Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây

500

Với giải Luyện tập 1 trang 31 Giáo dục công dân 7 Cánh diều với cuộc sống chi tiết trong Bài 6: Quản lý tiền môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây

Luyện tập 1 trang 31 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.

B. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chi tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân

C. Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thì tốt hơn.

D. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể đề phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

E. Học sinh không cần quản lí tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con mình sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, loại trừ đáp án đúng sai 

Lời giải:

A. Không đồng tình. Bởi vì quản lí tiền hiệu quả là một kĩ năng sống cần thiết mà mỗi người đều cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ.

B. Đồng tình. Vì quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp ta phân bổ nguồn tiền vào những khoản chi tiêu cụ thể, hợp lí, từ đó tránh được việc chi tiêu quá mức và qua việc tiết kiệm sẽ giúp ta có đủ tiền để mua những thứ mình thích.

C. Không đồng tình. Vì quản lí tiền không hề tốn thời gian, ngược lại quản lí tiền hiệu quả không những giúp ta chi tiêu hợp lí, chủ động mà còn giúp ta quản lí thời gian tốt hơn (ví dụ như khi muốn mua một chiếc điện thoại mới, nếu biết cách quản lí tiền hiệu quả và để ra một khoản tiết kiệm hàng tháng, thì có thể là 6 - 7 tháng là có đủ tiền mua, nhưng nếu không biết cách quản lí tiền hiệu quả, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, đợi bao giờ được nhận một khoản tiền to mới mua thì mất rất nhiều thời gian).

D. Đồng tình. Vì cuộc sống sẽ luôn đầy rẫy những điều bất ngờ, những sự cố đột ngột xảy ra mà không báo trước. Khi đó, rất có thể chúng ta sẽ cần một khoản tiền lớn để chi trả cho những sự cố đó (ví dụ như tiền viện phí...). Nếu như biết cách quản lí tiền hiệu quả, thì khi rơi vào những trường hợp đó ta sẽ không bị động, có đủ khả năng để chi trả.

E. Không đồng tình. Vì quản lí tiền hiệu quả là một kĩ năng sống rất tốt cho học sinh, để giúp cho học sinh có ý chí phấn đấu đạt được những điều mình muốn bằng năng lực bản thân, và biết san sẻ nỗi vất vả với bố mẹ.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 28 GDCD 7: Nhiều người chỉ nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền, nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền sao cho hiệu quả. Em hãy trao đổi với các bạn về cách quản lí chi tiêu theo gợi ý trong biểu đồ để tìm ra cách sử dụng tiền hợp lí.

Khám phá 1 trang 29 GDCD 7: Quan sát và trả lời câu hỏi:

Khám phá 2 trang 29 GDCD 7: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Khám phá 3 trang 30 GDCD 7: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Khám phá 4 trang 30 GDCD 7: Quan sát và trả lời câu hỏi:

Khám phá 5 trang 31 GDCD 7: Quan sát và trả lời câu hỏi:

Luyện tập 2 trang 31 GDCD 7: Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?

Luyện tập 3 trang 32 GDCD 7: Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lí và chia sẻ với bạn bè về cách phân chia của mình

Luyện tập 4 trang 32 GDCD 7: Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của minh.

Luyện tập 5 trang 32 GDCD 7: Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh

Vận dụng 1 trang 32 GDCD 7: Em hãy xây dựng quỹ học tập hằng năm cho bản thân theo gợi ý sau:

Vận dụng 2 trang 32 GDCD 7: Em hãy làm một đồ dùng học tập từ vật liệu có thể tái chế và hướng dẫn các bạn cùng làm để tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá