Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

313

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi trang 17 SGK Khoa học 4: Ngoài thức ăn và nước uống con người cần không khí để duy trì sự sống. Vậy không khí có ở đâu?

Trả lời:

Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

Hoạt động 1 trang 17 SGK Khoa học 4:

Chuẩn bị: 1 túi ni – lông phân hủy sinh học, 1 chậu thủy tinh chứa nước, tăm, dây buộc.

Tiến hành:

- Cầm túi ni – lông, mở to miệng túi và đi nhanh trong lớp hoặc ngoài hành lang giống như bạn ở hình 1a. Khi túi phồng lên, buộc miệng túi lại.

- Cho túi vào chậu nước, dùng tăm chọc thủng một lỗ rồi bóp nhẹ túi như hình 1b. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 9)

Giải thích hiện tượng xảy ra và cho biết túi ni - lông chứa gì.

Trả lời:

Hiện tượng: Có các bong bóng tròn nổi lên.

Giải thích: Do bên trong túi có chứa không khí. Cho túi vào chậu nước, dùng tăm chọc thủng một lỗ rồi bóp nhẹ túi không khí thoát ra làm sủi bong bóng.

Hoạt động 2 trang 18 SGK Khoa học 4Quan sát hình 2, hãy dự đoán bên trong chai rỗng và trong các lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển khô chứa gì.

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 8)

Trả lời:

Bên trong chai rỗng và trong các lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển khô chứa không khí.

Hoạt động 3 trang 18 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 3 và cho biết dự đoán ban đầu của em có đúng không. Giải thích kết quả quan sát được.

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 7)

Trả lời:

Dự đoán ban đầu của em là đúng.

Nhúng chìm chai rỗng vào trong nước rồi mở nắp hay nhúng chìm miếng bọt biển khô trong nước rồi bóp nhẹ thấy có bọt khí nổi lên.

Các bọt khí nổi lên chính là không khí, chứng tỏ có không khí bên trong chai rỗng và bọt biển.

Câu hỏi trang 18 SGK Khoa học 4: Từ các hiện tượng quan sát được ở hình 1, hình 2 và hình 3 và trong cuộc sống cho biết không khí có ở đâu.

Trả lời:

Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

Hoạt động 1 trang 18 SGK Khoa học 4: Quanh em là không khí.

- Hãy dùng các giác quan và cho biết màu, mùi, vị của không khí.

- Nêu ví dụ mùi thơm hay mùi khó chịu mà em đã ngửi thấy trong không khí. Mùi đó có phải là mùi của không khí không? Vì sao?

- Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ vật quanh ta, từ đó nhận xét về tính trong suốt của không khí.

Trả lời:

- Không khí không màu, không mùi, không vị.

- Mùi thơm mà em ngửi thấy trong không khí: mùi nước hoa, mùi hoa, mùi thức ăn chín...; mùi khó chịu mà em ngửi thấy trong không khí: mùi rác thải, mùi trứng ung,... Các mùi đó không phải là mùi của không khí mà là của các chất khác.

- Không khí có tính trong suốt.

Hoạt động 2 trang 18 SGK Khoa học 4: Quan sát không khí có trong túi ni-lông thu được ở thí nghiệm 1a, chai rỗng ở hình 2b và không khí có trong các quả bóng,... hãy nhận xét về hình dạng của không khí.

Trả lời:

Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó.

Hoạt động 3 trang 19 SGK Khoa học 4: 

Chuẩn bị: 1 bơm tiêm.

Tiến hành: Bịt kín đầu bơm tiêm rồi dùng ngón tay ấn ruột bơm tiêm vào sâu trong vỏ bơm tiêm (Hình 4b), sau đó thả tay ra (Hình 4c).

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 6)

- Quan sát hình 4a và cho biết bên trong vỏ bơm tiêm chứa gì?

- Mô tả các hiện tượng đã xảy ra ở hình 4b và 4c có sử dụng các từ gợi ý: không khí, nén lại, dãn ra.

- Qua thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của không khí?

Trả lời:

- Hình 4a: Trong vỏ bơm kim tiêm chứa khí.

- Hình 4b: Không khí bị nén lại.

- Hình 4c: Không khí bị dãn ra.

- Nhận xét: Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.

Câu hỏi trang 19 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 5 và cho biết:

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 5)

- Bạn Nam đã kéo ruột bơm lên hay ấn ruột bơm xuống để lốp xe căng lên?

- Trong tác động đó, bạ Nam đã áp dụng tính chất nào của không khí?

Trả lời:

- Bạn Nam đã ấn ruột bơm xuống để lốp xe căng lên.

- Bạn Nam đã áp dụng tính chất nén lại hoặc dãn ra của không khí.

Hoạt động 1 trang 19 SGK Khoa học 4: Thành phần của không khí được chỉ ra trong hình 6.

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 3)

- Hãy kể tên các thành phần của không khí, trong đó thành phần nào là nhiều nhất.

- Bằng quan sát và thực tế hãy dự đoán ngoài các thành phần kể trên, không khí còn chứa những gì?

Trả lời:

- Không khí gồm khí nitrogen, oxygen, carbon dioxide (các – bô – níc) và các chất khí khác. Trong đó, khí nitrogen chiếm nhiều nhất.

- Ngoài các thành phần kể trên, không khí còn chứa hơi nước, bụi, ...

Hoạt động 2 trang 20 SGK Khoa học 4: 

Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh không màu, 2 đĩa, nước màu, viên nước đá, giấy ăn khô.

Tiến hành: Cho một lượng nước có màu như nhau vào hai cốc, cho vào cốc b vài viên nước đá (Hình 7). Khoảng vài phút sau lấy giấy ăn lau phía ngoài của mỗi cốc và phía trong mỗi đĩa.

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra với hai cốc và giấy ăn.

Trả lời:

- Hiện tượng:

+ Cốc a không có hiện tượng gì xáy ra, cốc b có những giọt nước li ti bám ở thành cốc và trong lòng đĩa.

+ Giấy ăn lau cốc a không có hiện tượng, giấy ăn lau cốc b bị ướt.

- Giải thích:

Trong không khí có hơi nước, khi gặp lạnh (nước đá) hơi nước ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước nhỏ li ti bám ở thành cốc và trong lòng đĩa.

Hoạt động 3 trang 20 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 8 và nêu hiện tượng xảy ra khi miết ngón tay trên một bàn để lâu ngày không lau chùi.

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

Trả lời:

Khi miết ngón tay lên mặt bàn để lâu ngày không lau chùi thì ngón tay bị bám những vết bẩn (bụi bẩn).

Câu hỏi trang 20 SGK Khoa học 4: Từ hiện tượng quan sát được ở hình 7 và hình 8, hãy cho biết ngoài thành phần khí ni-tơ, ô-xi, các-bô-níc,... không khí còn chứa gì? So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của em.

Trả lời:

Ngoài thành phần khí ni-tơ, ô-xi, các-bô-níc,... không khí còn chứa hơi nước và bụi, ...

Điều này phù hợp với dự đoán ban đầu của em.

Em có thể 1 trang 20 SGK Khoa học 4Làm cho phao bơi căng phồng khi sử dụng và làm nó xẹp đi khi không dùng đến.

Trả lời:

Không khí có thể nén lại hoặc dãn ra, nên muốn làm phao bơi căng phồng chỉ cần bơm khí và chỉ cần xả khí trong phao khi không dùng đến làm phao xẹp xuống.

Em có thể 2 trang 20 SGK Khoa học 4Giải thích vì sao cốc kem có nhiều giọt nước li ti bám phía ngoài khi để vài phút trong không khí.

Trả lời:

Vì trong không khí có chưa hơi nước, khi hơi nước gặp lạnh (cốc kem) sẽ ngưng tụ tạo thành những giọt nước li ti bám phía ngoài.

Đánh giá

0

0 đánh giá