Phương pháp giải Phương pháp tăng giảm số mol trong giải toán hiđrocacbon (50 bài tập minh họa)

326

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Phương pháp tăng giảm số mol trong giải toán hiđrocacbon (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Hóa học 11.

Phương pháp giải Phương pháp tăng giảm số mol trong giải toán hiđrocacbon (50 bài tập minh họa)

A. Lý thuyết và phương pháp giải

- Áp dụng để tính nhanh số mol H2 phản ứng trong phản ứng cộng H2 vào hiđrocacbon không nó. Số mol (thể tích) giảm chính là số mol (thể tích) hiđro phản ứng.

CnH2n+H2Ni,toCnH2n+2(1)CnH2n2+2H2Ni,toCnH2n+2(2)

Theo phản ứng (1): nH2=nCnH2n

Theo phản ứng (2):  nH2=2nCnH2n

Dựa váo tính chất này ta có thể tính nhanh số mol các chất trong phản ứng

- Áp dụng cho các bài tính hiệu suất phản ứng cracking:

+ Ta thấy số mol các chất sản phẩm luôn lớn hơn số mol các chất phản ứng.

+ Khối lượng trước và khối lượng sau không thay đổi.

          CnH2n+2xt,toCmH2m+2+CxH2x

Pư          a                      a                 a        lít

Sau pư     b                    a                 a         lít

Vsau phản ứng = 2a + b, Vtăng sau pư = Vankan tham gia phản ứng.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm C3H8, C2H2, C3H6, CH4 và H2 đi qua bột Niken xúc tác nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng ta thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y không chứa H2. Thể tích hỗn hợp hiđrocacbon có trong X là

A. 4,48 lít.

B. 5,6 lít.

C. 6,72 lít.

D. 8,96 lít.

Hướng dẫn giải:

- Thể tích giảm chính là thể tích H2 phản ứng = 2,24 lít.

- Theo đề bài H2 hết nên thể tích hỗn hợp hiđrocacbon có trong X bằng thể tích hỗn hợp hiđrocacbon trước phản ứng = 6,72 lít.

Đáp án C

Ví dụ 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Số mol Hphản ứng là

A. 0,1 mol.

B. 0,2 mol.

C. 0,3 mol.

D. 0,4 mol.

Hướng dẫn giải:

nX = 0,3 + 0,1 = 0,4 mol

mX= 0,3.2 + 0,1. 52 = 5,8 gam

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mY = mX = 5,8 g

Mặt khác MY = 29 nY=0,2mol

Vậy số mol H2 phản ứng = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol

Đáp án B

Ví dụ 3:  Cracking 40 lít n-butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-butan chưa bị cracking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là

A. 40%

B. 50%

C. 60%

D. 70%

Hướng dẫn giải:

Coi tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol

Vkhí tăng = Vankan phản ứng = 16 lít

H=564040.100%=1640.100%=40%

Đáp án A

C. Luyện tập

Câu 1: Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H4 và H2 cho vào bình kín có thể tích là 8,96 lít ở , áp suất 1 atm, chứa ít bột Ni, nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là

A. 0,1 mol.

B. 0,3 mol.

C. 0,6 mol.

D. 0,75 mol.

Hướng dẫn giải:

n= 0,4 mol;

Theo ĐLBTKL mX = mY

MXMY=nYnX=0,75nY=0,75.0,4=0,3mol

Vậy số mol H2 phản ứng là 0,4 – 0,3 = 0,1 mol

Đáp án A

Câu 2: Cracking 560 lít C4H10 sau một thời gian thu được 1010 lít hỗn hợp X gồm C4H10, CH4, C3H6, C2H4, C2H6 (các chất cùng điều kiện). Thể tích C4H10 chưa phản ứng là

A. 100 lít.

B. 110 lít.

C. 120 lít.

D. 130 lít.

Hướng dẫn giải:

Vkhí tăng = VC4H10 phản ứng = 1010 – 560 = 450 lít

Suy ra thể tích C4H10 chưa phản ứng là 560- 450 = 110 lít.

Đáp án B

Câu 3: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là

A. 0,015 mol.

B. 0,05 mol.

C. 0,07 mol.

D. 0,075 mol.

Hướng dẫn giải:

MY= 10.2 = 20; MX = 9,25.2 = 18,5

Bảo toàn khối lượng: mX = mY

MX.nX=MY.nYnXnY=MYMX=2018,5nY=0,925mol

nH2phản ứng = nX – n= 1- 0,925 = 0,075 mol

Đáp án D

Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2Hcó tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là

A. 50%.

B. 60%.

C. 70%.

D. 80%.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: C2H4+H2C2H6

Bảo toàn khối lượng ta có mtrước = msau M¯X.nX=M¯Y.nY

nXnY=M¯YM¯X=53,75=43

Coi nX = 4 mol; nY = 3 mol

Hỗn hợp X có M¯X=3,75.4=15

%nH2=2815282.100%=50%nH2=nC2H4=2mol

Ta có: ngiảm = 4 - 3 =1mol = nH2phản ứng = nC2H4phản ứng

%H=12.100%=50%

Đáp án A

Câu 5: Cracking V lít C4H10 thu được 35 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần C4H10 chưa bị cracking. Cho hỗn hợp A đi từ từ qua bình đựng brom dư thấy thể tích còn lại 20 lít. Tính hiệu suất của phản ứng cracking?

A. 25%.

B. 60%.

C. 75%.

D. 85%.

Hướng dẫn giải:

Thể tích anken là 35 – 20 = 15 lít.

Thể tích của H2, CH4, C2H6 = thể tích anken = thể tích C4H10 phản ứng = 15 lít

Thể tích của C4H10 dư là 35- 15.2 = 5 lít.

Vậy hiệu suất phản ứng là 1515+5.100%=75%

Đáp án C

Câu 6: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen; 0,1 mol vinylaxetilen; 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với niken xúc tác,sau một thời gian được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Số mol hiđro phản ứng là

A. 0,25.

B. 0,35.

C. 0,45.

D. 0,65.

Hướng dẫn giải:

nX = 0,15 + 0,1 + 0,1 + 0,4 = 0,75 (mol);

mX = 0,15. 26 + 0,1. 52 + 0,1.28 + 0,4.2 = 12,7 g

Bảo toàn khối lượng có mX = mM¯X.nX=M¯Y.nY

nY=0,5mol

-nH2 phản ứng = nX – nY = 0,75- 0,5 = 0,25(mol)

Đáp án A

Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Số mol hiđro phản ứng là

A. 0,1.                                                                                    

B. 0,2.

C. 0,3.

D. 0,4

Hướng dẫn giải:

nX = 0,1 + 0,2 + 0,3 = 0,6 mol; MY = 11. 2 = 22

Bảo toàn khối lượng: mY = mX = 0,1.26 + 0,2.28 + 0,3.2 = 8,8 gam

nY=8,822=0,4(mol)

nH2phản ứng = nX – nY = 0,6-0,4 = 0,2 (mol)

Đáp án B

Câu 8: Hỗn hợp X gồm 0,02 mol C2H2; 0,03 mol C2H4 và 0,07 mol H2, đun nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,375. Số mol Hđã tham gia phản ứng là

A. 0,03.

B. 0,04.

C. 0,05.

D. 0,06.

Hướng dẫn giải:

nX = 0,02 + 0,03 + 0,07 = 0,12 mol; mX = 0,02.26 + 0,03. 28 + 0,07.2 = 1,5 gam

Bảo toàn khối lượng có: mX = mY = 1,5 gam

nY=1,52.9,375=0,08mol

Số mol hiđro phản ứng = nX – nY = 0,12 – 0,08 = 0,04 mol

Đáp án B

Câu 9: Cracking 1 ankan A thu được hỗn hợp sản phẩm B gồm 5 hidrocacbon có khối lượng mol trung bình là 36,25 g/mol; hiệu suất phản ứng là 60%. Công thức phân tử A là

A. C3H8

B. C4H10

C. C5H12

D. C2H6

Hướng dẫn giải:

Giả nankan ban đầu = 1 mol

H = 60% => nankan phản ứng = 0,6 mol => nkhí tăng = 0,6 mol

=> nhh B = n+ nkhí tăng = 1 + 0,6 = 1,6 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA=mBMA.nA=MB.nBMA=MB.nBnA=1,6.36,251=58

Câu 10: Cracking V lít C5H12 thu được 70 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C5H10, C3H8 và một phần C5H12 chưa bị cracking. Cho hỗn hợp A đi từ từ qua bình đựng brom dư thấy thể tích còn lại 40 lít. Tính hiệu suất của phản ứng cracking?

A. 25%.

B. 60%.

C. 75%.

D. 85%.

Hướng dẫn giải:

Thể tích anken là 70 – 40 = 30 lít.

Thể tích của H2, CH4, C2H6, C3H8 = thể tích anken = thể tích C5H12 phản ứng = 30 lít

Thể tích của C5H12 dư là 70- 30.2 = 10 lít.

Vậy hiệu suất phản ứng là3030+10.100%=75%

Đáp án C

Đánh giá

0

0 đánh giá