Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong môn Lịch sử lớp 11.
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Câu 1. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?
A. Phi-líp-pin.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Xiêm.
Đáp án đúng là: D
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là Xiêm.
Câu 2. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đặt dưới ách thống trị của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Tây Ban Nha.
C. thực dân Pháp.
D. thực dân Bồ Đào Nha.
Đáp án đúng là: B
Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
Câu 3. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Cam-pu-chia.
Đáp án đúng là: C
Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ
Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.
Đáp án đúng là: A
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của
A. thực dân Pháp.
B. thực dân Anh.
C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Tây Ban Nha.
Đáp án đúng là: B
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a, phía Bắc đảo Booc-nê-ô và Mi-an-ma.
Câu 6. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn
A. hình thành.
B. phát triển.
C. phát triển đến đỉnh cao.
D. khủng hoảng, suy thoái.
Đáp án đúng là: D
Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây.
Câu 7. Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?
A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.
Đáp án đúng là: B
Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.
Câu 8. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực
A. có đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.
B. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. không có sự quản lí của các nhà nước phong kiến.
D. là điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
Đáp án đúng là: B
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
Câu 9. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.
Đáp án đúng là: B
Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Câu 10. Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?
A. Mi-an-ma.
B. Phi-líp-pin.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Cam-pu-chia.
Đáp án đúng là: C
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
A. Đời sống văn hóa không xuất hiện yếu tố mới.
B. Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.
C. Văn hóa Đông Nam Á chi phối văn hóa phương Tây.
D. Văn hóa phát triển, bắt kịp với trình độ của phương Tây.
Đáp án đúng là: B
Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, tình hình văn hoá cũng có nhiều thay đổi. Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện. Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền bá vào khu vực với mục đích chính là để phục vụ nền cai trị của thực dân.
Câu 12. Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?
A. Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
B. Nông dân được chia ruộng đất, hăng hái sản xuất.
C. Nông dân bị mất ruộng đất và bần cùng hóa.
D. Giai cấp nông dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
Đáp án đúng là: C
Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hậu quả: nông dân bị mất ruộng đất và bị bần cùng hóa
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
C. Thâu tóm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 14. Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã
A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.
B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
C. tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại.
D. khước từ mọi quan hệ giao thương với phương Tây.
Đáp án đúng là: C
Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
A. Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ, linh hoạt của người Thái.
B. Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
D. Giúp Xiêm phát triển mạnh mẽ, trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.
Đáp án đúng là: D
- Ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX):
+ Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
+ Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.
+ Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái; khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.
Câu 16. Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành
A. chuyến công du sang các nước châu Âu.
B. Chương trình giáo dục theo hướng hiện đại.
C. cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
D. chính sách cấm đạo, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo.
Đáp án đúng là: A
Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
Câu 17. Năm 1897, vua Ra-ma V đã tiến hành
A. chuyến công du sang các nước châu Âu.
B. Chương trình giáo dục theo hướng hiện đại.
C. cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
D. chính sách cấm đạo, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo.
Đáp án đúng là: A
Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.
Câu 18. Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì
A. chế độ phong kiến ở Xiêm vững mạnh, không nước nào có đủ khả năng lật đổ.
B. triều đình Xiêm chấp nhận “cắt đất cầu hòa” cho cả thực dân Anh và Pháp.
C. có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
D. triều đình Xiêm nhận được sự bảo hộ của cả Anh và Pháp.
Đáp án đúng là: C
Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp. Vì, Xiêm có vị trí địa lý nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh (Ấn Độ, Miến Điện) và Pháp (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) => cả hai nước đế quốc này đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm. Anh và Pháp đều nhân nhượng lẫn nhau trong các vấn đề ở Xiêm => Xiêm đã lợi dụng điều đó, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ nền độc lập.
Câu 19. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.
D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.
Đáp án đúng là: A
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
A. Mua chuộc và biến các thế lực phong kiến địa phương thành tay sai.
B. Sử dụng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
C. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
D. Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Đông Nam Á.
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
I. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây
1. Đông Nam Á hải đảo
- Từ sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước tư bản phương Tây tăng cường tìm kiếm thị trường và thuộc địa; trong khi đó, các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, khủng hoảng. Nhân cơ hội này, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược và cai trị các nước ở Đông Nam Á.
+ Ở Inđônêxia, từ thế kỉ XV - XVI, các thế lực thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng. Đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân trên đất nước này.
+ Ở Philíppin: Từ thế kỉ XVI, Philíppin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ (1898), Tây Ban Nha đã nhượng quyền quản lí thuộc địa Philíppin cho Mỹ. Từ năm 1899, Philíppin trở thành thuộc địa của Mỹ.
Thổ dân đảo Mác-tan (Phi-líp-pin) chống trả thực dân Tây Ban Nha (tranh minh họa)
+ Ở Mã Lai, năm 1826, thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc như Kêđa, Pênang,... và thành lập Mã Lai thuộc Anh vào năm 1895.
- Các nước thực dân phương Tây đã thực thi chính sách chính trị hà khắc, đàn áp phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, vơ vét bóc lột cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết các nước Đông Nam Á hải đảo đều rơi vào tình trạng lạc hậu, phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế của các nước phương Tây.
2. Đông Nam Á lục địa
- Sau quá trình lâu dài xâm nhập và chuẩn bị, đến thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược vào các nước Đông Nam Á lục địa.
+ Ở Miến Điện, sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 - 1826, 1852, 1885) thực dân Anh thôn tính Miến Điện rồi sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
+ Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược những nước này và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.
Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858) mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam
+ Vương quốc Xiêm, trong nửa cuối thế kỉ XIX, trở thành vùng tranh chấp của thực dân Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.
- Thực dân Anh và thực dân Pháp tiến hành chính sách “chia để trị” nhằm xoá bỏ nền độc lập đối với Miến Điện và ba nước Đông Dương.Về kinh tế, thực thi chính sách khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách thuế khoá nặng nề. Về văn hoá, thực hiện chính sách nô dịch và đồng hoá.
II. Công cuộc cải cách ở Xiêm
1. Công cuộc cải cách ở Xiêm
- Hoàn cảnh:
+ Giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa của thực dân phương Tây, nhất là thực dân Anh và Pháp trong cuộc chạy đua về thuộc địa để tìm kiếm nguyên nhiên liệu, lao động và thị trường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Trước sự đe dọa của thực dân phương Tây và yêu cầu cấp bách để bảo vệ nền độc lập, phát triển đất nước. Vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868) và vua Chulalongcon (Rama V, trị vì từ năm 1868 đến năm 1910) đã tiến hành công cuộc cải cách.
- Nội dung cải cách:
+ Về kinh tế: nhà nước giảm thuế nông nghiệp, xoá bỏ chế độ lao dịch, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng,... Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.
+ Về chính trị: Đứng đầu nhà nước là vua, bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước giữ vai trò là cơ quan tư vấn. Hội đồng chính phủ phụ trách hành pháp, gồm 12 bộ trưởng do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
+ Về xã hội: nhà nước xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
+ Về văn hoá, giáo dục: mở các trường học theo mô hình phương Tây.
+ Về ngoại giao: Xiêm thực hiện ngoại giao mềm dẻo, từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng, lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa thực dân Anh và Pháp để giữ gìn chủ quyền đất nước.
2. Ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm
- Công cuộc cải cách đã góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của Xiêm trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Nhờ đường lối ngoại giao khôn khéo, thực dụng, biết lựa chọn và tận dụng tốt những cơ hội khách quan nên Xiêm là nước duy nhất trong khu vực thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa.
- Công cuộc cải cách ở Xiêm mang tính chất tiến bộ, đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và giữ được nền độc lập dân tộc mặc dù vẫn còn lệ thuộc về nhiều mặt.
Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:
Trắc nghiệm Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Trắc nghiệm Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Trắc nghiệm Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Trắc nghiệm Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Trắc nghiệm Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.