Lý thuyết GDQP 11 (Cánh diều) Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

630

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết GDQP 11 (Cánh diều) Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết GDQP 11 (Cánh diều) Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

A. Lý thuyết GDQP 11 Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

I. Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng

1. lựu đạn F-1 Việt Nam

a) Tính năng

- Trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá huỷ một số loại phương tiện chiến tranh của đối phương bằng mảnh gang và sức ép khi thuốc.

b) Đặc điểm số liệu

- Trọng lượng toàn bộ: 600 g;

- Trọng lượng thuốc nổ TNT: 60 g;

- Đường kính thân lựu đạn: 55 mm;

- Chiều cao toàn bộ: 117 mm;

- Thời gian cháy chậm: 3 - 4 giây;

- Bán kính sát thương: 20 m.

c) Cấu tạo

- Thân lựu đạn được đúc bằng gang có khía tạo thành múi, bên trong nhồi thuốc nổ, cổ lựu đạn có ren để liên kết với bộ phận gây nổ.

- Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn;

- Các bộ phận chính của bộ phận gây nổ là: cần bẩy; lò xo kim hỏa; kim hỏa; hạt lửa; thuốc cháy chậm; kíp.

d) Chuyển động

- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ cần bẩy không cho cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy giữ đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bị ép lại.

- Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào kíp gây nổ lựu đạn.

- Để rút chốt an toàn, phải uốn thẳng chốt an toàn, dùng lực giật của hai tay rút chốt an toàn. Nếu không ném lựu đạn thì lắp lại chốt an toàn.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 1)

2. Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam

a) Tính năng

- Dùng để sát thương sinh lực địch bằng uy lực của thuốc nổ kết hợp với các mảnh văng. b) Đặc điểm số liệu

- Trọng lượng toàn bộ: 365 - 400 g;

- Trọng lượng thuốc nổ TT 40/60: 125 - 135 g;

- Đường kính thân lựu đạn: 57 mm;

- Chiều cao toàn bộ: 88 mm;

- Thời gian cháy chậm: 3,7 - 4,2 giây;

- Bán kính sát thương: 5 - 6 m;

Sử dụng ngòi nổ: NLĐ-01 VN.

c) Cấu tạo

- Vỏ lựu đạn làm bằng thép gồm hai nửa (trên và dưới) được hàn với nhau, mặt trong khía rãnh để tạo nhiều mảnh khi nổ.

- Thân lựu đạn nhồi thuốc nổ bằng phương pháp đúc, miệng lựu đạn có lỗ ren để lắp ngòi nổ.

- Các bộ phận chính của bộ phận gây nổ, gồm: chốt cài; lò xo kim hỏa; kim hỏa; hạt lửa; liều giữ chậm và kíp.

d) Chuyển động

- Lúc bình thường, kim hỏa nằm ngửa và được mặt trên của cần mỏ vịt ép chặt. Mỏ vịt được giữ chặt với thân ngòi bằng chốt an toàn, chốt cài, vòng kéo để giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển.

- Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bung ra, kim hỏa được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào kíp gây nổ lựu đạn.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 2)

II. Động tác ném lựu đạn

1. Động tác đứng ném lựu đạn

a) Trường hợp vận dụng

- Đứng ném lựu đạn thường được dùng trong trường hợp: địch ở xa, địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực, có thể đứng tại chỗ ném hoặc ném khi đang vận động.

- Tư thế đứng ném là tư thế ném được xa nhất.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 3)

b) Động tác

- Người ném đang vận động hoặc đứng tại chỗ xách súng (nếu mang súng phải chuyển súng về tư thế xách súng), đồng thời thực hiện 3 cử động sau:

+ Cử động 1: Tay trái cầm súng (cầm khoảng dưới ốp lót tay) xách súng lên ngang tầm thắt lưng, mũi súng chếch lên trên. Tay phải lấy lựu đạn ra, bàn tay phải nắm lựu đạn (các ngón con choàng lên cần bẩy), vòng giật chốt an toàn quay sang trái, tay trái bẻ thẳng chốt an toàn, ngón trỏ móc vào vòng kéo, kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn. Khi rút chốt an toàn phải rút thẳng theo hướng trục lỗ.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 4)

