 6 trang 17 Chuyên đề Hóa học 11Người nông dân thường chọn điều kiện thời tiết như thế nào để bón phân cho cây lúa?

Lời giải:

Thông thường, vào thời điểm thời tiết mát mẻ hoặc có mưa phùn nhỏ sẽ là thời điểm tốt nhất cho cây lúa hấp thụ hết các chất dinh dưỡng nên bà con nông dân thường chọn thời tiết mát mẻ (sáng sớm hoặc chiều mát), tránh mưa to hoặc nắng gắt, để bón phân cho cây lúa.

Câu hỏi 7 trang 18 Chuyên đề Hóa học 11Urea là loại phân đạm được sử dụng phổ biến, dễ hút ẩm và dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng và nhiệt độ. Em hãy đề xuất cách bảo quản loại phân bón này.

Lời giải:

Bảo quản đạm urea:

- Đóng gói kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Không để lẫn lộn với loại phân bón khác.

Đánh giá

0

0 đánh giá