Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 6 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 6 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 - Đề số 1
Đề bài:
I/ Bài tập về đọc hiểu
Người thợ xây
Một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hiệu quả trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc, về hưu để vui thú với gia đình và sống thanh nhàn trong suốt quãng đời còn lại. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình ra đi. Ông hỏi người thợ xem có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc không.
Người thợ xây đáp "vâng” nhưng ngay lúc đó ông đã không còn để tâm vào công việc. Vì biết mình sẽ giải nghệ, Ông ta làm việc miễn cưỡng, qua quýt. xây dựng căn nhà một cách tắc trách với những vật liệu không được chọn lọc kĩ càng.
Mấy tháng sau, căn nhà hoàn thành. Người chủ thầu mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khoá của ngôi nhà và nói : “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tuy với hãng trong nhiều năm. Để khen thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa mới xây xong."
Thật là một cú sốc, một sự xấu hổ vô cùng! Cầm chiếc chìa khóa của căn nhà trên tay, người thợ xây không thể ngờ được rằng nó lại dành cho ông. Nếu người thợ xây biết được đang xây ngôi nhà cho chính mình thì ông đã xây dựng nó hoàn toàn khác rồi. Giờ đây người thợ xây đang phải sống trong căn nhà không ra làm sao cả do ông tự tay làm nên với sự cẩu thả - điều mà trước kia chưa từng có và ông thấy vô cùng ân hận.
Theo bản dịch của Nhị Tường
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông làm việc gì ?
a - mua vật liệu để xây dựng một căn nhà mới
b - xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu
c - kéo dài thêm thời gian làm việc một năm nữa
2. Người thợ đã xây dựng ngôi nhà cuối cùng trong sự nghiệp của mình như thế nào ?
a - xây rất nhanh và hoàn thành đúng thời hạn
b - xây rất cẩn thận, tỉ mỉ như trước khi ông đã từng làm
c - xây miễn cưỡng với nguyên liệu không chọn lọc kĩ.
3. Điều bất ngờ đối với người thợ khi ngôi nhà xây xong?
a - Chủ thầu tặng ngôi nhà xây xong cho người thợ
b - chủ thầu bán ngôi nhà cho người thợ với giá rẻ
c - chủ thầu thưởng cho người thợ một khoản tiền lớn
4. Lời khuyên nào dưới đây ý nghĩa nhất đối với người thợ
a - hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm để được thưởng
b - hãy làm việc chuyên cần, có trách nhiệm khi xây nhà cho mình
c - hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm cho đến cuối đời.
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1: Ghép riêng tiếng ở cốt A với tiếng ở cột B rồi ghi vào chỗ trống:
a)
A |
B |
Ghép từ |
xuất |
ăn |
|
suất |
khẩu |
|
sung |
khắc |
b)
ngỏ |
ngách |
Ghép từ |
ngõ |
cửa |
ngỏ cửa, ngõ ngách, lỏng lẻo, lõng bõng |
lỏng |
bõng |
|
lõng |
lẻo |
Câu 2: Ghép dưới các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào hai nhóm trong bảng:
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn và tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn
Danh từ riêng |
Danh từ chung |
|
Câu 3: Chọn từ có tiếng “tự” điền vào chỗ trống thích hợp
a. Hùng giận quá, mất bình tĩnh không còn............................ được nữa
b. Cứ đến bảy giờ tối, bé Nhật Linh lại.........................ngồi vào bàn học bài, không cần ai nhắc nhỏ.
c. Thầy luôn khuyên chúng tôi phải chịu khó suy nghĩ,......................................... làm bài.
Câu 4: a) Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, hãy ghi lại cốt truyện Hai anh em:
(Cốt truyện Hai anh em) :……………………………………....
b) Phát triển ý diễn tả trong tranh 5 để viết thành một đoạn văn kể chuyện
(Chú ý: Cần hình dung cụ thể để kể rõ hành động, lời nói và kết hợp tả ngoại hình nhân vật …)
………………………………………………………………….
Đáp án:
I/ Bài tập về đọc hiểu
1. Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu.
Chọn đáp án: b
2. Người thợ đã xây dựng ngôi nhà cuối cùng trong sự nghiệp của mình một cách miễn cưỡng với nguyên liệu không chọn kĩ.
Chọn đáp án: c
3. Điều bất ngời đối với người thợ khi ngôi nhà xây xong đó là chủ thầu tặng ngôi nhà xây xong cho người thợ.
Chọn đáp án: a
4. Lời khuyên ý nghĩa nhất đối với người thợ đó là hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm cho tới cuối đời.
Chọn đáp án: c
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1.
a)
A |
B |
Ghép từ |
xuất |
ăn |
xuất khẩu, suất ăn, xung khắc |
suất |
khẩu |
|
xung |
khắc |
b)
ngỏ |
ngách |
Ghép từ |
ngõ |
cửa |
ngỏ cửa, ngõ ngách, lỏng lẻo, lõng bõng |
lỏng |
bõng |
|
lõng |
lẻo |
2.
Danh từ riêng |
Danh từ chung |
Việt Nam, Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ |
Nước, cây lá, cây, tre nứa, tre, nứa, lũy tre, làng tôi, bạn |
3.
a. Hùng giận quá, mất bình tĩnh không còn tự chủ được nữa
b. Cứ đến bảy giờ tối, bé Nhật Linh lại tự giác ngồi vào bàn học bài, không cần ai nhắc nhỏ.
c. Thầy luôn khuyên chúng tôi phải chịu khó suy nghĩ, tự lực làm bài.
4.
a) Cốt truyện Hai anh em
(1) Hai anh em làm chung một thửa ruộng. Lúc thu hoạch, lúa được chia thành hai đống bằng nhau.
(2) Đêm về, người em nghĩ anh mình phải nuôi vợ con, phần lúa của anh phải nhiều hơn mới là công bằng, nên đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh
(3) Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ rằng người em sống một mình vất vả, phần lúa của em phải nhiều hơn mới công bằng, nên đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
(4) Sáng hôm sau, hai anh em ra đồng và rất ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.
(5) Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng chuyển lúa. Họ gặp nhau và xúc động ôm chầm lấy nhau.
b) Đoạn văn kể chuyện (Tranh 5): Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng chuyển lúa. Mỗi người đều ôm mấy bó lúa định bỏ thêm vào phần của người kia. Đang lò dò trong đêm tối, người anh đâm sầm vào người em, ngã sóng soài. Nhận ra nhau, hai anh em xúc động ôm chầm lấy nhau. Người anh nghẹn ngào nói: “Thôi, ta cứ mang lúa về dùng chung, anh em mình no đói cùng nhau chia sẻ.”
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 - Đề số 2
Đề bài
Câu 1. Sửa lỗi trong bài chính tả Người viết truyện thật thà em vừa viết. Ghi vào bảng các lỗi và cách sửa từng lỗi:
a) Lỗi nhầm lẫn s / x
Viết sai |
Viết đúng |
M: xắp lên xe, .... |
sắp lên xe .... |
b) Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi /dấu ngã
Viết sai |
Viết đúng |
M : tưỡng tượng, .... |
tuởng tượng .... |
Câu 2. Tìm từ láy:
a)
- Ba từ có tiếng chứa âm s.
M: suôn sẻ,.........................
- Ba từ có tiếng chứa âm x
M: xôn xao.........................
b)
- Ba từ có tiếng chứa thanh hỏi:
M: nhanh nhảu,
- Ba từ có tiếng thanh ngã
M: mãi mãi,........................
Câu 3. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau:
Nghĩa |
Từ |
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta. c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến. d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta. |
............... ............... ............... ............... |
Câu 4. Các từ em tìm được ở bài tập 1 khác nhau thế nào? Viết lời giải thích của em.
Danh từ |
Khác nhau về nghĩa |
Khác nhau về cách viết |
a) sông |
- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn. |
|
b) Cửu Long |
- là tên riêng của một dòng sông |
|
c) vua |
||
d) Lê Lợi |
Câu 5. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, viết vào bảng phân loại ở dưới:
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/
Danh từ chung: ..............................
Danh từ riêng: ...............................
Câu 6.
a) Viết họ và tên của ba bạn nam, ba bạn nữ trong lớp em.
b) Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
Đáp án:
Câu 1. Sửa lỗi trong bài chính tả Người viết truyện thật thà em vừa viết. Ghi vào bảng ở dưới các lỗi và cách sửa từng lỗi:
a) Lỗi nhầm lẫn s/x
Viết sai |
Viết đúng |
M : xắp lên xe |
- sắp lên xe |
- về xớm |
- về sớm |
- mà sem |
- mà xem |
b) Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi /dấu ngã
Viết sai |
Viết đúng |
M: tường tượng |
- tưởng tượng |
- nỗi tiếng |
- nổi tiếng |
- bão vợ |
- bảo vợ |
- nghỉ một cái cớ đễ về |
- nghĩ một cái cớ để về |
- anh sẻ thẹn đõ mặt |
- anh sẽ thẹn đỏ mặt |
Câu 2. Tìm từ láy:
- Ba từ có tiếng chứa âm s.
M: suôn sẻ, sẵn sàng, sáng suốt, sần sùi, sao sát, sền sệt, sin sít, song song,...
- Ba từ có tiếng chứa âm X.
M: xôn xao, xào xạc, xao xuyến, xa xôi, xanh xao, xúng xính, xông xáo, xót xa,..
b)
- Ba từ có tiếng chứa thanh hỏi
M: nhanh nhảu, khẩn khoản, thấp thỏm, đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, vớ vẩn,...
- Ba từ có tiếng chứa thanh ngã
M: mãi mãi, màu mỡ, mĩ miều, sẵn sàng, vững vàng, bỡ ngỡ,…
Câu 3. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau
Nghĩa |
Từ |
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. |
sông |
b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tĩnh phía Nam nước ta. |
Cửu Long |
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến. |
vua |
d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta |
Lê Lợi |
Câu 4. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào? Viết lời giải thích của em.
Danh từ |
Khác nhau vể nghĩa |
Khác nhau về cách viết |
a) sông |
- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn |
- không viết hoa |
b) Cửu Long |
- là tên riêng của một dòng sông |
- viết hoa |
c) vua |
- tên chung dùng để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến |
- không viết hoa |
d) Lê Lợi |
- tên riêng của một vị vua cụ thể |
- viết hoa |
Câu 5. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, ghi vào bảng phân loại ở dưới:
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/
Danh từ chung |
núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa trước |
Danh từ riêng |
Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ Trác, Bác Hồ |
Câu 6.
a) Viết họ và tên của 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em.
- Họ và tên ba bạn nam:
+ Trịnh Văn Nguyên
+ Đỗ Minh Khang
+ Đỗ Thái Hòa
- Họ và tên ba bạn nữ:
+ Nguyễn Thị Mỹ Linh
+ Trần Thu Thủy
+ Đỗ Ngọc Phương Trinh
b) Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng, do đó phải viết hoa cả họ và tên đệm.
Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) có đáp án hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 4
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 5
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 7
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 8
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 9
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.