Bài 11: Quyền trẻ em Đạo đức lớp 4 (Chân trời sáng tạo)

827

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải SGK Đạo đức 4 trang 55 Bài 11: Quyền trẻ em  SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Đạo đức 4 Bài 11.

Bài 11: Quyền trẻ em Đạo đức lớp 4 (Chân trời sáng tạo)

Câu hỏi trang 55 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 

 (ảnh 4)

Câu hỏi: 

- Em có cảm xúc gì khi xem bức tranh mô tả cuộc sống của Tin và Na?

- Theo em, Tin và Na đã được hưởng những quyền cơ bản nào của trẻ em? 

Trả lời:

- Em cảm thấy rất xúc động và thấy các bạn thật hạnh phúc. 

- Theo em, Tin và Na đã được hưởng những quyền cơ bản của trẻ em đó là: quyền được đi học và được yêu thương.

Câu hỏi trang 56 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát tranh và nêu một số quyền cơ bản của trẻ em 

 (ảnh 5)

Câu hỏi: 

Kể thêm một số quyền cơ bản của trẻ em mà em biết. 

Trả lời:

- Một số quyền cơ bản của trẻ em: 

  • Bức tranh 1: Quyền được chăm sóc 
  • Bức tranh 2: Quyền được mơ ước 
  • Bức tranh 3: Quyền được vui chơi 
  • Bức tranh 4: Quyền được bảo vệ 

- Một số quyền cơ bản của trẻ em khác: 

  • Quyền sống
  • Quyền được khai sinh và có quốc tịch
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
  • Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
  • Quyền vui chơi, giải trí
  • Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
  • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Câu hỏi trang 56 SGK Đạo đức lớp 4: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi 

CON MUỐN ĐẾN TRƯỜNG  

Chi là chị cả, năm nay học lớp 4. Nhà Chỉ thuộc hộ nghèo, bố Chỉ thường đau yếu nên cuộc sống rất khó khăn. Em trai mới 3 tuổi nên Chỉ phải vừa giúp mẹ chăm em, vừa lo việc nhà. Dù vất vả nhưng Chỉ luôn ham học hỏi và được thầy cô, bạn bè quý mến.

Thấy gia đình Chỉ khó khăn, có Hồng hàng xóm bàn với mẹ Chỉ:

- Hay chị cho cháu nghỉ học để đỡ đần việc nhà.

Mẹ Chỉ lắc đầu:

- Vợ chồng tôi sẽ cổ gắng lo cho con đi học, chị ạ!

Tình cờ, Chỉ cũng vừa đi học về. Khi được mẹ hỏi, Chỉ bày tỏ ngay:

- Con thích đi học lắm! Con muốn đến trường, mẹ ạ!

Câu hỏi: 

- Câu chuyện trên đề cập đến quyền cơ bản nào của trẻ em? Quyền này cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của bạn Chi? 

- Theo em, vì sao phải thực hiện quyền của trẻ em? 

Trả lời:

- Câu chuyện đề cập đến quyền được đi học của trẻ em. Quyền này rất cần thiết trong cuộc sống của bạn Chi bởi đi học chính là nhiệm vụ duy nhất của trẻ em. 

- Quyền trẻ em là điều cần thiết để những trẻ em được sống và lớn lên cách lành mạnh và an toàn. Nhờ có quyền trẻ em, tất cả các trẻ em thuộc mọi tầng lớp, mọi độ tuổi đều sẽ được bảo vệ trước pháp luật. Ngoài ra, quyền trẻ em còn giúp các em tham gia tích cực vào sự phát triển của bản thân.

Câu hỏi trang 57 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát và cho biết các bạn trong tranh thực hiện quyền của trẻ em như thế nào?

Bức tranh 1: Các bạn đã biết những quyền cơ bản nào của trẻ em? 

 (ảnh 6)

Bức tranh 2: Chú ơi, có một em nhỏ cạnh nhà cháu đang bị đánh. 

 (ảnh 7)

Bức tranh 3: Các cậu không được trêu chọc bạn ấy!

 (ảnh 8)

Bức tranh 4: Chúng mình quyên góp để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn đến trường. 

 (ảnh 9)

Trả lời:

  • Bức tranh 1: Quyền được học tập, trao đổi 
  • Bức tranh 2: Quyền được bảo vệ 
  • Bức tranh 3: Quyền được bảo vệ danh dự 
  • Bức tranh 4: Quyền được giúp đỡ

LUYỆN TẬP 

Luyện tập 1 trang 58 SGK Đạo đức 4: Nhận xét các ý kiến sau: 

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. 

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội được học tập và giáo dục, được phát triển tài nắng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

3. Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh. 

4. Phải thực hiện quyền trẻ em vì đó là những quyền cơ bản của con người. 

5. Thực hiện quyền trẻ em để các em khỏe mạnh, tham gia lao động như người lớn. 

6. Phải thực hiện quyền trẻ em vì trẻ em là tương lai của đất nước.

Trả lời:

1. Ý kiến đúng vì đây là quyền được sống của trẻ em. 

2. Ý kiến đúng vì đây là quyền được giáo dục của trẻ em. 

3. Ý kiến đúng vì đây là quyền được yêu thương, chăm sóc. 

4. Ý kiến đúng vì đây là yếu tố giúp trẻ em được phát triển toàn diện.

5. Ý kiến đúng vì đây là quyền được ưu tiên của trẻ em. 

Luyện tập 2 trang 58 SGK Đạo đức 4: Em sẽ thực hiện quyền của trẻ em như thế nào trong các trường hợp sau? 

a. Em phát hiện có một bạn trong lớp bị các bạn khác xa lánh, không chơi cùng. 

b. Một người lạ đến gần cho đồ chơi và rủ em đi theo người ấy. 

c. Em bị lạc bố em khi đi tham quan, mua sắm ở trung tâm thương mại. 

d. Em gặp một em nhỏ có vết thương trên tay và đang ngồi khóc một mình.

Trả lời:

a. Em sẽ thực hiện quyền vui chơi, giải trí hoạt động. 

b. Em sẽ thực hiện quyền được bảo vệ tính mạng. 

c. Em sẽ thực hiện quyền được bảo vệ 

d. Em sẽ thực hiện quyền được chăm sóc. 

Luyện tập 3 trang 59 SGK Đạo đức 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 

 (ảnh 10)

Câu hỏi: 

Nếu là bạn của Tin và Na, em sẽ giúp bạn thực hiện quyền trẻ em như thế nào?

Trả lời:

Nếu là Tin, em sẽ giúp bạn thực hiện quyền được chăm sóc. 

Nếu là Na, em sẽ giúp bạn thực hiện quyền được vui chơi, giải trí hoạt động. 

Luyện tập 4 trang 59 SGK Đạo đức 4: Xử lí tình huống 

Tình huống 1: Vì sợ Cốm không tập trung học tập, bố mẹ thường không cho Cốm đi chơi với các bạn. Hôm qua là sinh nhật một bạn trong lớp, nhưng Cốm cũng không được bố mẹ cho tham gia,

Câu hỏi: 

Nếu là Cốm, em sẽ làm gì để thực hiện quyền trẻ em?

Tình huống 2: Tin đang đi dạo trong công viên thì nhìn thấy Bin bị bất nạt, thậm chí có một bạn còn lao vào định đánh Bin.

Câu hỏi: 

Nếu là Tin, em sẽ làm gi để thực hiện quyền trê em?

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Cốm, em sẽ thực hiện quyền được vui chơi, giải trí hoạt động. 

Tình huống 2: Nếu là Tin, em sẽ thực hiện quyền được bảo vệ tính mạng, tôn trọng, thân thể nhân phẩm và danh dự.

VẬN DỤNG 

Vận dụng 1 trang 59 SGK Đạo đức 4: Chia sẻ với các bạn những việc em đã làm để thực hiện quyền trẻ em.

Trả lời:

Những việc em đã làm để thực hiện quyền trẻ em: tuyên truyền cho mọi người biết về quyền trẻ em, tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình,.... 

Vận dụng 2 trang 59 SGK Đạo đức 4: Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyền trẻ em như: học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ,...

Trả lời:

Những đứa trẻ không biết cầu thị trở thành những người lớn thất nghiệp. Hãy dạy con mình quen đối mặt với sự hà khắc của người khác! Đó là cuộc đời, chấp nhận đi!

Đừng giới hạn đứa trẻ trong hiểu biết của bản thân bạn, bởi nó được sinh ra vào thời gian khác bạn.

Trẻ con là những kẻ bắt chước bẩm sinh hành động giống như cha mẹ mình bất chấp mọi nỗ lực để dạy chúng cách xử thế.

Vận dụng 3 trang 59 SGK Đạo đức 4: Viết và trang trí một khẩu hiệu tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện quyền trẻ em. 

Trả lời:

Đừng ép trẻ học bằng sự bắt buộc hay hà khắc; mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ.

Xem thêm lời giải SGK Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Em bảo vệ của công

Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè

Bài 9: Em duy trì quan hệ bạn bè

Bài 10: Em quý trọng đồng tiền

Bài 12: Bổn phận của trẻ em

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá