Bài 6: Em tích cực tham gia lao động Đạo đức 4 (Cánh diều)

0.9 K

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải SGK Đạo đức 4 trang 29 Bài 6: Em tích cực tham gia lao động SGK Đạo đức 4 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Đạo đức 4 Bài 6.

Bài 6: Em tích cực tham gia lao động Đạo đức 4 (Cánh diều)

Câu hỏi trang 29 SGK Đạo đức lớp 4: Nghe hoặc hát bài Cái bống và trả lời câu hỏi

Câu hỏi: Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm gì đáng khen?

Trả lời:

Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm đáng khen là: khéo sẩy, khéo sàng, ra gánh giúp mẹ chạy mưa.

Câu hỏi trang 30 SGK Đạo đức lớp 4: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

MỘT NGÀY CỦA PÊ-CHI-A

(Theo V.A Xu-khôm-lin-xki, Đạo đức 4, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu hỏi: 

a. Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc như thế nào?

b. Pê-chi-a đã nhận ra bài học gì từ những tấm gương lao động đó?

Trả lời:

a. Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc: 

- Bà mẹ: đi làm lúc trời còn chưa sáng. 

- Pê-chi-a: lười biếng và cuối cùng không làm những việc mẹ giao.

- Người công nhân lái máy cày: đã làm việc suốt ngày. 

- Người công nhân lái máy liên hợp: đã gặt và đập lúa- Những người khác: đã đọc được rất nhiều sách trong ngày hôm nay. 

b. Pê-chi-a đã nhận ra bài học từ những tấm gương lao động đó: em đã nhận ra thế nào là một ngày hoài phí.

Câu hỏi trang 31 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

 (ảnh 1)

 (ảnh 2)

Câu hỏi: Bạn  nào trong tranh tích cực, tự giác tham gia lao động? Vì sao?

Trả lời:

Các bạn nhỏ trong tranh 2 và 3 đã tích cực, tự giác tham gia lao động. Vì: các bạn đã tự đề xuất ý kiến để được làm việc.

Câu hỏi trang 32 SGK Đạo đức lớp 4: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

Tình huống 1: Đang phụ mẹ tưới cây ngoài sân, Hoàng thấy một cô lao công mồ hôi nhễ nhại đi tới và ngồi nghỉ trước cổng nhà mình. Hoàng liền xin phép mẹ đi lấy nước cho cô uống. Mẹ Hoàng rất vui vì thấy con mình biết quý trọng người lao động.

Tình huống 2: Phượng và Hà đang chơi trong nhà thì mẹ về. Thấy mẹ chở hàng nặng, mặt đỏ bừng vì phải đi giữa trưa nắng, hai bạn thương mẹ lắm. Không ai bảo ai, cả hai cùng chạy vội ra mở cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà, rồi cùng nhau lấy

khăn lau mồ hồi và lấy nước cho mẹ uống.

Câu hỏi: Các bạn Hoàng, Phượng và Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động như thế nào?

Trả lời:

Các bạn Hoàng, Phượng và Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động: Các bạn không cần ai nhắc nhở mà tự biết thực hiện các hành động:

- Hoàng đã biết lấy nước mời cô lao công.

- Phượng và Hà biết ra mở cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà, rồi cùng nhau lấy khăn lau mồ hồi và lấy nước cho mẹ uống.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 33 SGK Đạo đức 4: Lựa chọn những hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong lao động:

a. Khi được bố mẹ giao việc gì, Thanh thường lấy lí do bận học bài để không làm.

b. Tài tham gia đầy đủ và nhiệt tình các buổi lao động tại sân trường.

c. Ngoài giờ học ở trường và ở nhà, Phụng thường giúp mẹ bán hàng ngoài chợ.

d. Khi tới lượt mình trực nhật, Bắc thường tìm lí do để đi muộn.

e. Khi thực hiện công việc trong nhóm, Đạt luôn tranh làm những công việc nhẹ nhàng nhất.

g. Nhà có vườn rộng, Hiền xin bố mẹ mua đàn gà về để nuôi.

Trả lời:

Những hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong lao động: b,c,g

Luyện tập 2 trang 33 SGK Đạo đức 4: Bày tỏ ý kiến

a. Trong buổi học đầu tiên của lớp 4B, khi nghe bạn Hưng giới thiệu bố mình là phụ bếp, Bình và Kiên cho rằng nghề đó không quan trọng như những nghề bác sĩ, kĩ sự mà bố mẹ các bạn ấy đang làm.

Câu hỏi 1: Em có đồng tình với Bình và Kiên không? Vì sao?

b. Thu chỉ tự giác và tích cực làm những công việc gia đình mà bố mẹ thưởng tiền, còn những việc không có tiền thưởng, em chỉ làm một cách qua loa.

Câu hỏi 2:  Em có đồng tình với bạn Thu không? Vì sao?

Trả lời:

Câu hỏi 1: Em không đồng tình với Bình và Kiên. Vì nghề nào cũng là cao quý và đáng được trân trọng. 

Câu hỏi 2:  Em không đồng tình với bạn Thu. Vì: Thu chưa biết tự giác lao động, chỉ làm những việc có lợi ích cho mình mà thôi.

Luyện tập 3 trang 33 SGK Đạo đức 4: Xử lí tình huống:

Tình huống 1: Bố mẹ đi làm xa, Lan sống cùng ông bà ở quê. Lan luôn tích cực, tự giác để giúp đỡ ông bà công việc nhà. Tuy nhiên, vì thương cháu nên ông bà yêu cầu Lan chỉ cần tập trung vào việc học, còn mọi việc để ông bà lo.

Câu hỏi 1: Nếu là Lan, em sẽ nói với ông bà thế nào?

Tình huống 2: Tiến rất tự giác và tích cực tham gia các hoạt động lao động nhưng lại thường bỏ bê việc học dẫn đến kết quả học tập sa sút. Bố mẹ biết chuyện nên không muốn cho Tiến tham gia các hoạt động lao động này nữa.

Câu hỏi 2: Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Câu hỏi 1: Nếu là Lan, em sẽ nói với ông bà: Những công việc này nằm trong khả năng của cháu, cháu có thể tự làm được. Cháu hứa sẽ làm việc nhà mà không làm ảnh hưởng đến việc học ạ. 

Câu hỏi 2: Nếu là Tiến, em sẽ cố gắng chăm chú học bài hơn nữa để có kết quả tốt. Và xin phép bố mẹ tiếp tục tham gia các hoạt động lao động và hứa là sẽ không bỏ bê việc học nữa.

VẬN DỤNG

Vận dụng 1 trang 34 SGK Đạo đức 4: Chia sẻ với các bạn về tấm gương lao động tích cực, tự giác mà em biết.

Trả lời:

Chia sẻ với các bạn về tấm gương lao động tích cực, tự giác mà em biết: Hôm qua sau khi đi học ở lớp về, bạn Hà đã ra vườn hái rau giúp mẹ làm cơm chiều. 

Vận dụng 2 trang 34 SGK Đạo đức 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia lao động của em trong gia đình.

Trả lời:
Tên công việc của gia đình Việc em có thể tham gia Thời gian thực hiện Kết quả
Vệ sinh nhà cửa Rửa bát, đĩa, cốc chén, quét nhà, nhỏ cỏ sau vườn.

- Sau các bữa cơm.

- Sáng ngủ dậy trước khi đi học

- Có thời gian rảnh

Được bố mẹ khen 
Chăm em Bế em, chơi với em Vào thời gian rảnh Em đã giúp mẹ có thời gian làm việc khác

 

Xem thêm lời giải SGK Đạo đức lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Em yêu lao động

Bài 7: Em tôn trọng tài sản của người khác

Bài 8: Em bảo vệ của công

Bài 9: Em làm quen với bạn bè

Bài 10: Em nuôi dưỡng quan hệ bạn bè

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá