Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

549

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi mở đầu trang 5 SGK Khoa học 4: Nước rất quen thuộc và gắn bó với đời sống con người. Em biết gì về tính chất của nước? Em hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có nước?

Trả lời:

- Tính chất của nước: Nước có tính chất không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía. Nước có thể thấm qua một số vật và hòa tan một số chất (đường, muối, giấm ăn, ...).

- Con người, động vật và thực vật sẽ chết nếu không có nước. Nước không thể thiếu trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt của chúng ta.

Hoạt động 1 trang 5 SGK Khoa học 4:

Chuẩn bị: Đồ dùng thủy tinh không màu: 1 cốc, 1 bát, 1 chai; nước sạch có thể uống được.

Tiến hành: Rót cùng một lượng nuớc vào cốc, bát và chai như hình 1. Hãy ngửi, nếm và quan sát màu sắc, hình dạng của nước trong mỗi hình.

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 7)

Từ thí nghiệm rút ra nhận xét gì về tính chất của nước?

Trả lời:

Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét: Nước không mùi, không màu, không vị và có hình dạng theo hình dạng của vật chứa.

Hoạt động 2 trang 6 SGK Khoa học 4:

Chuẩn bị: 1 tấm gỗ, 1 khay nhựa, 1 cốc nước.

Tiến hành: Đổ từ từ nước lên mặt tấm gỗ đặt nằm nghiêng trên khay như hình 2.

Quan sát và nhận xét hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ. Khi xuống tới khay, nước tiếp tục chảy như thế nào?

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 6)

Trả lời:

- Hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ: chảy từ trên xuống dưới.

- Khi xuống tới khay: nước tiếp tục chảy lan rộng ra khắp mọi phía.

Hoạt động 3 trang 6 SGK Khoa học 4:

Chuẩn bị: 2 khăn mặt, 2 đĩa, 2 tờ giấy ăn khô, 1 thìa, nước.

Tiến hành: Đặt khăn mặt, đĩa và giấy ăn chồng lên nhau như hình 3. Đổ một thìa nước lên mặt trên của mỗi chồng khăn mặt, đĩa và giấy ăn. Nhấc khăn mặt, đĩa và giấy ăn ở bên trên ra.

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 5)

Quan sát khăn mặt, đĩa, giấy ăn ở bên dưới và cho biết nước thấm qua vật nào. Vì sao em biết?

Trả lời:

- Nước thấm qua khăn mặt và giấy ăn vì nhấc khăn mặt và giấy ăn ở bên trên ra thấy khăn mặt và giấy ăn bên dưới bị ướt.

- Nước không thấm qua đĩa vì nhấc đĩa ở bên trên ra thấy đĩa ở bên dưới không bị ướt.

Hoạt động 4 trang 6 SGK Khoa học 4:

Chuẩn bị: 3 cốc thủy tinh, 3 thìa, muối ăn, cát, đường, nước.

Tiến hành: Lấy 3 cốc nước như nhau, cho vào từng cốc các chất: muối ăn, cát, đường như hình 4, rồi khuấy đều.

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 4)

Quan sát thí nghiệm và cho biết nước hòa tan chất nào và không hòa tan chất nào.

Trả lời:

Nước hòa tan muối ăn và đường, nước không hòa tan cát.

Câu hỏi 1 trang 7 SGK Khoa học 4Từ kết quả quan sát được ở các thí nghiệm trên em phát hiện được tính chất nào của nước?

Trả lời:

Từ kết quả quan sát được ở các thí nghiệm trên em phát hiện được nước có tính chất không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía. Nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.

Câu hỏi 2 trang 7 SGK Khoa học 4: Nêu một số ví dụ trong cuộc sống chứng tỏ nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.

Trả lời:

+ Nước thấm qua khăn bông, quần áo, giấy ăn...

+ Nước hoà tan được đường, muối, giấm ăn, ...

Hoạt động trang 7 SGK Khoa học 4Quan sát hình 5 và cho biết ở mỗi hình con người đã vận dụng tính chất nào của nước: Thấm qua một số vật; Chảy từ trên cao xuống thấp; Hòa tan một số chất; Chảy lan ra khắp mọi phía.

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 3)

Trả lời:

Hình a - Thấm qua một số vật.

Hình b - Chảy từ trên cao xuống thấp.

Hình c - Hòa tan một số chất.

Hình d - Thấm qua một số vật.

Hình e - Chảy lan ra khắp mọi phía.

Câu hỏi trang 7 SGK Khoa học 4Hãy kể thêm ví dụ khác trong đời sống hàng ngày ở gia đình, địa phương em mà con người đã vận dụng tính chất của nước.

Trả lời:

- Làm áo mưa để mặc không bị ướt khi trời mưa.

- Che ô khi đi trong trời mưa.

- Làm ruộng bậc thang để nước chảy xuống, cung cấp nước cho ruộng.

- Lợi dụng sức nước để xây nhà máy thủy điện.

- Làm sạch thực phẩm, lau sàn nhà, rửa bát.

...

Hoạt động 1 trang 7 SGK Khoa học 4Quan sát hình 6 và cho biết vai trò của nước đối với con người, động vật và thực vật.

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

Trả lời:

a, b - Nước hòa tan nhiều chất, giúp cơ thể sinh vật (người, trâu, ...) hấp thụ được các chất dinh dưỡng và thải ra các chất độc hại.

c - Nước là môi trường sống của sinh vật (con cá, cây sen, ...).

Hoạt động 2 trang 7 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 7 và cho biết nước được sử dụng vào các hoạt động gì và tác dụng của các hoạt động đó.

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

Trả lời:

a - Nước dùng để tắm để làm sạch cơ thể.

b - Nước dùng để nấu thức ăn, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

c - Nước dùng trong tưới tiêu giúp hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất tạo thành dung dịch mà rễ cây dễ dàng hấp thụ.

d - Lợi dụng sức nước tạo ra điện phục vụ đời sống.

Câu hỏi 1 trang 8 SGK Khoa học 4: Hãy cho biết con người, động vật và thực vật sẽ như thế nào thiếu nước hoặc không có nước.

Trả lời:

- Nếu thiếu nước, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng và không bài tiết được những chất thừa độc hại ra ngoài cơ thể.

- Nếu không có nước, con người, động vật và thực vật sẽ chết.

Câu hỏi 2 trang 8 SGK Khoa học 4: Hãy kể các hoạt động khác trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt cần đến nước ở gia đình và địa phương em.

Trả lời:

- Nước được sử dụng để tắm rửa, sinh hoạt, nuôi cá cảnh trang trí, làm hồ bơi, sản xuất điện,...

- Nước sử dụng trong tưới tiêu, trồng cây thuỷ canh, nuôi trổng thuỷ hải sản …

Em có thể trang 8 SGK Khoa học 4: Giải thích được việc làm khơi thông miệng hố ga góp phần chống ngập nước.

Trả lời:

Nhiều nắp hố ga bị rác bịt kín, bị người dân dùng vải nhựa, ván ép, tôn kẽm bít lại để ngăn mùi hôi từ cống rãnh bốc lên gây ra ngập úng. Việc khơi thông miệng hố ga để đảm bảo nước có thể chảy xuống (thoát nước) để tránh tình trạng ngập úng.

Đánh giá

0

0 đánh giá