Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (Kết nối tri thức) Toán 7

463

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (Kết nối tri thức) Toán 7 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Toán 7.

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (Kết nối tri thức) Toán 7

A. Lý thuyết 

1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

–Trong hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác):

+ Hai mặt đáy song song với nhau.

+ Các mặt bên là những hình chữ nhật.

+ Các cạnh bên song song và bằng nhau.

–Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ đứng.

–Hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là các hình lăng trụ đứng tứ giác

Chú ý:Sàn nhà và trần nhà là hình ảnh của hai mặt song song.

Ví dụ: Kể tên các đỉnh, cạnh đáy, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy của các hình lăng trụ đứng sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 2)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Hướng dẫn giải

Hình a) là hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEG có:

+ Các đỉnh là A, B, C, D, E, G;

+ Các cạnh đáy là AB, BC, AC, DE, EG, DG;

+ Các cạnh bên là AD, BE, CG;

+ Các mặt bên là các hình chữ nhật ABED, BCGE, ACGD;

+ Hai mặt đáy là các tam giác ABC, DEG.

Hình b) là hình lăng trụ đứng tứ giác MNPQ.HIKL có:

+ Các đỉnh là M, N, P, Q, H, I, K, L;

+ Các cạnh đáy là MN, NP, PQ, QM, HI, IK, KL, LH;

+ Các cạnh bên là MH, NI, PK, QL;

+ Các mặt bên là các hình chữ nhật MNIH, MQLH, QPKL, PNIK;

+ Hai mặt đáy là các tứ giác MNPQ, HIKL.

2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 3)

Ví dụ: Một khối gỗ có hình lăng trụ đứng tam giác, kích thước như hình vẽ:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 4)

Người ta muốn sơn khối gỗ trên, hãy tính diện tích cần sơn.

Hướng dẫn giải

Diện tích cần sơn của khối gỗ là diện tích tất cả các mặt của hình lăng trụ đứng tam giác.

Diện tích xung quanh của khối gỗ dạng hình lăng trụ đứng là:

Sxq = (3 + 4 + 5) . 1,5 = 18 (cm2).

Diện tích một mặt đáy của khối gỗ dạng hình lăng trụ đứng là:

12. 3 . 4 = 6 (cm2).

Diện tích tất cả các mặt của khối gỗ dạng hình lăng trụ đứng là:

18 + 2 . 6 = 30 (cm2).

Vậy diện tích cần sơn là 30 cm2.

Ví dụTính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang cân với kích thước như hình vẽ sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 5)

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác là:

(3 + 2,5 + 2,5 + 6) . 10 = 140 (cm2).

Diện tích mặt đáy của hình lăng trụ đứng là:

12. (3 + 6) . 2 = 9 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác là:

9 . 10 = 90 (cm3).

Vậy diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác đó lần lượt là 140 cm2 và 90 cm3.

Ví dụ:Một chiếc hộp đèn có dạng hình lăng trụ đứng tam giác, có kích thước như sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 6)

a) Tính diện tích xung quanh của chiếc hộp đèn.

b) Tính thể tích chiếc hộp đó.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích xung quanh của chiếc hộp đèn là:

(12 + 16 + 20) . 30 = 1 440 (cm2).

b) Diện tích của mặt đáy là:

12. 9,6 . 20 = 96 (cm2).

Thể tích chiếc hộp đó là:

96 . 30 = 2 880 (cm3)

Vậy diện tích xung quanh và thể tích của chiếc hộp đèn lần lượt là 1 440 cm2 và 2 880 cm3.

Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 1Một cái lều chữ A dạng hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như hình vẽ:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 7)

a) Tính thể tích khoảng không bên trong lều.

b) Biết lều phủ bạt bốn phía (trừ mặt tiếp đất), tính diện tích vải bạt cần có để dựng lều.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích một mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là:

12. 2 . 3 = 3 (m2)

Thể tích khoảng không bên trong lều là:

3 . 4 = 12 (m3).

Vậy thể tích khoảng không bên trong lều là 12 m3.

b) Diện tích xung quanh lăng trụ đứng tam giác là:

(2,5 + 2,5 + 3) . 4 = 32 (m2).

Diện tích tất cả các mặt của hình lăng trụ đứng tam giác là:

32+ 2 . 3 = 38(m2).

Diện tích mặt tiếp đất là: 3 . 4 = 12(m2).

Diện tích vải bạt cần có để dựng lều chính là diện tích tất cả các mặt của lăng trụ đứng tam giác trừ đi diện tích mặt tiếp đất. Do đó diện tích vải bạt cần là:

38 – 12 = 26 (m2).

Vậy diện tích vải bạt cần để dựng lều là 26 m2.

Bài 2. Cho hình lăng trụ đứng tam giác vuông có độ dài ba cạnh đáy là 6 cm, 8 cm, 10 cm. Biết diện tích xung quanh của hình lăng trụ đólà 288 cm2. Tính thể tích lăng trụ đó.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 8)

Diện tích một mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác đó là:

12. 6 . 8 = 24 (cm2).

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đó được tính bởi:

(6 + 10 + 8) . h = 24h (cm2)

Mà diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đó là 288 cm2 nên ta có:

24h = 288

Suy ra: h = 12 (cm).

Thể tích lăng trụ đó là:

24 . 12 = 288 (cm3)

Vậy thể tích lăng trụ đứng tam giác là 288 cm3.

Bài 3Một khối bê tôngcó kích thước như hình vẽ:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 9)

Hãy tính chi phí để đúc khối bê tông trên. Biết chi phí để đúc 1 m3 bê tông là 1,2 triệu đồng.

Hướng dẫn giải

Diện tích mặt đáy của khối bê tông có dạng hình lăng trụ đứng tứ giác là:

12. (3 + 4) . 7 = 24,5 (dm2).

Thể tích khối bê tông đó là:

24,5 . 5 = 122,5 (dm3) = 0,1225 m3.

Chi phí để đúc khối bê tông đó là:

0,1225 . 1,2 = 0,135 (triệu đồng) = 135 000 đồng

Vậy chi phí để đúc khối bê tông đó là 135 000 đồng.

Bài 4. Cho tấm bìa có các kích thước như sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 10)

Phải gấp các cạnh nào của tấm bìa với nhau để được một hình lăng trụ đứng tứ giác? Cho biết chiều cao của tứ giác đó.

Hướng dẫn giải

Ta phải gấp các cặp cạnh sau đây với nhau để hình trên trở thành một hình lăng trụ đứng tứ giác: (1) và (2), (4) và (5), (3) và (6), (12) và (13), (9) và (10), (8) và (11), (7) và (14).

Khi đó ta có hình lăng trụ đứng tứ giác như sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 11)

Vậy chiều cao của hình lăng trụ đứng trên là: 2 cm.

Đánh giá

0

0 đánh giá