Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4)

170

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Tin học.

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4)

Câu 1: Data Type là gì? Ví dụ?

Lời giải:

Data type, Kiểu dữ liệu, là một cách phân loại dữ liệu cho hệ thống máy tính biết cách diễn giải giá trị của nó. Việc hiểu các loại dữ liệu sẽ đảm bảo dữ liệu được thu thập ở định dạng ưa chuộng và giá trị mong đợi của từng thuộc tính.

Ví dụ, data type của “Ross, Bob” sẽ giúp máy tính trả lời câu hỏi:

  • Liệu dữ liệu có đề cập đến tên đầy đủ của ai đó (“Bob Ross”)
  • Hay đây là danh sách gồm hai tên (“Bob” và “Ross”)

Qua đó, giúp bạn đảm bảo rằng:

  • Dữ liệu bạn thu thập luôn ở định dạng phù hợp (“Ross, Bob” chứ không phải “Bob Ross”)
  • Giá trị mong đợi (“Ross, Bob” chứ không phải “R0$$, B0b”)

Câu 2: Để làm việc trong chế độ thiết kế của biểu mẫu, ta thực hiện:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 1)

Lời giải:

Trong chế độ thiết kế của biểu mẫu, ta có thể thiết kế mới cho biểu mẫu, xem hay sửa đổi thiết kế cũ. Để làm việc trong chế độ thiết kế của biểu mẫu, ta thực hiện Chọn biểu mẫu rồi nháy nút hoặc nháy nút nếu đang ở chế độ biểu mẫu.

Đáp án: B

Câu 3: Để căn chỉnh nội dung trong một ô của bảng, ta chọn:

A. Lệnh Format/Cell Alignment. 

B. Chọn nút lệnh: Cell Alignment.

C. Lệnh Table/Cell Alignment.    

D. Lệnh Table/Insert/Cells.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Câu 4: Máy tính gồm những bộ phận nào? Chức năng của các bộ phận máy tính?

Lời giải:

Các bộ phận cơ bản của máy tính bao gồm hàng trăm linh kiện khác nhau, nhưng chúng ta không cần phải đi sâu về từng loại. Các bạn chỉ cần chú ý đến một số thành phần chính như bo mạch chủ, bộ xử lý trung tâm (CPU), RAM, nguồn (PSU), thiết bị lưu trữ cố định (Ổ cứng) và card màn hình (VGA). Đây đều là những thành phần riêng biệt, đảm nhiệm chức năng khác nhau để giúp máy tính hoạt động.

*Chức năng các bộ phận của máy tính

- Bo mạch chủ (Mainboard)

Bo mạch chủ còn được gọi là mainboard, đây là nơi chứa tất cả thành phần của máy tính. Nó có các khe cắm để liên kết các thành phần quan trọng, bao gồm: CPU, RAM, thiết bị lưu trữ, VGA… Bên cạnh đó, bo mạch chủ còn có thể gắn trực tiếp bởi một số bộ phận khác, điển hình như chất bán dẫn oxit kim loại (CMOS).

- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)

Random Access Memory hay còn được gọi tắt là RAM, nó được biết đến như là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. RAM thường được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu tạm thời, các thông tin phần mềm và các chương trình mà máy tính đang sử dụng. Do đó, toàn bộ dữ liệu trên RAM sẽ chỉ lưu trữ tạm thời, nó sẽ mất đi khi máy tính bị tắt nguồn. Các loại RAM hiện có là RAM DDR2, DDR3, DDR4, DDR5, DDR6. 

- Bộ phận xử lý trung tâm (CPU)

CPU (Central Processing Unit) là thành phần quan trọng nhất của máy tính, nó cũng là nơi chứa các bộ vi xử lý. Một CPU đủ mạnh sẽ tối ưu hiệu suất của phần mềm lẫn phần cứng máy tính. Hiện tại, có hai loại kiến trúc CPU phổ biến là 32 bit và 64 bit với sự xuất hiện của hai hãng sản xuất gần như độc quyền là AMD và Intel. Nhìn chung, CPU được xem như là bộ não của máy tính, mọi truy cập, xử lí dữ liệu cần phải thông qua CPU trước khi hiển thị ra màn hình.

- Đơn vị cung cấp điện (PSU)

Nguồn điện ổn định sẽ giúp cho máy tính hoạt động hết công suất, nếu không có nguồn điện đảm bảo thì mọi thứ sẽ không thể hoạt động. Vì vậy, nguồn điện (PSU) sẽ đóng vai trò cung cấp điện cho CPU thông qua các loại cáp chuyên dụng. Trước khi quyết định lựa chọn PSU, bạn nên nghiên cứu thông số kỹ thuật của card màn hình và CPU để lựa chọn công suất PSU phù hợp.

- Thiết bị lưu trữ cố định (Ổ cứng hoặc SSD)

Ổ cứng có vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên thiết bị máy tính, bao gồm phần mềm và cả hệ điều hành. Có hai loại ổ cứng thường được sử dụng trong thời điểm hiện tại là HDD và SSD. Mỗi loại đều sở hữu ưu, nhược điểm riêng biệt cho nên bạn nên lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. HDD sở hữu giá thành rẻ hơn, nhưng bù loại tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin của nó sẽ chậm hơn đáng kể so với SSD.

- Lưu trữ di động: DVD-ROM hoặc Blu-ray

Bộ lưu trữ di động thường là ổ đĩa DVD-ROM hoặc Blu-ray thường được biết đến với khả năng đọc và ghi dữ liệu. Ngày nay, bộ lưu trữ di động không phổ biến như trước đây bởi sự phát triển của USB hay đầu đọc thẻ nhớ.

- Quạt làm mát

Máy tính hoạt động lâu dài không thể tránh khỏi tình trạng CPU quá nhiệt, đây là lúc quạt làm mát phát huy tác dụng. Việc trang bị quạt tản nhiệt là cách phổ biến nhất để làm mát CPU, nó có tác dụng hút không khí mát vào và bổ sung không khí nóng ra ngoài. Nếu bạn có điều kiện hơn, trang bị hệ thống làm mát bằng nước sẽ tối ưu hóa quá trình làm mát trên máy tính.

- Card đồ họa (GPU)

Card đồ họa hay còn biết đến với tên gọi bộ xử lý đồ họa liên kết máy tính với màn hình. Tác dụng chính của card đồ họa là xử lý tất cả những dữ liệu liên quan đến hình ảnh, video và xuất ra màn hình hiển thị. Sự phát triển mạnh mẽ của các trò chơi, phần mềm biên tập video hiện tại yêu cầu card đồ họa có thông số cao hơn để phục vụ các tác vụ một cách nhanh chóng.

- Thẻ âm thanh

Thẻ âm thanh thực chất là các cổng kết nối, nó có tác dụng kết nối trực tiếp đến card âm thanh trên máy tính. Giống với card màn hình, card âm thanh sẽ tích hợp trong bo mạch chủ. Sự xuất hiện của thẻ âm thanh sẽ giúp cho chất lượng xử lý âm thanh trên máy tính tối ưu hơn với các công nghệ hiện đại như âm thanh vòm Dolby 7.1. Trong một số trường hợp, bạn có thể lựa chọn các thẻ âm thanh chuyên dụng để nâng cao trải nghiệm âm thanh trên máy tính.

Câu 5: Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?

Lời giải:

Cơ sở dữ liệu quan hệ là một loại cơ sở dữ liệu lưu trữ và cung cấp quyền truy cập vào các điểm dữ liệu có liên quan đến nhau. Cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên mô hình quan hệ, một cách trực quan, đơn giản để biểu diễn dữ liệu trong bảng. Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, mỗi hàng trong bảng là một bản ghi với một ID duy nhất được gọi là khóa. Các cột của bảng chứa các thuộc tính của dữ liệu và mỗi bản ghi thường có một giá trị cho mỗi thuộc tính, giúp dễ dàng thiết lập mối quan hệ giữa các điểm dữ liệu.

– Một ví dụ về cơ sở dữ liệu quan hệ:

Dưới đây là một ví dụ đơn giản về hai bảng mà một doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng để xử lý các đơn đặt hàng cho các sản phẩm của mình. Bảng đầu tiên là bảng thông tin khách hàng, vì vậy mỗi bản ghi bao gồm tên, địa chỉ, thông tin giao hàng và thanh toán, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác của khách hàng. Mỗi bit thông tin (mỗi thuộc tính) nằm trong cột riêng của nó và cơ sở dữ liệu chỉ định một ID duy nhất (một khóa) cho mỗi hàng. Trong bảng thứ hai – bảng đơn đặt hàng của khách hàng – mỗi bản ghi bao gồm ID của khách hàng đã đặt hàng, sản phẩm đã đặt hàng, số lượng, kích thước và màu sắc đã chọn, v.v. – nhưng không có tên hoặc thông tin liên hệ của khách hàng.

Câu 6: Mô hình mạng phổ biến hiện nay là gì?

A. Máy trạm (client, workstation)

B. Máy chủ (server)

C. Máy chủ (server) và Máy trạm (client, workstation)

D. Là mô hình khách-chủ (server-client)

Lời giải:

Đáp án D

Câu 7: Để đọc được trang Web ta phải dùng:

A. Phần mềm lập trình

B. Trình duyệt Web

C. Phần soạn thảo văn bản

D. Tất cả đều đúng. 

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Để đọc được trang Web ta phải dùng: Trình duyệt Web

Câu 8: Mô hình mạng phổ biến hiện nay là gì?

A. Máy trạm (client, workstation)

B. Máy chủ (server)

C. Máy chủ (server) và Máy trạm (client, workstation)

D. Là mô hình khách-chủ (server-client)

Lời giải:

Đáp án D

Câu 9: Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?

A. Khi đã chỉ định khóa chính cho bảng, Access sẽ không cho phép nhập giá trị trùng hoặc để trống giá trị trong trường khóa chính.

B. Khóa chính có thể là một hoặc nhiều trường.

C. Một bảng có thể có nhiều khóa chính.

D. Có thể thay đổi khóa chính.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Câu 10: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện?

A. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt

B. Chọn kiểu dữ liệu

C. Đặt kích thước

D. Mô tả nội dung

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Mô tả nội dung

Câu 11Trong Access, dữ liệu kiểu ngày tháng được khai báo bằng:

A. Day/Type

B. Date/Type

C. Day/Time

D. Date/Time

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Câu 12: Trong chế độ thiết kế của biểu mẫu, ta có thể:

A. Sửa đổi cấu trúc của biểu mẫu.

B. Sửa đổi dữ liệu.

C. Nhập và sửa dữ liệu.

D. Xem, sửa, xóa và nhập dữ liệu

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Trong chế độ thiết kế của biểu mẫu, ta có thể Sửa đổi cấu trúc của biểu mẫu.

Câu 13: Chế độ trang dữ liệu được dùng để:

A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

C. Hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo; thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi

D. Hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc thay đổi các dữ liệu đã có

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Chế độ trang dữ liệu được dùng để: Hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc thay đổi các dữ liệu đã có

Câu 14: Cho các thao tác sau:

1. Mở cửa sổ CSDL, chọn đối tượng Table trong bảng chọn đối tượng

2. Trong cửa sổ Table: gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả, định tính chất trường

3. Tạo cấu trúc theo chế độ thiết kế

4. Đặt tên và lưu cấu trúc bảng

5. Chỉ định khóa chính

Để tạo cấu trúc một bảng trong CSDL, ta thực hiện lần lượt các thao tác:

A. 2, 3, 1, 5, 4

B. 3, 4, 2, 1, 5    

C. 1, 3, 2, 5, 4       

D. 1, 2, 3, 4, 5    

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Câu 15: Khi chọn dữ liệu cho các trường chỉ chứa một trong hai giá trị như: trường “giới tính”, trường “đoàn viên”, ...nên chọn kiểu dữ liệu nào để sau này nhập dữ liệu cho nhanh?

A. Number

B. Text

C. Yes/No

D. Auto Number

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Yes/No

Câu 16: Trong Access, để khai báo số điện thoại ta dùng kiểu dữ liệu nào?

A. Number

B. Date/Time

C. Curency

D. AutoNumber

Lời giải:

Đáp án A

Câu 17: Trong Access, nút lệnh này Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 2)có ý nghĩa gì?

A. Một tệp cơ sở dữ liệu    

B. Khởi động Access

C. Xác định khóa chính       

D. Cài mật khẩu cho tệp cơ sở dữ liệu

Lời giải:

C là đáp án đúng

Câu 18: Giả sử bảng HOCSINH gồm có các trường MAHS, HOTEN, DIEM. LOP. Muốn hiển thị thông tin điểm cao nhất của mỗi lớp để sử dụng lâu dài, trong Access ta sử dụng đối tượng nào trong các đối tượng sau?

A. Reports

B. Queries

C. Forms

D. Tables

Lời giải:

Biểu mẫu (Form) giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập và hiện thị thông tin. Vì vậy Muốn hiển thị thông tin điểm cao nhất của mỗi lớp để sử dụng lâu dài, trong Access ta sử dụng Form.

Đáp án: C

Câu 19: Tiền có 5 chức năng. Chức năng nào không đòi hỏi có tiền vàng? 

A. Chức năng thước đo giá trị

B. Chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán 

C. Chức năng phương tiện cất trữ

D. Cả a và c

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Câu 20: Khi báo cáo đang ở chế độ thiết kế, có thể nháy nút nào để xem kết quả của báo cáo?

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 3)

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Khi báo cáo đang ở chế độ thiết kế, có thể nháy nút   để xem kết quả của báo cáo

Câu 21: Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào?

A. Micro, máy in

B. Máy quét, màn hình

C. Máy ảnh kĩ thuật số, loa

D. Bàn phím, chuột

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 22Việc nào sau đây không thuộc chức năng của hệ điều hành?

A. Khởi động phần mềm trình chiếu

B. Soạn thảo nội dung trình chiếu

C. Sao chép tập trình chiếu đến vị trí khác

D. Đổi tên tập trình chiếu

Lời giải:

Đáp án đúng: B

- Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.

- Soạn thảo nội dung tập trình chiếu là chức năng của phần mềm trình chiếu.

- Các phương án còn lại đều là chức năng của hệ điều hành.

Câu 23: Việc nào sau đây là chức năng của hệ điều hành?

A. Khởi động phần mềm đồ hoạ máy tính

B. Vẽ hình ngôi nhà mơ ước của em

C. Vẽ thêm cho ngôi nhà một cửa sổ

D. Tô màu đỏ cho mái ngói

Lời giải:

Đáp án đúng: A

- Khởi động phần mềm ứng dụng là chức năng của hệ điều hành.

- Các phương án còn lại là chức năng của phần mềm đồ hoạ - một loại phần mềm ứng dụng.

Câu 24: Tính xy (Với x, y là số thực).

Lời giải:

Program X_LUYTHUA_Y;
Uses crt;
Var x,y,z:real;
Begin
Writeln(‘TINH X LUY THUA Y:’);
Writeln('----------------------------------');
Write('Nhap x = '); readln(x);
Write('nhap y = '); readln(y);
If x>=0 then
   Begin
         z:=exp(y*ln(x));
         Writeln('x ^ y = ',z:4:2);
   End
   Else
   Writeln('Khong tinh duoc do x la so am');
Readln;
End.

Câu 25: Chế độ thiết kế được dùng để:

A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

C. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo

D. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

Câu 26: Câu nào sau đây sai? Khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì:

A. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn thẳng lề trái

B. Dữ liệu kiểu kí tự sẽ mặc nhiên căn thẳng lề trái

C. Dữ liệu kiểu thời gian sẽ mặc nhiên căn thẳng lề phải

D. Dữ liệu kiểu ngày tháng sẽ mặc nhiên căn thẳng lề phải

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Câu sai là: Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn thẳng lề trái

Câu 27: Hãy chọn phát biểu sai

A, Một thư mục và 1 tệp cùng tên phải ở trong các thư mục mẹ khác nhau

B. Thư mục có thể chứa tệp cùng tên với thư mục đó

C. Hai thư mục cùng tên phải ở trong 2 thư mục mẹ khác nhau

D. Hai tệp cùng tên phải ở trong 2 thư mục mẹ khác nhau

Lời giải:

A, một thư mục và 1 tệp cùng tên phải ở trong các thư mục mẹ khác nhau.

Giải thích các bước giải:

Để đặt tên tệp và thư mục ta cần lưu ý: hai thư mục (hai tệp) cùng tên phải ở trong hai thư mục mẹ khác nhau. Thư mục có thể chứa tệp cùng tên với thư mục đó và trong 1 thư mục có thể đặt tên tệp và thư mục con giống nhau.

Câu 28: Ô tính, khối ô tính trong bảng tính là gì? Địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính được xác định như thế nào?

Lời giải:

+ Ô tính là giao của một hàng và một cột trên trang tính tạo thành một ô tính.

+ Khối ô tính là một vùng hình chữ nhật gồm nhiều ô tính liền kề nhau.

+ Địa chỉ ô tính được xác định bởi tên cột (ở bên trái) ghép với tên hàng (ở bên phải).

+ Địa chỉ khối ô tính được xác định ở góc trái trên (hoặc góc phải dưới của một khối ô tính, sau khi kéo thả chuột đến ô tính ở góc phải dưới (hoặc góc trái trên).

Câu 29: Viết chương trình liệt kê các từ của một xâu ký tự được nhập từ bàn phím, mỗi từ phải được viết trên 1 dòng. 

Lời giải:

program bai_giai;
uses crt;
var s:string;i:longint;
begin
 clrscr;
  write('nhap xau:');readln(s);
  for i:=1 to length(s) do if(s[i]=' ')then writeln else write(s[i]);
 readln;
end.

Câu 30: Tìm số nhỏ nhất, lớn nhất trong mảng

Lời giải:

*Viết chương trình tìm số lớn nhất trong mảng

Để tìm số lớn nhất trong mảng ta thực hiện các bước như sau

Khởi tạo giá trị max=a[0]

Duyệt lần lượt các phần tử của mảng. Nếu phần tử nào có giá trị lớn max thì ta tiến hành gán giá trị đó cho max.

Sau khi duyệt hết các phần tử của mảng thì ta tiến hành trả về giá trị của max

Hàm max sẽ có kiểu trả về là kiểu int (hoặc kiểu long cũng được ).

Cần có hai tham số truyền vào là: tên mảng và số lượng phần tử.

Code tham khảo cách viết hàm tìm giá trị lớn nhất trong mảng như sau

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 4)

*Viết chương trình tìm số nhỏ nhất trong mảng

Tương tự như trên ta cũng làm lần lượt các bước

Khởi tạo giá trị min=a[0]

Duyệt lần lượt các phần tử của mảng. Nếu phần tử nào có giá trị nhỏ hơn min thì ta tiến hành gán giá trị đó cho min.

Sau khi duyệt hết các phần tử của mảng thì ta tiến hành trả về giá trị của min.

Hàm min sẽ có kiểu trả về là kiểu int (hoặc kiểu long cũng được ).

Cần có hai tham số truyền vào là: tên mảng và số lượng phần tử.

Code tham khảo cách viết hàm tìm giá trị nhỏ nhất như sau

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 5)

Sau khi viết được hai hàm tính min, max thì chương trình của chúng ta đã có thể giải quyết được bài toán ở trên.

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 6)Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 7)

Câu 31: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng?

A. Type 1chieu=array[1..200] of integer;

B. Type 1chieu=array[1-200] of integer;

C. Type mang1c=array(1..200) of integer;

D. Type mang1c=array[1..200] of integer;

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Câu 32: Viết chương trình nhập vào một xâu kí tự từ bàn phím, thông báo lên màn hình các chữ cái có trong xâu và số lượng của chúng (Không phân biệt chữ hoa hay chữ thường) (lập trình pascal)

VD: PAScal

Kết quả: Cac chu cai co trong xau la: p a s c l

p xuat hien 1

a xuat hien 2

s xuat hien 1

c xuat hien 1

l xuat hien 1

Lời giải:

var s: ansistring;
    i,j: longint;
    a,b: array[1..10000000] of longint;
begin
    read(s); j:= 1;
    s:= Lowercase(s);
    for i:= 1 to length(s) do
        begin
            inc(a[ord(s[i])]);
            If a[ord(s[i])] = 1 then 
                begin 
                    b[j]:= ord(s[i]);
                    inc(j);
                end;
        end;
    j:= j-1;
    write('Cac chu cai co trong xau la: ');
    For i:= 1 to j do
        write(chr(b[i]),#32);
    writeln;
    For i:= 1 to j do
        writeln( chr(b[i]),' xuat hien ',a[b[i]]);
end.

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 8)

Câu 33: Giả sử trường “DiaChi” có Field size là 50. Ban đầu địa chỉ của học sinh A là “Le Hong Phong”, giờ ta sửa lại thành “70 Le Hong Phong” thì kích thước CSDL có thay đổi như thế nào?

A. Giảm xuống

B. Không đổi

C. Tăng lên

D. Không tăng, không giảm

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Câu 34: Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì?

Lời giải:

Truy vấn cơ sở dữ liệu là truy vấn mô tả các dữ liệu và thiết đặt các tiêu chí để hệ quản trị cơ sở dữ liệu thích hợp. Định nghĩa hẹp của nó là một dạng bộ lọc có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một cơ sở dữ liệu quan hệ. 

Truy vấn cơ sở dữ liệu là thu thập các nguồn dữ liệu và thiết đặt các tiêu chí liên quan. Khi đó, hệ điều hành cơ sở dữ liệu sẽ tích hợp database. Hiểu theo cách đơn giản hơn, đây là việc làm sử dụng bộ lọc để thu thập các thông tin.

Truy vấn dữ liệu trích xuất thông tin đang lưu trữ trong bảng. Thông tin được truy xuất thông qua cột và thông tin cần trích xuất có thể thuộc một hay nhiều bảng. Thao tác này được sử dụng phổ biến trong các hệ thống phần mềm hoặc website. Ví dụ khi bạn đăng nhập vào Zalo thì hệ thống sẽ thực hiện truy vấn dữ liệu để kiểm tra tích hợp điều lệ tài khoản đang đăng nhập,…

Câu 35: Để chỉ định khóa chính cho một bảng, sau khi chọn trường, ta thực hiện:

A. Edit → Primary key

B. Nháy nút 

C. A và B

D. A hoặc B

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Câu 36: Để khởi động Access, ta thực hiện:

A. Nháy đúp vào biểu tượng Access trên màn hình nền

B. Nháy vào biểu tượng Access trên màn hình nền

C. Start → All Programs → Microsoft Office → Microsoft Access

D. A hoặc C

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Câu 37: Chọn kiểu dữ liệu nào cho trường điểm "Toán", "Lý",...

A. AutoNumber

B. Yes/No

C. Number

D. Currency

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Chọn kiểu dữ liệu Number cho trường điểm "Toán", "Lý",...

Câu 38: Để sắp xếp dữ liệu trường nào đó giảm dần ta chọn biểu tượng nào sau đây?

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 4) (ảnh 9)

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Để sắp xếp dữ liệu trường nào đó giảm dần ta chọn biểu tượng  

Câu 39: Trong cử sổ CSDL đang làm việc, để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Nháy nút , rồi nháy đúp Design View.

B. Nhấp đúp <tên bảng>.

C. Nháy đúp vào Create Table in Design View.

D. A hoặc C.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Câu 40: So sánh hằng và biến

Lời giải

Giống nhau: 

+Biến và hằng điều là đại lượng lưu trữ dữ liệu.

+Hai đại lượng này phải khai báo mới sử dụng được.

Khác nhau:

- Hằng: Giá trị của hằng không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

- Cách khai báo biến:

Var<tên biến>:<kiểu dữ liệu>;

VD: Var a,b:integer;

C:string;

-Biến: giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

_ Cách khai báo hằng:

const <tên hằng>=<giá trị của hằng>;

VD: Const pi=3.14;

Câu 41: Lệnh print(" Xin Chào Bạn ' ") sẽ cho kết quả thế nào?             

     A.  ' Xin Chào Bạn '                        B.      Xin Chào Bạn ' 

     C. Xin Chào Bạn  "                         D. chương trình báo lỗi dấu  " 

Lời giải

Đáp án đúng là: B.

Giải thích: Vì chuỗi nhập vào lệnh print là: Xin Chào bạn ‘.

Câu 42: Sự khác nhau giữa hàm xuất dữ liệu trong Python2 và Python3

Lời giải

Ở Python3 chúng ta sử dụng hàm print() để xuất dữ liệu và in ra màn hình, trong khi đối với Python2, chúng ta sử dụng lệnh print để xuất dữ liệu ra màn hình.

Hai hàm xuất dữ liệu này về chức năng thì giống nhau là đều sử dụng để in kết quả xử lý của chương trình ra màn hình trong Python.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý cú pháp sử dụng chúng thì khác nhau. Chúng ta sử dụng cặp dấu () trong hàm print() của Python3, trong khi chúng ta không sử dụng cặp dấu này trong lệnh print của Python2.

Câu 43: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một xâu ký tự, chương trình tự tìm những ký tự là số để xóa đi và xuất kết quả ra màn hình.

Lời giải

Program HOC24;

var s: string;

i: byte;

begin

write('Nhap xau: '); readln(s);

for i:=1 to n do if not(s[i] in ['0'..'9']) then write(s[i]);

readln

end.

Câu 44: Hãy viết chương trình cho Ví dụ 3 SGK trang 48(Tin học 8,Bài 6:Câu lệnh điều kiện)

Lời giải

program baitap;

uses crt;

var thanhtien:real;

begin

clrscr;

write (' So tien khach da mua la: '); readln (thanhtien);

if thanhtien>=100000 then thanhtien := (70*thanhtien/100)

else thanh tien := (90*thanhtien/100);

writeln (' So tien khach phai tra la: ',thanhtien:4:2);

readln;

end.

Câu 45: Viết chương trình nhập vào N số nguyên tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất.

Lời giải

#include

int main() {

            int n, i, a[100], max, min;

            printf("Nhap so phan tu cua day N = ");

            scanf("%d",&n);

            for(i=1; i<=n; i++) {

                        printf("a[%d]: ",i);

                        scanf("%d",&a[i]);

            }

            max=a[1];

            for(i=1; i<=n; i++) {

                        if(a[i]>max) {

                                    max=a[i];

                        }

            }

            printf("\nSo lon nhat trong day la: %d", max);

            min=a[1];

            for(i=1; i<=n; i++) {

                        if(a[i]<min) {

                                    min=a[i];

                        }

            }

            printf("\nSo nho nhat trong day la: %d", min);

}

Câu 46: Nhập vào một dãy NN số nguyên A1,A2,...,ANA1,A2,...,AN (N≤10000,|Ai|≤109N≤10000,|Ai|≤109).

Hãy in ra màn hình Trung bình cộng các phần tử âm.

Dữ liệu vào:

Dòng đầu tiên chứa số NN

Dòng thứ 2 chứa NN số nguyên A1,A2,...,ANA1,A2,...,AN.

Kết quả:

In ra Trung bình cộng các phần tử âm lấy 2 số lẻ sau phần thập phân, nếu trong dãy không có số âm nào thì in ra −1−1.

Sample Input

Copy

7 7 6 -4 19 -22 51 -82

Sample Output

Copy

-36.00

Lưu ý :dung C++

Lời giải

#include <bits/stdc++.h>;
using namespace std;
int main()
{
    long i,n;
    float tbc,dem,t,a[10000];
    cin>>n;
    for (i=1; i<=n; i++)
    {
        cin>>a[i];
    }
    dem=0;
    t=0;
    for (i=1; i<=n; i++)
        if (a[i]<0)
    {
        dem=dem+1;
        t=t+a[i];
    }
    tbc=t/dem;
    cout<<fixed<< setprecision(2)<<tbc;
    return 0;
}

Câu 47: Viết chương trình nhập vào 1 dãy số nguyên gồm n phần tử. Tính tổng là các số chẵn và in các phần tử đó lên màn hình

Lời giải

uses crt;

var a:array[1..200]of integer;

i,n,t:integer;

begin

clrscr;

write('Nhap n='); readln(n);

for i:=1 to n do 

  begin

write('A[',i,']='); readln(a[i]);

end;

t:=0;

for i:=1 to n do 

 if a[i] mod 2=0 then t:=t+a[i];

writeln(t);

readln;

end.

Câu 48: Viết chương trình nhập vào mã số nguyên n phần tử. Tính tích các phần tử trong mảng và in các phần tử của mảng là số trong mảng lên màn hình

Lời giải

uses crt;

var a:array[1..200]of integer;

i,n,t:integer;

begin

clrscr;

write('Nhap n='); readln(n);

for i:=1 to n do 

  begin

write('A[',i,']='); readln(a[i]);

end;

t:=1;

for i:=1 to n do 

  t:=t*a[i];

writeln(t);

readln;

end.

Câu 49: Trong pascal phép tính mod với số nguyên có tác dụng gì?

A. Chia lấy phần nguyên

B. Chia lấy phần dư

C. Làm tròn số

D. Thực hiện phép chia

Lời giải

Đáp án đúng là: B.

Giải thích: Trong pascal phép tính mod dùng để chia lấy phần dư.

Câu 50: Cho 2 mảng 1 chiều a và b.Hãy trộn 2 mảng này để được mảng c sắp xếp tăng dần.

Lời giải

#include

#include

void sapxep(int a[], int n)

{

    int temp;

    for (int i = 0; i < n - 1; i++)

        for (int j = i + 1; j < n; j++)

        {

            if (a[i] > a[j])

            {

                temp = a[i];

                a[i] = a[j];

                a[j] = temp;

            }

        }

}

int main()

{

    int a[100], b[100], c[200];

    int i, j, k = 0, n , m;

    printf("\nNhap so phan tu cua mang 1 (< 100): ");

    scanf("%d", &n);

    for(i = 0; i < n; i++)

    {

        printf("Nhap phan tu a[%d]: \n", i);

        scanf("%d", &a[i]);

    }

    printf("\nNhap so phan tu cua mang 2 (< 100): ");

    scanf("%d", &m);

    for(i = 0; i < m; i++)

    {

        printf("Nhap phan tu b[%d]: \n", i);

        scanf("%d", &b[i]);

    }

    for(i = 0; i < n; i++)

    {

        c[k] = a[i];

        k++;

    }

    k = n;

    for(j = 0; j < m; j++)

    {

        c[k] = b[j];

        k++;

    }

    sapxep(c,k);

     printf("\nMang tron la: \n");

    for(i = 0; i < k; i++)

    {

        printf("\t %d ", c[i]);

    }

    getch();

    return 0;

}

Câu 51: Xác định loại tam giác từ 3 cạnh nhập vào

Lời giải

#Nhap so do ba canh tu ban phim

#Su dung ham map() va float de ep kieu du lieu sang so thuc

a, b, c = map(float, input().split())

#Dung cau lenh re nhanh de kiem tra dieu kien cac tam giac

#Kiem tra dieu kien la ba canh cua tam giac

if a+b>c and a+c>b and b+c>a:

   #Kiem tra tam giac vuong

   if a*a==b*b+c*c or b*b==a*a+c*c or c*c==a*a+b*b:

       loaiTamGiac = 'vuong'

   #Kiem tra tam giac deu

   elif a==b and b==c:

       loaiTamGiac = 'deu'

   #Kiem tra tam giac can

   elif a==b or a==c or b==c:

       loaiTamGiac = 'can'

   #Kiem tra tam giac tu

   elif a*a > b*b+c*c or b*b > a*a+c*c or c*c > a*a+b*b:  

       loaiTamGiac = 'tu'

   #Cac truong hop con lai la tam giac nhon

   else:

       loaiTamGiac = 'nhon'

   #Xuat thong bao theo yeu cau

   print('{}, {}, {} la ba canh cua mot tam giac {}'.format(a, b, c, loaiTamGiac))

else:

   print("{}, {}, {} khong phai la ba canh cua mot tam giac".format(a, b, c))

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá