Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần8 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 8 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 1
Đề bài:
I/ Bài tập về đọc hiểu
Chiếc dù màu đỏ
Bên sườn đồi, một ngôi làng nhỏ đang phải gánh chịu nạn hạn hán kéo dài nhất từ trước đến nay. Người dân trong làng buồn bã, lo âu trước dấu hiệu của một mùa thu hoạch thất bại. Không còn cách nào hơn, mọi người cùng đến nhà thờ để cầu nguyện với hi vọng Chúa Trời nghe thấu những lời cầu khấn mà thương tình đổ mưa xuống trần gian.
Vị cha xứ già lặng lẽ nhìn quanh. Sự hiện diện của ông không được mấy ai để ý. Bỗng ông chú ý đến một bé gái quỳ ngay hàng ghế đầu tiên. Cô bé đang cầu nguyện - bình thản, thánh thiện giữa đám đông ồn ào. Ngay cạnh cô bé là một chiếc dù* màu đỏ - chiếc dù duy nhất xuất hiện trong nhà thờ. Ông trìu mến ngắm nhìn khôn mặt ngây thơ, đáng yêu nhưng tràn đầy niềm tin của cô bé, lòng đầy xúc động. Cuối cùng, buổi cầu nguyện cũng kết thúc trong sự nôn nóng của phần đông những người tham dự. Khi họ đang vội vàng chuẩn bị trở về nhà thì lạ thay, một cơn mưa ào tới. Tất cả đều hò reo, vui mừng vì bao trông ngóng suốt thời gian qua cuối cùng đã trở thành hiện thực. Chợt mọi người lặng yên, bối rối nhường đường cho cô bé với khuôn mặt rạng ngời, cầm trên tay chiếc dù màu đỏ nhẹ nhàng bước ra trong làn mưa.
Tất cả đều đến nhà thờ để cầu nguyện, nhưng chỉ có cô bé là người có niềm tin chắc chắn vào những lời cầu nguyện của mình.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Mọi người đến nhà thờ để làm gì?
a - Để cầu nguyện không bị hạn hán
b - Để cầu nguyện cho trời đổ mưa
c - Để cầu nguyện mùa màng không thất bại
2. Cha xứ xúc động về điều gì ở cô bé khi cầu nguyện trong nhà thờ?
a - Quỳ ngay ở hàng ghế đầu tiên của nhà thờ
b - Cầu nguyện bình thản giữa đám đông ồn ào
c - Khuôn mặt ngây thơ nhưng tràn đầy niềm tin
3. Vì sao trời nắng hạn mà cô bé lại mang theo chiếc dù màu đỏ vào nhà thờ cầu nguyện?
a - Vì đó là đồ vật ngày nào cô cũng mang theo bên mình
b - Vì cô muốn người đi nhà thờ cầu nguyện chú ý đến mình
c - Vì cô tin rằng lời cầu nguyện sẽ thành sự thật, trời sẽ mưa
4. Câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
a - Cần phải chân thành, nghiêm túc khi cầu nguyện
b - Cần phải đặt niềm tin vào điều mình mong ước
c - Cần thận trọng, biết lo xa trước mọi tình huống
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ
a) r, d hoặc gi
- …ạn….ày sương…..ó/………………..
- ….ấy…..ách phải ……ữ lấy lề/…………………………
b) iên hoặc iêng
- M…..nói tay làm/……………..
- T……học lễ, hậu học văn/……………………………..
Câu 2: Các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn sau đều viết chưa đúng quy định chính tả, em hãy gạch dưới và viết lại cho đúng các tên riêng đó:
Nhà thơ người i ta li a pe tra cô (1304 – 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này.
(Dẫn theo Nguyễn Lân Dũng)
* Viết lại các tên riêng:
…………………………………………………………………………..
Câu 3: Trong những câu sau, có một từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt và một câu là lời nói trực tiếp nhưng chưa dùng dấu ngoặc kép. Em hãy điền dấu cho từ ngữ và câu đó.
Chiều đến, bầu trời trở nên phẳng phiu, xanh ngắt. Hạt Nắng dạo chơi trên cánh đồng. Nghe mẹ gọi, Hạt Nắng vội vàng chia tay những hạt lúa vàng xuộm, bám theo cánh tay hồng của mẹ, trở về ngôi nhà nằm khuất sau dãy núi. Nó đâu biết nơi mà mình đã đi qua đang xào xạc dậy lên những âm thanh trìu mến: Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con!
Câu 4: a) Sắp xếp lại thứ tự các câu sau cho đúng trình tự thời gian diễn ra các sự việc trong câu chuyện “Con quạ thông minh”:
(1) Quạ bèn nghĩ ra một cách
(2) Nó tìm thấy một cái lọ có nước
(3) Một con quạ khát nước
(4) Quạ tha hồ uống
(5) Một lúc sau nước dâng lên
(6) Song nước trong lọ ít quá, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được
(7) Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong lọ
Thứ tự đúng (ghi số trong ngoặc đơn):………………………………….
b) Hãy hình dung và viết một đoạn văn kể lại những chi tiết cụ thể nói về con quạ thực hiện việc uống nước trong lọ một cách thông minh (bài 4 a)
………………………………………………………………..
Đáp án:
I/ Bài tập về đọc hiểu
1. Mọi người đến nhà thờ để cầu nguyện cho trời đổ mưa.
Chọn đáp án: b
2. Khi cầu nguyện trong nhà thờ, cha xứ xúc động vì khuôn mặt ngây thơ nhưng tràn đầy niềm tin của cô bé.
Chọn đáp án: c
3. Trời nắng hạn mà cô bé lại mang theo chiếc dù màu đỏ vào nhà thờ cầu nguyện bởi vì cô tin rằng lời cầu nguyện sẽ thành sự thật, trời sẽ mưa.
Chọn đáp án: c
4. Câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng cần phải đặt niềm tin vào điều mình mong ước.
Chọn đáp án: b
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1.
a) r, d hoặc gi
- dạn dày sương gió
- giấy rách phải giữ lấy lề
b) iên hoặc iêng
- Miệng nói tay làm
- Tiên học lễ, hậu học văn
2.
Nhà thơ người i ta li ape tra cô (1304 – 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này.
Viết lại các tên riêng:
I-ta-li-a, Pe-tra-cô, A-vi-nhông, Pháp, Mát-xcơ-va, Vê-nê-zu-ê-la, Luân-đôn, Anh, Viên, Áo, Pra-ha, Tiệp Khắc
3.
- Từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt “ngôi nhà”
- Câu là lời nói trực tiếp: “Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con!”
4.
a) Thứ tự đúng các sự việc trong câu chuyện là: (3), (2), (6), (1), (7), (5), (4)
b) Viết thành đoạn văn
Có một con quạ đang khát nước. Nó cố gắng tìm kiếm nước để giải tỏa cơn khác của mình. Thật may nó đã tìm thấy một cái lọ có nước. Thế nhưng nước trong lọ lại ít quá, cổ lọ lại cao. Con quạ cố gắng thò mỏ vào nhưng vẫn không sao uống được nước. Cuối cùng, quạ ta nghĩ ra một cách: Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước trong lọ từ từ dâng lên. Quạ tha hồ uống.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 2
Đề bài:
Câu 1:
Mỗi khổ thơ trong bài Nếu chúng mình có phép lạ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ? Những điều ước đó là gì?
A |
B |
|
1. Nếu chúng mình có phép lạ Bắt hạt giống nảy mầm nhanh Chớp mắt thành cây đầy quả Tha hồ hái chén ngọt lành. |
a. Các bạn nhỏ ước trái đất không còn bom đạn, chiến tranh. Những trái bom biến thành trái ngon, trong ruột toàn kẹo và bi tròn |
|
2. Nếu chúng mình có phép lạ Ngủ dậy thành người lớn ngay Đứa thì lặn xuống đáy biển Đứa thì ngồi lái máy bay |
b. Các bạn nhỏ ước mong có thể chinh phục thiên nhiên, mong thời tiết trên trái đất dễ chịu hơn , không còn thiên tai bao quanh. |
|
3. Nếu chúng mình có phép lạ Hái triệu vì sao xuống cùng Đúc thành ông mặt trời mới Mãi mãi không còn mùa đông |
c. Các bạn nhỏ ước mong có thể trở thành người lớn, để có thể xuống biển, lên trời, khám phá thế giới xung quanh và làm thật nhiều việc có ích |
|
4. Nếu chúng mình có phép lạ Hóa trái bom thành trái ngon Trong ruột không còn thuốc nổ Chỉ toàn kẹo với bi tròn. |
d. Các bạn nhỏ ước mong cây trái mau lớn, mau cho quả ngọt lành |
Câu 2:
Đọc lại câu chuyện Đôi giày ba ta màu xanh và tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày
a) Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi
b) Hóa ra trẻ con thời nào cũng giống nhau
c) Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất.
d) Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
e) Tôi theo Lái trên khắp các đường phố
Câu 3:
Em hãy điền vào chỗ trống âm đầu r, d hoặc gi để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Lưng trời …ó vút, …iều ngân vẳng
Khắp chốn cành cao chim …íu …an
Câu 4:
Em điền vào chỗ trống tiếng chứa vần iên, yên, hay iêng để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Cửa ….. đêm đêm
Rạng ngời đèn ……..
Con tàu rời bến
…….. còi thiết tha
Chào cảnh bình …….
Chào những người thợ
Đã thức vì tàu
Câu 5:
Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
a. Dõ dàng là nó đã hiểu lại còn rả vờ như không hiểu rì
b. Bình iên là khi được thả mình vào biểng lớn
Câu 6:
Em hãy ghép tên quốc gia với tên thủ đô của quốc gia đó sao cho hợp lí
Tên quốc gia |
Tên thủ đô |
1. Nga |
a. Cu-a-la Lăm-pơ |
2. Ấn Độ |
b. Béc-lin |
3. Nhật Bản |
c. Phnôm Pênh |
4. Thái Lan |
d. Viêng Chăn |
5. Mĩ |
e. Luân Đôn |
6. Anh |
f. Oa-sinh-tơn |
7. Lào |
g. Băng Cốc |
8. Cam-pu-chia |
h. Tô-ki-ô |
9. Đức |
i. Niu-đê-li |
10. Ma-lai-xi-a |
k. Mát-xcơ-va |
Câu 7:
Em hãy sắp xếp các tên riêng sau vào hai nhóm đã cho bên dưới
Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, Nhật Bản, Triều Tiên, Ác-hen-ti-na, Ăng-gô-la, Môn-ca-đa, Thượng Hải, Quảng Châu
Các tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt |
Các tên riêng không phiên âm theo âm Hán Việt |
|
|
Câu 8:
Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?
Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.
A. Dứt tiếng hô: “Phóng! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên”.
B. Dứt tiếng hô: “Phóng!” của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.
C. Dứt tiếng hô: “Phóng! của mẹ”, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.
D. Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ, “cá chuồn con” bay vút lên như một mũi tên.
Câu 9:
Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?
Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.
A. Trời vừa tạnh, một chú “Ễnh Ương” ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.
B. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!”, rồi nhảy tòm xuống nước.
C. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.”
D. “Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.”
Câu 10:
Giả sử các nhân vật Tin-tin và Mi-tin trong câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu mà cùng lúc, mỗi người tới thăm một nơi. Em hãy kể lại câu chuyện theo hướng đó.
Đáp án:
Câu 1:
1 – d: Khổ 1 - Các bạn nhỏ ước mong cây trái mau lớn, mau cho quả ngọt lành
2 – c: Khổ 2 - Các bạn nhỏ ước mong có thể trở thành người lớn, để có thể xuống biển, lên trời, khám phá thế giới xung quanh và làm thật nhiều việc có ích
3 – b: Khổ 3 – Các bạn nhỏ ước mong có thể chinh phục thiên nhiên, mong thời tiết trên trái đất dễ chịu hơn , không còn thiên tai bao quanh.
4 – a: Khổ 4 - Các bạn nhỏ ước trái đất không còn bom đạn, chiến tranh. Những trái bom biến thành trái ngon, trong ruột toàn kẹo và bi tròn
Đáp án đúng: 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a
Câu 2:
Những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày là:
c) Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất.
d) Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
Câu 3:
Lưng trời gió vút, diều ngân vẳng
Khắp chốn cành cao chim ríu ran
Câu 4:
Cửa biển đêm đêm
Rạng ngời đèn điện
Con tàu rời bến
Tiếng còi thiết tha
Chào cảnh bình minh
Chào những người thợ
Đã thức vì tàu
Câu 5:
a. Phát hiện lỗi sai: Dõ, dàng, rả, rì
sửa lỗi: Dõ -> Rõ, dàng -> ràng, rả -> giả, rì -> gì
b. Phát hiện lỗi sai: iên, biểng
sửa lỗi: iên -> yên, biểng -> biển
Câu 6:
1 – k: Nga -> Mát-xcơ-va
2 – i: Ấn Độ -> Niu-đê-li
3 – h: Nhật Bản -> Tô-ki-ô
4 – g: Thái Lan -> Băng Cốc
5 – f: Mĩ -> Oa-sinh-tơn
6 – e: Anh -> Luân Đôn
7 – d: Lào -> Viêng Chăn
8 – c: Cam-pu-chia -> Phnôm Pênh
9 – b: Đức -> Béc-lin
10 – a: Ma-lai-xia -> Cu-a-la Lăm-pơ
Câu 7:
Các tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt |
Các tên riêng không phiên âm theo âm Hán Việt |
Bắc Kinh, Nhật Bản, Triều Tiên, Thượng Hải, Quảng Châu |
Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, Ác-hen-ti-na, Ăng-gô-la, Môn-ca-đa
|
Câu 8:
Đặt dấu ngoặc kép vào từ “Phóng!” để đánh dấu đây là lời nói trực tiếp của mẹ
Đáp án đúng: B.
Câu 9:
Đặt dấu ngoặc kép vào từ “Đẹp! Đẹp” dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của chú Ễnh Ương
Đáp án đúng: B. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!”, rồi nhảy tòm xuống nước.
Câu10:
Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu. Thấy một em mang một chùm quả trên đầu gậy, Mi-tin khen: “Chùm lê đẹp quá!”. Em bé nói đó không phải là lê mà là nho. Em đã nghĩ ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai bê đến một sọt quả, Mi-tin tưởng đó là dưa đỏ, hóa ra đó là những quả táo, mà vẫn chưa phải loại quả to nhất. Em bé thứ ba thì khoe một xe đầy những quả mà Mi-tin tưởng là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa. Em bé nói rằng khi ra đời sẽ trồng những quả dưa to như thế.
Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin tìm đến công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cái máy có đôi cánh xanh, Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em nói: Khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế tạo ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Em bé nói máy chế sắp xong rồi, có muốn xem không. Tin-tin háo hức muốn xem. Vừa lúc ấy, một em bé khoe với Tin-tin ba mươi lọ thuốc trường sinh. Em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra mang đến một thứ ánh sáng lạ thường. Em thứ tư kéo tay Tin-tin muốn khoe một chiếc máy biết bay trên không như một con chim. Còn em bé thứ năm khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.
Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) có đáp án hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 6
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 7
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 9
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 10
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 11
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.