Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các vùng đất nhiễm mặn

719

Với giải Kết nối năng lực trang 25 Công nghệ 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất trồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 10. Mời các bạn đón xem:

Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các vùng đất nhiễm mặn

Kết nối năng lực trang 25 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các vùng đất nhiễm mặn của nước ta, nguyên nhân đất bị nhiễm mặn và tác hại của đất nhiễm mặn.

Sử dụng internet, sách, báo để tìm hiểu thêm về các biện pháp cải tạo đất chua.

Lời giải:

* Tìm hiểu thêm về đất mặn

Đất bị nhiễm mặn thường xảy ra ở các vùng như Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nam Định, Thái Bình,… Nguyên nhân dẫn đến đất bị mặn chính là:

- Do sự xâm thực của nước biển vào đất, theo sông hoặc mạch nước ngầm đến trong đất. Các thành phần gây mặn trong đất tích tụ lâu ngày làm đất bị mặn.

- Do quá trình canh tác của con người tác động. Con người dùng nước tưới cho cây trồng trực tiếp từ sông về. Điều này cũng làm đất bị mặn do tích tụ muối vì trong nước sông có lượng muối khoáng lớn.

Tác hại của đất nhiễm mặn:

- Đất bị hư hại lâu dài.

- Cây khó sinh trưởng, phát triển.

* Tìm hiểu thêm về đất chua

- HS tự tìm hiểu về các biện pháp cải tạo đất chua mà em muốn biết thêm.

- Ví dụ: Ngoài các biện pháp bón phân, thủy lợi và canh tác, còn có thể cải tạo đất chua bằng cách:

+ Trong đất chua còn có nhiều lưu huỳnh ở các dạng khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây trồng như sunfua, sunfit, sunfat, ... do đó không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S. 

+ Bón phân lân: bón lân ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.

+ Bón phân hữu cơ đã hoai mục: bón phân hữu cơ hoai mục rất quan trọng do phân hữu cơ cũng có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, … Ngoài ra, phân hữu cơ còn có tác dụng như lân là khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn giảm độc đối với cây trồng.

Xem thêm các bài giải Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 23: Thế nào là đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Nguyên nhân nào là cho đất bị chua, bị mặn, bị bạc màu? Cần làm gì để cải tạo các loại đất đó?...

Kết nối năng lực trang 23 Công nghệ 10: Hãy tìm hiểu và kể tên một số loại cây trồng phù hợp với từng loại đất theo thành phần cơ giới (đất cát, đất thịt, đất sét)...

Kết nối năng lực trang 24 Công nghệ 10: Giải thích cơ sở khoa học của việc luân canh, trồng xen, trồng gối và bố trí thời vụ thích hợp...

Câu hỏi trang 25 Công nghệ 10: Theo em, trong các biện pháp cải tạo đất mặn, biện pháp nào quan trọng nhất? Vì sao?...

Kết nối năng lực trang 26 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về các vùng đất xám bạc màu của nước ta và nguyên nhân làm đất bị bạc màu ở những vùng đó...

Kết nối năng lực trang 26 Công nghệ 10: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu...

Luyện tập 1 trang 26 Công nghệ 10: Thế nào là đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu? Các loại đất đó ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?...

Luyện tập 2 trang 26 Công nghệ 10: Tại sao phải cải tạo đất? Kể tên một số biện pháp cải tạo đất..

Vận dụng trang 26 Công nghệ 10: Đề xuất một số loại cây trồng, một số loại phân bón phù hợp với vùng đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu...

Xem thêm các lời giải SGK Công nghệ lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Giới thiệu về đất trồng

Bài 5: Giá thể cây trồng

Ôn tập chương II

Bài 7: Giới thiệu về phân bón

Bài 8: Sử dụng và bảo quản phân bón

Đánh giá

0

0 đánh giá