Lý thuyết Điện trở (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11

333

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Điện trở (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Điện trở (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Vật lí 11

A. Lý thuyết Điện trở

I. Điện trở

1. Khái niệm về điện trở

Điện trở của một vật dẫn bất kì được xác định bằng tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn và cường độ dòng điện qua nó.

Với R là điện trở, I là cường độ dòng điện và U là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.

Đơn vị của điện trở là ohm (ôm), kí hiệu là .

2. Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại

Đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy qua vật dẫn vào hiệu điện thế U giữa hai đầu vật dẫn được gọi là đường đặc trưng I – U, hay còn gọi là đường đặc trưng vôn – ampe của vật dẫn.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Điện trở

3. Định luật Ohm cho vật dẫn kim loại

Với một vật dẫn ở nhiệt độ không đổi, cường độ dòng điện qua vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu của vật dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

II. Nguyên nhân chính gây ra điện trở trong kim loại

Trong kim loại, các electron tự do dịch chuyển có hướng dưới tác dụng của lực điện, tạo thành dòng điện. Trong quá trình chuyển động, các electron va chạm với nhau và với các ion nút mạng nên bị cản trở. Va chạm càng nhiều thì tốc độ dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện càng giảm, dẫn đến dòng điện tại thành càng nhỏ. Nghĩa là, điện trở càng lớn.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Điện trở

III. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở của đèn sợi đốt

- Nhiệt độ của vật dẫn kim loại càng cao thì các ion dương dao động càng mạnh quanh các nút mạng, làm tăng khả năng va chạm với các electron tự do, kéo theo điện trở của vật dẫn tăng.

- Tiến hành thí nghiệm khảo sát sự liên hệ giữa cường độ dòng điện I qua đèn sợi đốt và hiệu điện thế U đặt vào đèn, khi tăng dần U, đo giá trị I tương ứng.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Điện trở

Nhận xét: đường đặc trưng I – U của dây tóc bóng đèn sợi đốt không phải là một đoạn thẳng. Như vậy, định luật Ohm không áp dụng được đối với bóng đèn sợi đốt.

2. Điện trở nhiệt (thermistor)

Điện trở nhiệt là vật dẫn điện có điện trở thay đổi một cách rõ rệt khi nhiệt độ thay đổi.

Điện trở nhiệt có thể phân thành hai loại:

- Điện trở nhiệt thuận (kí hiệu PTC): điện trở tăng khi nhiệt độ tăng.

- Điện trở nhiệt ngược (kí hiệu NTC): điện trở giảm khi nhiệt độ tăng.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Điện trở

B. Trắc nghiệm Điện trở

Đang cập nhật ...

Xem thêm Lý thuyết các bài Vật lí 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Điện trường

Lý thuyết Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

Lý thuyết Bài 1: Cường độ dòng điện

Lý thuyết Bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện

Đánh giá

0

0 đánh giá