Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 7 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 7 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 7 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 - Đề số 1

Đề bài:

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là nơi đóng đô của Nhà nước Văn Lang 4000 năm trước đây. Toàn bộ khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng, được xây dựng hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.

Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế…

(trích Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, báo Phú Thọ)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

A. Núi Trọc

B. Núi Hùng

C. Núi Vặn

2. Vùng đất Phong Châu trước đây là nơi xây dựng kinh đô của triều đại nào?

A. Âu Lạc

B. Lý - Trần

C. Văn Lang

3. “Tam sơn cấm địa” được dùng để chỉ các đỉnh núi nào?

A. Núi Trọc, Núi Keo, Núi Hùng

B. Núi Hưng, núi Trọc, núi Pheo

C. Núi Pheo, núi Trọc, núi Hùng

4. Khu di tích Đền Hùng được bao trùm bởi những khu rừng rộng lớn, đó là:

A. Rừng già nhiệt đới

B. Rừng mưa ôn đới

C. Rừng nguyên sinh

Câu 2. Em hãy điền dấu tích vào ô trống đứng trước những tên gọi khác của núi Hùng:

☐ Nghĩa Lĩnh

☐ Nghĩa Lam

☐ Bảo Thiếu Lĩnh

☐ Bảo Thiếu Sơn

☐ Nghĩa Cương

☐ Ni Cương

☐ Hy Cương

☐ Lam Cương

☐ Hy Sơn

Câu 3. Điền vào chỗ trống

Tại Khu Di tích Đền Hùng có:

- Các loài cây cổ thụ như: ………………………………………………

- Các giống cây cổ sơ như: …………………………………………….

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

2. Bài tập

a. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn sau, biết rằng những chữ đó bắt đầu bằng tr hoặc ch:

Sáng ngày ………….. nhật, Nam cùng các bạn ra đồng ………….. thả diều. Hôm nay, ………….. có gió to, nên ………….. một phút thôi mà diều đã bay lên cao tít. Cả đám vui sướng hò reo, ………… theo những cánh diều. Đến gần ………….., nắng to hơn, cả nhóm bảo nhau thu diều, về nhà ăn cơm trưa nhanh kẻo mẹ mắng. Dù vậy, vẫn không quên hẹn nhau chiều nay ra sống tắm mát.

b. Tìm các từ chứa vần ươn hoặc ương có nghĩa như sau:

- Một loài động vật thân tròn và dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn: …………..

- Một bộ phận của nhà ở, được xây bằng gạch, đá, hoặc gỗ để chống đỡ sàn nhà và mái, ngăn cách các phòng, không gian trong nhà: …………..

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Hãy viết họ tên, địa chỉ người bạn thân thiết nhất của em.

….………………………………………………………………………

2. Kể tên 5 quốc gia châu Á mà em biết.

….………………………………………………………………………

3. Kể tên 3 con đường tại nơi em sinh sống.

….………………………………………………………………………

4. Kể tên 3 danh lam thắng cảnh mà em đã từng được đến/ từng được nhìn thấy qua tivi, sách báo.

….………………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Cho cốt truyện sau:

(1) Liên đang đi bộ về nhà sau giờ học.

(2) Liên nhặt được một chiếc ví màu đỏ có rất nhiều tiền bên trong.

(3) Liên đem ví đến đồn cảnh sát và nộp cho chú công an.

(4) Liên trở về nhà với niềm vui sướng khi đã làm được một việc tốt.

Em hãy chọn một trong các sự kiện của cốt truyện trên và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

Đáp án:

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. C

3. C

4. A

Câu 2.

☑ Nghĩa Lĩnh

☐ Nghĩa Lam

☑ Bảo Thiếu Lĩnh

☑ Bảo Thiếu Sơn

☑ Nghĩa Cương

☐ Ni Cương

☑ Hy Cương

☐ Lam Cương

☑ Hy Sơn

Câu 3. Điền vào chỗ trống

- Các loài cây cổ thụ như: chò, thông, lụ…

- Các giống cây cổ sơ như: kim giao, thiên tuế…

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2.

a. Sáng ngày chủ nhật, Nam cùng các bạn ra đồng chơi thả diều. Hôm nay, trời có gió to, nên chỉ một phút thôi mà diều đã bay lên cao tít. Cả đám vui sướng hò reo, chạy theo những cánh diều. Đến gần trưa, nắng to hơn, cả nhóm bảo nhau thu diều, về nhà ăn cơm trưa nhanh kẻo mẹ mắng. Dù vậy, vẫn không quên hẹn nhau chiều nay ra sống tắm mát.

b.

- Một loài động vật thân tròn và dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn: lươn

- Một bộ phận của nhà ở, được xây bằng gạch, đá, hoặc gỗ để chống đỡ sàn nhà và mái, ngăn cách các phòng, không gian trong nhà: tường

Câu 2. Luyện từ và câu

Gợi ý:

1. Nguyễn Kiên Trung - nhà số 9 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

2. Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Cuba, Lào, Campuchia, Indonesia…

3. Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Lạc Long Quân, Âu Cơ…

4. Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, biển Phú Quốc…

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo đoạn: (1) Liên đang đi bộ về nhà sau giờ học.

Tùng… tùng… tùng… Tiếng trống trường rộn rã vang lên, báo hiệu buổi học kết thúc. Liên cùng các bạn chào tạm biệt cô giáo, rồi bắt đầu dọn dẹp sách vở. Mọi người ai cũng vui tươi, hớn hở. Sau khi kiểm tra kĩ ngăn bản, Liên mang cặp lên vai và bắt đầu đi về nhà. Vì người đường với các bạn, nên hôm nào Liên cũng đi bộ về một mình. Thế nhưng em không buồn chán chút nào, vì trên đường có rất nhiều thứ hấp dẫn cho em ngắm nhìn. Đó là những cửa hàng đầy màu sắc với những món đồ xinh đẹp. Là những hàng cây cổ thụ cao lớn, xanh tốt. Là những bồn hoa với đủ loại hoa tươi tắn, thu hút từng đàn bướm dập dìu ghé thăm. Vừa đi, vừa ngắm, vừa hát, Liên vui sướng đi về nhà.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng tr hoặc ch:

Con người là một sinh vật có ... tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm ... kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu ... lòng đất, ... ngự được đại dương, ... phục được khoảng không vũ .... bao la. Họ là những .... nhân xứng đáng của thế giới này.

b) Những chữ đó có vần ươn hoặc ương:

Nhà Trung ở gần sân bay. Từ nhỏ, Trung đã rất ngưỡng mộ các chú phi công. Em mơ ước lớn lên sẽ thành phi công để được bay ... trên bầu trời, bay trên ... tược, làng mạc, thành phố quê ..., vượt các đại ... mênh mông. Để chuẩn bị cho .... lai, Trung cố gắng học giỏi, tập thể dục ... xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, .. tráng.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng chí hoặc trí, có nghĩa như sau:

- Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng: ........................

- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: ..........................

b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau:

- Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn.

- Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hay chưa từng có.

Câu 3. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao (Tiếng Việt 4, tập một, trang 74 - 75):

Câu 4. Sau khi chơi trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam, hãy tìm và viết lại:

a) Tên ba tỉnh hoặc thành phố:..............................

b) Tên ba danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng:

c)Tên ba đảo hoặc quẩn đảo của nước ta:

Câu 5: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

Đáp án:

Câu 1. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:

a) Những chữ bị bỏ trống bắt đầu tr hoặc ch:

Con người là một sinh vật có trí tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm chất kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng không vũ trụ bao la. Họ là những chủ nhân xứng đáng của thế giới này.

b) Những chữ bị bỏ trống có vần ươn hoặc ương:

Nhà Trung ở gần sân bay. Từ nhỏ, Trung đã rất ngưỡng mộ các chú phi công. Em mơ ước lớn lên sẽ thành phi công để được bay lượn trên bầu trời, bay trên vườn tược, làng mạc, thành phố quê hương, vượt các đại dương mênh mông. Để chuẩn bị cho tương lai, Trung cố gắng học giỏi, tập thể dục thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, cường tráng.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng chí hoặc trí, có nghĩa như sau:

- Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp: Ý chí

- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: Trí tuệ

b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau:

- Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn: Vươn lên

- Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hay chưa từng có: Tưởng tượng

Câu 3. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 74 - 75):

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.

Câu 4. Sau khi chơi trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam, hãy tìm và viết lại.

a) Tên ba tỉnh hoặc thành phố:

Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương,...

b) Tên ba danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng:

Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, địa đạo Củ Chi, Nha Trang,..

c) Tên ba đảo hoặc quần đảo của nước ta:

Câu 5: 

Bài mẫu tham khảo

Một buổi chiều sâm sẩm tối, mẹ bảo ra ngoài tiệm tạp hóa mua cho mẹ một ít đường. Vâng lời mẹ, tôi chạy ra đầu hẻm, băng qua đường để sang tiệm tạp hóa, cùng lúc ấy, tôi thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng còng, dáng người nhỏ bé và khắc khổ đang đứng bên vệ đường. Dường như bà định băng qua đường nhưng xe đông quá bà không qua được.

Tôi tiến đến bên bà và hỏi:

- Bà ơi, có phải bà định sang bên kia đường không ạ?

- Ừ, bà định sang bên ấy cháu ạ, nhưng xe đông quá! Thế cháu đi đâu mà tối thế?

Bà cụ trả lời rồi nhìn em hỏi.

- Dạ cháu đi mua đường cho mẹ. Bà ơi, để cháu đưa bà sang bên ấy nhé! Tôi đưa tay mình ra, đề nghị.

Bà cụ mỉm cười, cầm lấy tay tôi. Tôi cẩn thận dẫn bà đến vạch dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường rồi chầm chậm dẫn bà cụ qua.

Sang đến bên kia đường, lạ kì thay, tay bà cụ bỗng trở nên âm áp vô cùng, từ người bà tỏa ra một vòng ánh sáng, chói lòa, rực rỡ. Lúc đó, mọi vật trước mắt tôi như dừng hoạt động. Bà cụ tôi dẫn qua đường lúc nãy không còn nữa, dáng người khắc khổ củng không còn mà thay vào đó là một bà cụ tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Bà âu yếm bảo tôi:

- Cháu là đứa bé ngoan, biết giúp đỡ mẹ và người khác. Để thưởng cho cháu, ta ban cho cháu ba điều ước.

Sau một phút ngỡ ngàng, tôi bèn ước cho gia đình mình ai cũng được mạnh khỏe, ước cho em trai tôi mắt không còn cận thị nữa, vì em tôi còn nhỏ mà bị cận bẩm sinh, nhìn nó bé tí đã phải đeo kính, tôi thương lắm. Tôi ước cho ba của Thùy - bạn thân của tôi mau tỉnh lại và mạnh khỏe về nhà vì thứ sáu tuần trước ba bạn ấy bị tai nạn giao thông và rơi vào trạng thái hôn mê. Gia đình bạn Thùy buồn lắm, riêng bạn ấy khóc suốt.

Khi tôi ước xong, bà tiên mỉm cười nhìn tôi rồi biến mất. Quên cả mua đường, tôi chạy về nhà. Kì diệu thay, tôi không thấy cặp kính trên mắt em trai tôi nữa, thay vào đó là một đôi mắt tròn xoe, đen láy và trong veo nhìn tôi mừng rỡ. Tôi sung sướng chạy vào bếp ôm chầm lấy mẹ, mừng vui khôn xiết.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 10

Đánh giá

0

0 đánh giá