+ Cử động 2: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, lấy mũi bàn chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải (gót trái kiễng), người hơi cúi về phía trước, chân trái chủng, chân phải thẳng.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 5)

+ Cử động 3: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau để lấy đà, người ngả về sau, chân trái thẳng, gối phải hơi chùng. Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp với sức rướn của thân người, sức bật của chân phải để ném lựu đạn vào mục tiêu. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 45° (hợp với mặt phẳng ngang) thì buông lựu đạn ra, đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay trái đưa súng về phía sau cho cân bằng. Chân phải theo đà bước lên một bước dài, tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.

- Chú ý:

+ Người ném thuận tay trái thì thực hiện ngược lại.

+ Muốn ném được xa phải phối hợp sức bật của chân, sức rướn của người, sức vút mạnh và đột nhiên của cánh tay. Khi vung lựu đạn về phía trước, phải giữ cánh tay ở độ cong, độ chùng tự nhiên (không thẳng hẳn cũng không cong quá) mới có sức vút mạnh, buông lựu đạn đi phải đúng thời cơ, đúng góc ném, đúng hướng.

2. Động tác quỳ ném lựu đạn

a) Trường hợp vận dụng

- Quỳ ném lựu đạn thường được dùng khi gần địch và địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm).

b) Động tác

- Người ném đang vận động hoặc đứng tại chỗ xách súng (nếu mang súng phải chuyển súng về tư thế xách súng), đồng thời thực hiện 3 cử động sau:

+ Cử động 1: Tay phải xách súng, chân trái bước lên chếch sang phải một bước (gót bàn chân trái cách mũi bàn chân phải khoảng 20 - 30 cm, sao cho mép phải của bàn chân trái thắng với mép trái bàn chân phải).

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 7)

+ Cử động 2: Dùng mũi bàn chân phải làm trụ xoay gót lên cho bàn chân hợp với hướng ném một góc khoảng 90°, quỳ gối phải xuống đất theo hướng bàn chân phải, mông bên phải ngồi lên gót bàn chân phải, ống chân trái thẳng đứng, súng dựa vào cánh tay trái, mặt súng quay vào thân người. Tay phải lấy lựu đạn ra, bàn tay phải cầm lựu đạn (như động tác đứng ném).

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 8)

+ Cử động 3: Tay trái cầm súng, báng súng quay sang trái, nòng súng chếch lên trên sang phải, tay trái rút chốt an toàn, dùng mũi bàn chân làm trụ, xoay người về phía phải, hơi ngả về phía sau đồng thời gối phải theo đà xoay theo, mông hơi nhổm lên. Tay phải đưa lựu đạn qua phải về sau để lấy đà, đồng thời dùng sức vút của cánh tay phải, sức rướn của thân người, sức bật của đài phải ném lựu đạn vào mục tiêu.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 9)

3. Động tác nằm ném lựu đạn

a) Trường hợp vận dụng

- Vận dụng tư thế nằm ném lựu đạn khi gần địch và địa hình trống trải không có vật che đỡ hoặc chiều cao vật che đỡ thấp (không quá 40 cm).

b) Động tác

- Người ném đang vận động hoặc đứng tại chỗ xách súng (nếu mang súng phải chuyển súng về tư thế xách súng), đồng thời thực hiện 3 cử động sau:

+ Cử động 1: Tay phải xách súng, chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, dùng mũi bàn chân trái làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bàn chân phải, chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20 cm, mũi bàn tay hướng chếch về bên phải phía sau, thứ tự đặt cẳng tay trái, đùi trái xuống đất và nằm xuống.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 10)

+ Cử động 2: Tay phải đặt súng sang bên phải, hộp tiếp đạn quay sang trái, đầu nòng súng hướng về phía mục tiêu, thân người hơi nghiêng sang trái, hai tay lấy lựu đạn ra, tay phải cầm lựu đạn, tay trái rút chốt an toàn.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 11)

+ Cử động 3: Hai tay chống trước ngực, mũi bàn chân trái và đầu gối trái làm trụ, vừa nâng vừa đẩy người là là mặt đất về sau, căng chân trái để nguyên, chân phải duỗi thẳng tự nhiên và lùi về sau tới khi gối trái thành thế co ngang thắt lưng. Tay phải đưa lựu đạn sang phải về sau hết cỡ, tay trái đẩy nửa thân người phía trên xoay theo, chân phải theo đà xoay theo, thân người hơi cong về sau, đồng thời dùng sức vút của tay phải, sức bật thân người và sức đẩy của chân trái ném lựu đạn vào mục tiêu, sau đó nằm xuống, ném tiếp quả khác hoặc lấy súng tiếp tục bắn hoặc tiến.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 12)

 

- Chú ý:

+ Khi ném phải kết hợp sức vút của cánh tay và sức bật của người để ném lựu đạn đi được xa, đồng thời chân phải xoay theo trục hướng ném để vừa lấy đả vừa giữ cho lựu đạn đi đúng hướng.

+ Không được quỳ gối lên rồi mới ném vì tư thế cao dễ bị lộ.

B. Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Câu 1. Các chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 10 (có đáp án): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

A. Đứng ném lựu đạn.

B. Quỳ ném lựu đạn.

C. Nằm ném lựu đạn.

D. Ngồi ném lựu đạn.

Đáp án đúng là: A

Các chiến sĩ trong hình trên đang thực hiện động tác đứng ném lựu đạn.

Câu 2. Động tác quỳ ném lựu đạn thường được dùng trong trường hợp nào?

A. Địch ở xa; địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.

B. Địch ở gần; địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm).

C. Địch ở gần và địa hình trống trải, không có vật che đỡ, che khuất.

D. Gần địch, địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ không quá 40 cm).

Đáp án đúng là: B

Quỳ ném lựu đạn thường được dùng khi gần địch và địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm).

Câu 3. Quỳ ném lựu đạn thường được dùng khi gần địch, địa hình hạn chế, chiều cao vật che đỡ từ

A. 100 - 120 cm.

B. 80 - 100 cm.

C. 60 - 80 cm.

D. 40 - 60 cm.

Đáp án đúng là: C

Quỳ ném lựu đạn thường được dùng khi gần địch và địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm).

Câu 4. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 10 (có đáp án): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

A. Đứng ném lựu đạn.

B. Quỳ ném lựu đạn.

C. Nằm ném lựu đạn.

D. Ngồi ném lựu đạn.

Đáp án đúng là: B

Chiến sĩ trong bức hình trên đang thực hiện động tác quỳ ném lựu đạn.

Câu 5. Động tác nằm ném lựu đạn thường được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Địch ở xa; địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.

B. Địch ở gần; địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm).

C. Địch ở xa và địa hình trống trải, không có vật che đỡ, che khuất.

D. Gần địch, địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ không quá 40 cm).

Đáp án đúng là: D

Vận dụng tư thế nằm ném lựu đạn khi gần địch và địa hình trống trải không có vật che đỡ hoặc chiều cao vật che đỡ thấp (không quá 40 cm).

Câu 6. Động tác nằm ném lựu đạn thường được vận dụng trong trường hợp gần địch và địa hình trống trải không có vật che đỡ hoặc chiều cao vật che đỡ

A. không quá 100 cm.

B. không quá 80 cm.

C. không quá 60 cm.

D. không quá 40 cm.

Đáp án đúng là: D

Vận dụng tư thế nằm ném lựu đạn khi gần địch và địa hình trống trải không có vật che đỡ hoặc chiều cao vật che đỡ thấp (không quá 40 cm).

Câu 7. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 10 (có đáp án): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

A. Đứng ném lựu đạn.

B. Quỳ ném lựu đạn.

C. Nằm ném lựu đạn.

D. Ngồi ném lựu đạn.

Đáp án đúng là: C

Chiến sĩ trong các hình trên đang thực hiện động tác nằm ném lựu đạn.

Câu 8. Trong trường hợp: địch ở gần và địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm), các chiến sĩ nên vận dụng động tác ném lựu đạn ở tư thế nào?

A. Đứng.

B. Quỳ.

C. Ngồi.

D. Nằm.

Đáp án đúng là: B

Quỳ ném lựu đạn thường được dùng khi gần địch và địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm).

Câu 9. Trong trường hợp: địch ở gần và địa hình trống trải không có vật che đỡ hoặc chiều cao vật che đỡ thấp (không quá 40 cm), các chiến sĩ nên vận dụng động tác ném lựu đạn ở tư thế nào?

A. Đứng.

B. Quỳ.

C. Ngồi.

D. Nằm.

Đáp án đúng là: D

Vận dụng tư thế nằm ném lựu đạn khi gần địch và địa hình trống trải không có vật che đỡ hoặc chiều cao vật che đỡ thấp (không quá 40 cm).

Câu 10. Trong trường hợp: địch ở xa, địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực, các chiến sĩ nên vận dụng động tác ném lựu đạn ở tư thế nào?

A. Đứng.

B. Quỳ.

C. Ngồi.

D. Nằm.

Đáp án đúng là: A

Đứng ném lựu đạn thường được dùng trong trường hợp: địch ở xa, địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực, có thể đứng tại chỗ ném hoặc ném khi đang vận động.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa lựu đạn F-1 và lựu đạn LĐ-01 là gì?

A. Dùng để sát thương sinh lực địch.

B. Sử dụng thuốc nổ TNT (60g).

C. Trọng lượng toàn bộ là 600g.

D. Trọng lượng toàn bộ là 400g.

Đáp án đúng là:A

Điểm giống nhau giữa lựu đạn F-1 và lựu đạn LĐ-01 là: dùng để sát thương sinh lực địch và tiêu diệt một số phương tiện chiến tranh của đối phương.

Câu 12. Bộ phận gây nổ của lựu đạn F-1 bao gồm mấy bộ phận?

A. 4 bộ phận.

B. 5 bộ phận.

C. 6 bộ phận.

D. 7 bộ phận.

Đáp án đúng là: C

Bộ phận gây nổ của lựu đạn F-1 bao gồm 6 bộ phận là: cần bẩy; lò xo kim hỏa; kim hỏa; hạt lửa; thuốc cháy chậm; kíp.

Câu 13. Bộ phận gây nổ của lựu đạn LĐ-01 bao gồm mấy bộ phận?

A. 4 bộ phận.

B. 5 bộ phận.

C. 6 bộ phận.

D. 7 bộ phận.

Đáp án đúng là: C

Bộ phận gây nổ của lựu đạn LĐ-01 bao gồm 6 bộ phận là: chốt cài; lò xo kim hỏa; kim hỏa; hạt lửa; liều giữ chậm và kíp.

Câu 14. Động tác đứng ném lựu đạn thường được dùng trong trường hợp nào?

A. Địch ở xa; địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.

B. Địch ở gần; địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 - 80 cm).

C. Địch ở gần và địa hình trống trải, không có vật che đỡ, che khuất.

D. Gần địch, địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ không quá 40 cm).

Đáp án đúng là: A

Đứng ném lựu đạn thường được dùng trong trường hợp: địch ở xa, địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực, có thể đứng tại chỗ ném hoặc ném khi đang vận động.

Câu 15. Ném lựu đạn ở tư thế nào có thể ném được xa nhất?

A. Đứng ném lựu đạn.

B. Quỳ ném lựu đạn.

C. Nằm ném lựu đạn.

D. Ngồi ném lựu đạn.

Đáp án đúng là: A

Tư thế đứng ném lựu đạn là tư thế ném được xa nhất.

Xem thêm Lý thuyết các bài Giáo dục quốc phòng - an ninh 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Lý thuyết Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Lý thuyết Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Lý thuyết Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá