Bài 29: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

316

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 29: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4

Bài 29: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi mở đầu trang 109 SGK Khoa học 4Hãy kể tên một số động vật và thức ăn của chúng mà em biết.

Trả lời:

Chim ăn sâu, gà ăn thóc, bò ăn cỏ, chim bói cá ăn cá, rắn ăn chuột, ếch ăn sâu bọ, ...

Hoạt động 1 trang 109 SGK Khoa học 4Quan sát từ hình 2 đến 4 và mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật:

 (ảnh 7)

Trả lời:

Mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong hình 2 đến 4:

- Bắp cải lấy nước và khoáng từ đất.

- Con sâu ăn lá bắp cải.

- Con chim ăn con sâu.

Hoạt động 2 trang 110 SGK Khoa học 4Hãy sử dụng mũi tên (→), các cụm từ: cây bắp cải, con sâu, con chim để vẽ sơ đồ mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa ba sinh vật đó.

Trả lời:

Sơ đồ liên hệ:

Cây bắp cải → con sâu → con chim.

Hoạt động 3 trang 110 SGK Khoa học 4Hình 5 thể hiện các loài sinh vật trong một hồ nước có liên hệ với nhau về thức ăn.

- Mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong hồ nước.

- Cho biết sinh vật đứng đầu trong mỗi chuỗi thức ăn đó.

 (ảnh 6)

Trả lời:

Hình

Mối liên hệ về thức ăn

Sinh vật đứng đầu

a

Bèo tấm → Ốc → Cá trê

Bèo tấm

b

Thực vật phù du → Động vật phù du → Ấu trùng tôm → Cá chép

Thực vật phù du

Hoạt động 1 trang 110 SGK Khoa học 4Quan sát hình 6. Hãy viết vào vở các chuỗi thức ăn theo đường gạch nối giữa các sinh vật theo gợi ý sau:

 (ảnh 5)

 (ảnh 4)

Trả lời:

Các chuỗi thức ăn:

Cỏ → Con thỏ → Con báo.

Cỏ → Con nai → Con báo.

Cỏ → Con trâu → Con sư tử.

Hoạt động 2 trang 111 SGK Khoa học 4Đọc thông tin, vẽ và hoàn thành sơ đồ mô tả về các mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật trong một vùng biển theo sơ đồ gợi ý ở hình 7.

Tại một vùng biển, tảo là thức ăn của tôm, tôm là một trong những thức ăn của cá hồi. Động vật phù du là thức ăn của sứa và tôm, sứa là thức ăn của rùa biển.

 (ảnh 3)

Trả lời:

 (ảnh 2)

Hoạt động 3 trang 112 SGK Khoa học 4Một nhóm học sinh quan sát khu vườn và phát hiện được một số sinh vật. (Hình 8)

Hãy vẽ các chuỗi thức ăn giữa các sinh vật trong khu vườn.

 (ảnh 1)

Trả lời:

Lá cây → Con sâu → Chim sâu.

Lá cây → Con rệp → Chim sâu.

Lá cây → Con rệp → Ấu trùng bọ rùa → Chim sâu.

Hoạt động 4 trang 112 SGK Khoa học 4:

- Hãy quan sát xung quanh nơi ở hoặc trường học của em, ghi chép những sinh vật sống trong các khu vực đó.

- Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn giữa các sinh vật mà em quan sát được và chia sẻ.

Trả lời:

Các sinh vật em quan sát thấy: tảo, lúa, ngô, châu chấu, mèo, ếch, rắn, cá, ấu trùng tôm…

Một số sơ đồ chuỗi thức ăn:

- Lúa → chuột → mèo.

- Ngô → chuột → mèo.

- Lá ngô → châu chấu → ếch → rắn.

- Tảo → ấu trùng tôm → cá.

- Lúa → chuột → rắn.

- Ngô → chuột → rắn.

Câu hỏi trang 112 SGK Khoa học 4Các sinh vật sau có mối liên hệ về thức ăn với nhau: cây lúa, rắn hổ mang, chuột, cỏ, châu chấu, chim diều hâu, bò.

- Có thể xây dựng được bao nhiêu chuỗi thức ăn từ các sinh vật nêu trên?

- Hãy thảo luận và vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn đó.

Trả lời:

Các sơ đồ chuỗi thức ăn có thể xây dựng:

Cây lúa → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Cây lúa → chuột → chim diều hâu.

Cây lúa → châu chấu → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Cây lúa → châu chấu → chuột → chim diều hâu.

Cây lúa → bò.

Cỏ → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Cỏ → chuột → chim diều hâu.

Cỏ → châu chấu → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Cỏ → châu chấu → chuột → chim diều hâu.

Cỏ → bò.

Em có thể trang 112 SGK Khoa học 4Phát hiện và chia sẻ về những chuỗi thức ăn ở nơi em sống.

Trả lời:

Một số chuỗi thức ăn nơi em sống:

- Cỏ → chuột → mèo.

- Lá ngô → châu chấu → ếch → rắn.

- Tảo → ấu trùng tôm → cá.

- Cây lúa → châu chấu → chuột → rắn hổ mang.

Đánh giá

0

0 đánh giá