Lý thuyết Hô hấp ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11

665

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Hô hấp ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Hô hấp ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11

Bài giải Bài 9: Hô hấp ở động vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật

I. Vai trò của hô hấp

- Hô hấp có vai trò quan trọng trong việc lấy O2 và thải CO2, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống và duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

- Vai trò với động vật

+ Lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

+ Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

II. Các hình thức trao đổi khí

- Ở động vật, bề mặt trao đổi khí gọi là bề mặt trao đổi khí bé. Bề mặt này có thể là da, mang, phổi, hệ thống ống khí hoặc bề mặt cơ thể. Trao đổi khí O2 và CO2 đi qua bề mặt trao đổi khí dựa trên hai nguyên lý: khuếch tán từ nơi có phân áp cao sang nơi có phân áp thấp và khuếch tán qua bề mặt mỏng, ẩm ướt.

1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

- Động vật không có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Ruột khoang, Giun dẹp, v.v... và cả động vật có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Giun đốt, ếch, v.v... đều trao đổi khí qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

2. Trao đổi khi qua hệ thống ống khí

- Côn trùng và một số chân khớp khác sống trên cạn trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

- Hệ thống ống khí bao gồm các ống khi lớn nhánh thành các ống khí nhỏ hơn dần, và ống khí nhỏ nhất là ống khi tận.

- Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào, và các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở.

- Thông khí ở côn trùng được tạo ra bởi hoạt động của các cơ hô hấp, phối hợp với đồng để mở các van lỗ thở và thay đổi thể tích khoang thân.

3. Trao đổi khí qua mang

- Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hoá của động vật sống trong môi trường nước như Thân mềm, Chân khớp, Cá sụn, Cá xương, nòng nọc lưỡng cư. Mỗi loài có cấu trúc mang khác nhau nhưng đều có diện tích trao đổi khí lớn.

- Mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, soi mang và phiến mang, mỗi mang nằm trong một khoang mang. Trong khoang mang, dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước đi qua phiến mang, tối ưu hoá trao đổi khí giữa máu mao mạch với nước.

- Trao đổi khí qua mang của Thân mềm, Chân khớp cũng tương tự nhưng không có dòng máu trong mao mạch chảy ngược chiều với dòng nước.

4. Trao đổi qua phổi

- Phổi là cơ quan trao đổi khi chuyển hoá của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thủ.

- Lưỡng cư cũng có phổi nhưng phổi ít phế nang nên trao đổi khi diễn ra chủ yếu qua da.

- Phổi cùng với đường dẫn khí, cơ hô hấp tạo nên hệ hô hấp của người. Do phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khi rất lớn (từ 100 m đến 120 m, gấp hơn 50 lần diện tích da). Phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc. 

- Kiểu thông khí nhờ áp suất âm: Phổi là cơ quan trao đổi khi của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thủ. 

- Phổi chim có cấu tạo khác so với phổi người và Thú. Phổi chim thông với hệ thống túi khí và không có phế nang. Ở Chim, phế quản phân nhánh thành các ống khi rất nhỏ, gọi là mao mạch khí. Không khí trong các mao mạch khi trao đổi khi O2 và CO2, với máu trong các mao mạch máu. 

III. Bệnh về hô hấp

- Bệnh hô hấp ở người có nhiều loại và có thể gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.

- Bệnh có thể ở đường dẫn khí hoặc ở phổi, ví dụ như viêm mũi, viêm phế quản, ung thư khí quản, viêm phổi, lao phổi, và nhiều loại khác.

- Bệnh hô hấp có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.

IV. Lợi ích của luyện tập thể dục thể thao với hô hấp

- Luyện tập thể dục, thể thao còn giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu và oxy hóa tốt hơn, cải thiện chức năng của hệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi và tăng khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm. 

Sơ đồ tư duy Bài 9: Hô hấp ở động vật

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật

Câu 1 Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là

A. phế quản phân nhánh nhiều

B. có nhiều phế nang

C. khí quản dài

D. có nhiều ống khí

Giải thích

So với các động vật trên cạn, phổi chim được cấu tạo bởi nhiều ống khí, còn các động vật trên cạn khác sẽ có nhiều phế nang.

Câu 2:  Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?

A. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn

B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua

C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp

D. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn

Câu 3: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự

A. vận động của đầu

B. vận động của cổ

C. co dãn của túi khí

D. di chuyển của chân

Câu 4: Ở người, phần bao quanh phế nang là?

A. Hệ thống thần kinh

B. Hệ thống động mạch

C. Hệ thống tính mạch

D. Hệ thống mao mạch

Giải thích 

Những phế nang thường được bao quanh bởi hệ thống mao mạch. Xét về cấu tạo mô học, phế quản được cấu tạo từ 4 lớp là lớp sụn sợi, lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc (lớp cuối) chứa các tuyến phế quản

Câu 5: Khi nói về tính tự hoạt động hô hấp ở người, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phổi có hệ dẫn truyền tự động có khả năng tự co giãn để hít thở không cần sự tham gia của ý thức

B. Trung tâm điều khiển hoạt động hô hấp ở người nằm ở hành não và cầu não

C. Trung khu hô hấp có khả năng tự phát xung hoạt động hay ức chế thay thế lẫn nhau

D. Hít thở sâu không phải là hoạt động hô hấp tự động mà có sự tham gia của ý thức

Giải thích

Ý A sai vì sự co giãn của phổi không phải vì có hệ dẫn truyền tự động mà do sự nâng lên hạ xuống của lồng ngực dưới tác động từ các cơ thở.

Xem thêm Lý thuyết các bài Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Lý thuyết Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Lý thuyết Bài 12: Miễn dịch ở động vật và người

Lý thuyết Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Lý thuyết Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá