Lý thuyết KHTH 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Base, thang pH

468

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTH 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Base, thang pH. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTH 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Base, thang pH

Bài giảng Bài 9: Base, thang pH

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 9: Base, thang pH

I. Khái niệm

- Tương tự acid, base cũng là một trong những hợp chất phổ biến.

- Công thức phân tử của base gồm có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hydroxide (–OH). Số nhóm –OH bằng với hoá trị của kim loại.

- Khái niệm về base được phát biểu như sau: Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

- Hầu hết các hydroxide của kim loại là các base. Quy tắc gọi tên các base như sau:

- Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide

Ví dụ: Fe(OH) : iron(II) hydroxide;

Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.

- Phần lớn các base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước. tạo thành dung dịch kiểm (base kiềm) như: KOH, NaOH, Ba(OH)2.

II. Tính chất hoá học

- Tính chất hoá học của base

+ Chuẩn bị: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein; ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

+ Các base khác như KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH),... cũng phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

+ Phản ứng của base với acid tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hoà.

Ví dụ: Ca(OH)2 +H2SO4→ CaSO4 + 2H2O.

III. Thang pH

- Thang pH là một tập hợp các con số từ 1 đến 14 được sử dụng để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

Lý thuyết Base, thang pH (Kết nối tri thức) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 1)

- Các dung dịch acid có pH < 7, các dung dịch kiềm có pH > 7 và dung dịch trung tính có pH = 7.

- Giá trị pH còn được sử dụng để so sánh độ mạnh của các acid cùng nồng độ hoặc các base cùng nồng độ.

- Xác định giá trị pH có thể sử dụng chất chỉ thị màu vạn năng hoặc các thiết bị đo pH như máy đo pH, bút đo pH.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 9: Base, thang pH

Lý thuyết Base, thang pH (Kết nối tri thức) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2)

B. Bài tập KHTN 8 Bài 9: Base, thang pH

Đang cập nhật

Xem thêm các bài lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Acid

Bài 10: Oxide

Bài 11: Muối

Bài 12: Phân bón hóa học

Bài 13: Khối lượng riêng

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá