Em hãy nêu tên các di sản văn hoá tương ứng với các hình sau

594

Với giải Khám phá 1 trang 28 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Em hãy nêu tên các di sản văn hoá tương ứng với các hình sau

Khám phá 1 trang 28 GDCD 7: Em hãy nêu tên các di sản văn hoá tương ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?

Phương pháp giải:

- Quan sát 4 bức tranh và nêu tên di sản văn hóa tương ứng.

- Nêu một số thông tin mà em biết về các di sản văn hóa đó.

Lời giải:

- Các di sản văn hoá:

+ Hình 1: Quần thể di tích Cố đô Huế: nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993. 

+ Hình 2: Phố cổ Hội An: được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009). Hiện nay, phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn về cảnh quan, không gian kiến trúc , những phong tục, tập quán, nếp ứng xử, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa truyền thống còn được giữ gìn, trân trọng.

+ Hình 3: Dân ca quan họ Bắc Ninh: được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào và là động lực to lớn để Dân ca Quan họ tiếp tục phát triển vượt qua ranh giới quốc gia và lan toả rộng rãi.

+ Hình 4: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay, được trải rộng ở 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 27 GDCD 7: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Khám phá 2 trang 29 GDCD 7: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Khám phá 3 trang 29 GDCD 7: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Khám phá 4 trang 30 GDCD 7: Em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây.                      

Luyện tập 1 trang 31 GDCD 7: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hoá của Việt Nam.

Luyện tập 2 trang 31 GDCD 7: Em có nhận xét gì về suy nghĩ của các bạn học sinh trong tình huống sau?

Luyện tập 3 trang 31 GDCD 7: Em hãy sắm vai và xử lý tình huống sau.

Luyện tập 4 trang 31 GDCD 7: Em hãy viết đoạn văn (7 - 10 dòng) bày tỏ niềm tự hào về di sản văn hoá Việt Nam và nêu các việc làm cụ thể của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hoá.

Vận dụng 1 trang 31 GDCD 7: Em hãy thiết kế tấm thiệp để giới thiệu với bạn bè về Tết cổ truyền Việt Nam như một di sản văn hoá.

Vận dụng 2 trang 31 GDCD 7: Hãy sưu tầm các tranh ảnh đẹp về di sản văn hoá Việt Nam và tạo thành cuốn sách ảnh hoặc thực hiện một đoạn phim ngắn về di sản văn hoá tại địa phương em để giới thiệu với bạn bè.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá