Phương pháp giải Công thức tính tụ điện mắc song song (50 bài tập minh họa)

325

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Công thức tính tụ điện mắc song song (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Vật lí 11.

Phương pháp giải Công thức tính tụ điện mắc song song (50 bài tập minh họa)

1. Công thức

- Tụ điện ghép song song

 Phương pháp giải Công thức tính tụ điện mắc song song (50 bài tập minh họa) (ảnh 1)

+ Công thức tính điện dung C của tụ điện khi mắc song song:

Cb=C1+C2+...+Cn

+ Công thức tính điện tích Q của tụ điện khi mắc song song:

Q+Q1+Q2+...+Qn

+ Công thức tính hiệu điện thế U của tụ điện khi mắc song song:

UAB=U1=U2=...=Un

Công thức tính điện dung C của tụ điện khi mắc 2 tụ C1 và C2 song song: Cb=C1+C2

- Công thức tính điện dung C của tụ điện khi n tụ giống nhau ghép song song: Cb=nC

Chú ý:

 Nếu ban đầu các tụ chưa tích điện,  khi ghép song song các tụ điện có cùng một hiệu điện thế.

 - Nếu ban đầu tụ điện (một hoặc một số tụ điện trong bộ) đã được tích điện cần áp dụng định luật bảo toàn điện tích (tổng đại số các điện tích của hai bản nối với nhau bằng dây dẫn được bảo toàn, nghĩa là tổng điện tích của hai bản đó trước khi nối với nhau bằng tổng điện tích của chúng sau khi nối).

2. Mở rộng

+ Nối tụ vào nguồn: U = hằng số

+ Ngắt tụ khỏi nguồn: Q = hằng số

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho mạch điện gồm 2 tụ điện C1 = 3µF, C2 = 2µF mắc song song. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế UAB = 25V.

a) Vẽ hình

b) Tính điện dung tương đương của bộ tụ

c) Tính điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ

Hướng dẫn giải:

a) Vẽ hình

Công thức tính tụ điện mắc song song hay nhất | Cách tính tụ điện mắc song song - Vật lý lớp 11  (ảnh 1)

b) Do 2 tụ mắc song song nên Cb=C1+C2=3+2=5μF

c) Do 2 tụ mắc song song UAB=U1=U2=25V

 + Điện tích mỗi tụ là Q1=C1.U1=3.25=75μCQ2=C2.U2=2.25=50μC

Ví dụ 2: Hai tụ không khí phẳng C1 = 0,2 μC, C2 = 0,4 μC mắc song song. Bộ tụ được tích điện đến hiệu điện thế U = 450 V rồi ngắt khỏi nguồn. Sau đó lấp đầy khoảng giữa 2 bản C2 bằng điện môi ε = 2. Tính hiệu điện thế bộ tụ và điện tích mỗi tụ.

Hướng dẫn giải:

- Trước khi ngắt khỏi nguồn

Do hai tụ mắc song song, ta có:

+ Điện dung của bộ tụ: C = C1 + C2 = 0,2 + 0,4 = 0,6 μF

+ Điện tích của bộ tụ: Q = CU = 0,6.10-6.450 = 2,7.10-4 C.

- Sau khi ngắt khỏi nguồn

+ Điện dung của tụ C2 sau khi lấp đầy điện môi: C2’ = εS4πkd= εC2 = 2.0,4 = 0,8 μF

+ Điện dung của bộ tụ sau khi lấp đầy C2 bằng điện môi:

C’ = C1 + C2’ = 0,2 + 0,8 = 1 μF

+ Ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích không đổi: Q’ = Q = 2,7.10-4 C.

+ Hiệu điện thế của bộ tụ sau khi ngắt khỏi nguồn: U'=Q'C'=2,7.104106=270V

Do 2 tụ mắc song song nên U1’ = U2’ = 270 V

+ Điện tích của tụ C1: Q1’ = C1U1’ = 0,2.10-6.270 = 5,4.10-5 C

+ Điện tích của tụ C2: Q2’ = C2’U2’ = 0,8.10-6.270 = 2,16.10-5 C.

Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ C1 = 6 μF, C2 = 3 μF, C3 = 6 μF, C4 = 1 μF, UAB = 60 V. Tính

Công thức tính tụ điện mắc song song hay nhất | Cách tính tụ điện mắc song song - Vật lý lớp 11  (ảnh 1)

a) Điện dụng của bộ tụ

b) Điện tích và hiệu điện thê của mỗi tụ

Hướng dẫn giải:

a) Từ mạch điện suy ra: [(C2 nt C3) // C4] nt C1

+ Ta có:

C23=C2C3C2+C3=2μFC234=C23+C4=3μF

Cb=C1C234C1+C234=2μF

 

b) Ta có: Q = Q1 = Q234 = 1,2.10-4C

U1=Q1C1=20VU234=UU1=40V

 

=> U4 = U24 = U234 = 40 V

+ Lại có: Q4 = C4U4 = 4.10-5 C; Q23 = C23U23 = 8.10-5 C = Q2 = Q3

+ Do đó: U2=Q2C2=803V;U3=Q3C3=403V

Xem thêm các dạng Vật lí 11 hay, chọn lọc khác:

Các dạng bài tập định luật cu lông và cách giải

Công thức tính hiệu điện thế hay nhất | Cách tính hiệu điện thế

Công thức tính tụ điện hay nhất | Cách tính tụ điện

Công thức tính tụ điện mắc nối tiếp hay nhất | Cách tính tụ điện mắc nối tiếp

Công thức tính năng lượng tụ điện hay nhất | Cách tính năng lượng tụ điện

Đánh giá

0

0 đánh giá