Lý thuyết Tuần hoàn ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11

747

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Tuần hoàn ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Tuần hoàn ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

I. Khái quát hệ tuần hoàn

- Ở động vật, hệ vận chuyển được gọi là hệ tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ các bộ phận sau:

+ Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

+ Tim: là một bơm hút và đầy máu chảy trong hệ thống mạch máu

II. Các dạng hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn hở

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mà, gọi chung là máu.

+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

Các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

+Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mà.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

III. Cấu tạo và hoạt động của tim

1. Cấu tạo tim

- Tim của người có bốn buồng (ngăn), bao gồm hai buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch vào tim được gọi là tâm nhĩ và hai buồng lớn bơm máu ra khỏi tim được gọi là tâm thất.

- Thành các buồng tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim.

- Buồng tim nối thông với động mạch hoặc tĩnh mạch.

- Van tim cho máu đi theo một chiều.

- Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất.

- Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

- Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.

2. Hoạt động của tim

- Tim có khả năng tự có nhịp đánh đều được gọi là tính tự động của tim.

- Tim vẫn có thể đánh được một thời gian nếu bị cắt rời khỏi cơ thể và được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxy, và nhiệt độ thích hợp.

- Tim co và dân nhịp nhàng theo chu kỳ, gồm hai pha: tâm thu và tâm trương.

- Chu kỳ tim bắt đầu bằng tâm nhĩ (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất (phải và trái) tiếp đó co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ.

- Mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dân chung là 0,4 giây. Tương ứng với 75 chu kỳ tim trong một phút hoặc

IV. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

1. Cấu tạo của hệ mạch

- Các động mạch và tĩnh mạch từ lớn đến nhỏ đều được cấu tạo từ ba lớp

- Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều từ chân về tim.

- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô

2. Hoạt động của hệ mạch

a. Huyết áp

- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.

- Tâm co bóp đầy máu vào động mạch tạo ra huyết áp.

- Máu được bơm vào động mạch theo từng đợt và tạo ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

- Huyết áp tâm thu ứng với tâm thất cơ, huyết áp tâm trương ứng với tâm thất dần.

- Huyết áp của người trưởng thành: huyết áp tâm thu 110 – 120 mmHg, huyết áp tâm trương 70 – 80 mmHg.

- Trong suốt chiều dài của hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ có sự biến động rõ rệt về huyết áp (H 10.7).

b. Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.

- Vận tốc máu biến động trong hệ thống động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- Vận tốc máu trong hệ mạch có thể thay đổi. Khi huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng và ngược lại, khi huyết áp giảm thì vận tốc máu cũng giảm.

V. Ứng dụng

1. Lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đối với hệ tuần hoàn

- Cơ tim phát triển, tăng thể tích tâm thu và giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi.

- Mạch máu bền hơn, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp và cung cấp O2.

- Người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có lưu lượng tim cao hơn khi lao động nặng.

2. Tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với tim mạch và súc khoẻ

- Làm tăng huyết áp, gây suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim và tổn thương mạch máu.

- Gây trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có.

3. Bệnh về hệ tuần hoàn 

- Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có bệnh do di truyền, bẩm sinh và có bệnh do lối sống như bệnh xơ vữa mạch máu.

Sơ đồ tư duy Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Câu 1: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

B. Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.

C. Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể

D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Giải thích: Tim tách rời khỏi cơ thể nhưng vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng thêm một thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt trong thành tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puôckin. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ sẽ tự động phát xung điện. Sau đó xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, lan đến nút nhĩ thất, đến bó His, rồi đến mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

Câu 2: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

B. Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.

C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.

D. Máu đến các cơ quan chậm.

Giải thích: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có máu lưu thông trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim) với tốc độ cao, có khả năng điều hòa phân phối nhanh. Hệ tuần hoàn kín có ở giun đốt, mực ống, bạch tuộc và động vật có xương sống.

Câu 3: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở ?

A. Vì tốc độ máu chảy chậm.

B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

Giải thích: Hệ tuần hoàn hở được gọi là “hở” bởi vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu sẽ được tim bơm vào một khoang chính là khoang cơ thể bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó, máu sẽ bơm quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này có ở các loại động vật nhỏ như động vật chân khớp hay thân mềm.

Câu 4: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 5: Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

A. Chim

B. Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

C. Động vật đơn bào

D. Cả B và C

Xem thêm Lý thuyết các bài Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Hô hấp ở động vật

Lý thuyết Bài 12: Miễn dịch ở động vật và người

Lý thuyết Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Lý thuyết Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Lý thuyết Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Đánh giá

0

0 đánh giá