Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Bài 12: Bổn phận của trẻ em Đạo đức lớp 4 (Chân trời sáng tạo)

433

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải SGK Đạo đức 4 trang 60 Bài 12: Bổn phận của trẻ em SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Đạo đức 4 Bài 12.

Bài 12: Bổn phận của trẻ em Đạo đức lớp 4 (Chân trời sáng tạo)

Câu hỏi trang 60 SGK Đạo đức lớp 4: Nghe bài hát Mẹ ơi có biết ( Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung) và trả lời câu hỏi 

Câu hỏi: 

Bạn nhỏ trong bài hát đã hứa với mẹ thực hiện những điều gì? 

Trả lời:

Bạn nhỏ trong bài hát đã hứa chăm ngoan, cố gắng học hành để mẹ được vui.

Câu hỏi trang 60 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát tranh và nêu bổn phận của trẻ em. 

Bức tranh 1: Mẹ nghỉ ngơi cho khỏe để con làm ạ. 

 (ảnh 1)

Bức tranh 2: Chúng em chào thầy ạ! 

 (ảnh 2)

Bức tranh 3: Để cháu giúp bà qua đường ạ! 

 (ảnh 3)

Bức tranh 4: Đây là cảnh đẹp của quê hương mình. 

 (ảnh 4)

Câu hỏi: 

Kể thêm một số bổn phận khác của trẻ em 

Trả lời:

Bức tranh 1: Quan tâm, chia sẻ với mẹ 

Bức tranh 2: Kính trọng, lễ phép với thầy giáo 

Bức tranh 3: Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Bức tranh 4: Quan tâm, giúp đỡ người già

Một số bổn phận khác của trẻ em: 

  • Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
  • Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
  • Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
  • Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Câu hỏi trang 61 SGK Đạo đức lớp 4: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi 

CHIẾC ĐỒNG HỒ BỊ ĐÁNH CẤP

Sáng nay, Tin cùng bổ chạy bộ đến công viên gần nhà để tập thể dục. Khi ngang qua cửa hàng đồng hồ, Tin nhìn thấy một người đàn ông đứng lấp ló trước cửa. Tin dừng lại và nghĩ: "Chú ấy làm gì thể nhỉ?”.

Lúc chủ cửa hàng không để ý, người đàn ông lạ mắt lên vào, lấy một chiếc đồng hồ rối nhanh chóng bỏ đi. Tin liền chỉ tay về phía người đàn ông và nói với bố: "Bổ ơi, chú kia ăn cắp đồng hồ!". Bố vội báo cho chủ cửa hàng biết và lập tức đuối theo, cùng người dân bắt giữ người đàn ông này giao cho công an khu vực.

Chủ cửa hàng đã cảm ơn bố con Tin và cho biết:

- Chiếc đồng hồ này là kỉ vật của một vị khách gửi sửa. Thật may hai bố con cháu đã phát hiện và giúp đỡ.

Mấy hôm sau, công an địa phương gửi thư khen ngợi Tin đã mạnh dạn tố giác hành vi ví phạm pháp luật. Tin được nhà trường tuyên dương về tấm gương "Người tốt, việc tốt" trong buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tháng.

Câu hỏi: 

- Tin đã thực hiện bổn phận nào của trẻ em?

- Theo em, vì sao cần phải thực hiện bổn phận của mình? 

Trả lời:

- Tin đã thực hiện bổn phận của trẻ em đó là: phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

- Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Câu hỏi trang 61 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát và cho biết các bạn trong tranh thực hiện bổn phận của trẻ em như thế nào? 

Bức tranh 1: Chị chia sẻ để em biết về bổn phận của trẻ em nhé! 

 (ảnh 5)

Bức tranh 2: Mình sẽ luôn tích cực học tập và rèn luyện 

 (ảnh 6)

Bức tranh 3: Bạn không được vẽ lên bàn! 

 (ảnh 7)

Bức tranh 4: Bạn ở đây trông bà, mình sẽ đi tìm người lớn giúp. 

 (ảnh 8)

Trả lời:

  • Bức tranh 1: Thương yêu em nhỏ.
  • Bức tranh 2: Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
  • Bức tranh 3: Giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác.
  • Bức tranh 4: Giúp đỡ người già yếu.

LUYỆN TẬP 

Luyện tập 1 trang 62 SGK Đạo đức 4: Nhận xét các ý kiến sau: 

1. Trẻ em không được hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. 

2. Trẻ em không cần giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường vì đó không phải là bổn phận của mình. 

3. Trẻ em cần tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác. 

4. Trẻ em không được tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình. 

5. Thực hiện bổn phận trẻ em thể hiện lòng tự trọng và trách nhiệm của bản thân. 

6. Người lớn phải tạo điều kiện tối đa để trẻ em thực hiện bổn phận của mình.

Trả lời:

1. Ý kiến này đúng 

2. Ý kiến này không đúng vì trẻ em cần phải có bổn phận và trách nhiệm bản thân với nhà trường. 

3. Ý kiến này đúng 

4. Ý kiến này đúng 

5. Ý kiến này đúng 

6. Ý kiến này đúng 

Luyện tập 2 trang 63 SGK Đạo đức 4: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?

a. Giúp đỡ người thân trong gia đình bằng những việc làm vừa sức. 

b. Xem một số trò chơi bạo lực để giải trí. 

c. Phát huy phong tục, tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương. 

d. Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể để nâng cao sức khỏe.

Trả lời:

a. Em đồng tình vì trẻ em có quyền được giúp đỡ gia đình trong phạm vi khả năng của mình. 

b. Em không đồng tình vì nếu làm như vậy sẽ tạo điều xấu cho trẻ nhỏ. 

c. Em đồng tình vì đó là giữ gìn, bản sắc văn hóa dân tộc. 

d. Em đồng tình vì đó điều cần thiết giúp con người có một sức khỏe khỏe mạnh. 

Luyện tập 3 trang 63 SGK Đạo đức 4: Xử lí tình huống 

Tình huống 1: Na cùng gia đình có một buổi cắm trại ở bờ biển. Sau khi tắm biển và ăn uống, Na nhìn thấy có nhiều rác gắn đó. Na nghĩ: "Rác này không phái của gia đình mình. Mình có nên dọn không nhỉ?”.

Câu hỏi: 

Nếu là Na, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Cuối tuần, trong khi Bin đang say sưa chơi điện tử thi mẹ Bin cần đi siêu thị nên giao Bin trông em.

Câu hỏi: 

Nếu là Bin, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ chủ động ra nhặt và kêu gọi mọi người cùng nhau nhặt. 

Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ không chơi điện tử nữa và trông em giúp mẹ

VẬN DỤNG 

Vận dụng 1 trang 63 SGK Đạo đức 4: Chia sẻ với các bạn về việc em đã thực hiện bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

Chăm chỉ học tập, chơi thể thao, hiếu thảo với ba mẹ,...

Vận dụng 2 trang 63 SGK Đạo đức 4: Nhắc nhớ các bạn cùng xóm/thu phố thực hiện bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

Hãy cùng thực hiện khẩu hiệu "Toàn dân chăm sóc và bảo vệ trẻ em"

Vận dụng 3 trang 63 SGK Đạo đức 4: Viết và trang trí một khẩu hiệu tuyên truyền về việc thực hiện bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

“Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.

Thông điệp và khẩu hiệu truyền thông

 - Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình.

- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

- Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Kiên quyết phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình.

- Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Gọi 111 để thông báo, tố giác mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Số 111 - tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vệ trẻ em mọi nơi.

Xem thêm lời giải SGK Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Em bảo vệ của công

Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè

Bài 9: Em duy trì quan hệ bạn bè

Bài 10: Em quý trọng đồng tiền

Bài 11: Quyền trẻ em

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá