Lý thuyết Cường độ dòng điện (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11

352

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Cường độ dòng điện (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Cường độ dòng điện (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11

A. Lý thuyết Cường độ dòng điện

I. Chuyển động có hướng của hạt mang điện

1. Hạt mang điện chuyển động trong kim loại

- Bên trong kim loại có các electron tự do chuyển động, chúng được gọi là các electron dẫn, bởi vì chúng là các hạt cho phép kim loại dẫn điện

- Khi không có tác dụng của điện trường ngoài, các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn, không tạo ra dòng điện trong kim loại.

- Khi nguồn điện được nối với dây dẫn kim loại, nguồn điện tác dụng lực lên các electron dẫn làm cho chúng vừa chuyển động hỗn loạn vừa di chuyển theo chiều từ cực âm về cực dương.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

- Chiều của dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện đang tạo ra dòng điện, qua dây dẫn đến cực âm.

2. Hạt mang điện chuyển động trong dung dịch chất điện phân

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

Dòng điện có thể chạy qua dung dịch muối, acid hoặc base; chúng được gọi chung là chất điện phân. Trong dung dịch, chất điện phân tách ra thành các ion trái dấu: ion dương và ion âm chuyển động tự do.

II. Cường độ dòng điện

1. Tác dụng mạnh yếu của dòng điện

Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng đơn vị ampe, kí hiệu là A.

Một số ước của đơn vị ampe:

1 mA = 10-3 A

1  μA=106A

2. Định nghĩa cường độ dòng điện

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

· Cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

· Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian được gọi là dòng điện không đổi.

3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện

Tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện: v=ISne

Trong đó:

- I là cường độ dòng điện

- n là mật độ hạt mang điện có điện tích e

- e là điện tích hạt mang điện

- S là tiết diện của dây dẫn

Lý thuyết Góc lượng giác (Cánh Diều) Vật lí 11 (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Cường độ dòng điện

Đang cập nhật ...

Xem thêm Lý thuyết các bài Vật lí 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Điện trường

Lý thuyết Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

Lý thuyết Bài 2: Điện trở

Lý thuyết Bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện

Đánh giá

0

0 đánh giá