Lý thuyết Sinh sản ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11

303

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Sinh sản ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Sinh sản ở động vật (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Sinh học 11

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là gì?

Phân đôi:

  • Là hình thức sinh sản mà một cá thể mẹ phân đôi thành 2 cá thể có kích thước gần bằng nhau.
  • Sinh sản bằng hình thức phân đôi gặp nhiều ở loài động vật thuộc ngành ruột khoang: hải quỳ, san hô,...

Nảy chồi:

  • Là mình thức sinh sản mà chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới.
  • Có ở bọt biển, ruột khoang.

 (ảnh 1) 

Phân mảnh:

  • Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ
  • Gặp ở Giun dẹp, Bọt biển, sao biển.

 (ảnh 2)

 

Trinh sinh:

  • Là hình thức sinh sản, trong đó cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh.
  • Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp.

Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật là gì?

Đẻ trứng:

  • Trứng được con cái đẻ vào môi trường nước, con được xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh
  • Trứng thụ tinh với tinh trùng bên trong cơ thể con cái, sau đó đẻ trứng đã thụ tinh vào môi trường.

Đẻ trứng thai (noãn thai sinh):

  • Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử được giữ lại và phát triển trong ống dẫn trứng của con cái nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng
  • Gặp ờ một số lời cá, bò sát và một số lời chân khớp.

Đẻ con:

  • Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử phát triển trong tử cung nhờ lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai
  • Có ở Thú (trừ thú mỏ vịt) và người.

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở người gồm những giai đoạn nào?

Hình thành tinh trùng và trứng:

  • Quá trình sinh tinh: tinh trùng hình thành trong ống sinh tinh của 2 tinh hoàn, bắt đầu từ tinh nguyên bào, trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân.

 (ảnh 3)

 

 
  • Quá trình sinh trứng: diễn ra trong 2 buồng trứng của nữ giới

 (ảnh 4)

Thụ tinh:

  • Là sự kết hợp giữa tinh trùng đơn bội (n) và tế bào trứng đơn bội (n) tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n)
  • Thụ tinh diễn ra trong ống dẫn trứng, tại ⅓ ống dẫn trứng tính từ loa vòi trứng.

  (ảnh 5)

Phát triển phôi thai:

  • Hợp tử phân bào liên tiếp trên đường di chuyển về phía tử cung làm tổ.
  • Trong 8 tuần đầu, các tế bào hợp tử phân chia và phân hóa tạo thành mô và cơ quan (giai đoạn phôi). Sau giai đoạn phôi là hoàn thiện các cơ quan nên gọi là giai đoạn thai.

 (ảnh 6)

Đẻ con:

  • Sau 9 tháng 10 ngày phát triển trong tử cung người mẹ, con sẽ được sinh ra.
  • Oxytocin kích thích tử cung co bóp, kích thích nhau thai tiết ra prostagladin làm tử cung co bóp mạnh hơn → đẩy thai nhi ra ngoài.

 (ảnh 7) 

3. Cơ chế điều hòa sinh sản là gì?

Cơ chế điều hòa sinh tinh:

Cơ chế điều hòa sinh tinh được kiểm soát nhờ liên hệ ngược. Nồng độ testosterone trong máu tăng lên sẽ gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, giảm tiết GnRH, FSH và LH.

 (ảnh 8)

Cơ chế điều hòa sinh trứng:

Cơ chế điều hòa sinh trứng được kiểm soát nhờ liên hệ ngược. Nồng độ progesterone và estrogen trong máu tăng gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.

 (ảnh 9)

4. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng như thế nào?

  • Căng thẳng kéo dài gây rối loạn sản xuất hormone, làm giảm sản sinh tinh trùng và rối loạn chu kỳ trứng chín và rụng
  • Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí, béo phì gây rối loạn chuyển hóa làm giảm sản sinh tinh trùng và rối loạn chu kỳ trứng chín và rụng
  • Lối sống ít vận động, thường xuyên mặc quần lót chật làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng
  • Nghiện thuốc lá, rượu, ma túy gây rối loạn chuyển hóa làm giảm sản sinh tinh trùng, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

5. Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật là gì?

  • Thụ tinh nhân tạo
  • Thay đổi yếu tố môi trường
  • Nuôi cấy phôi

6. Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật là gì?

  • Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại (X và Ý)
  • Nuôi cá rô phi bằng 17-methyltestosterone phối hợp với vitamin C.
  • Chiếu tia tử ngoại lên tằm.

7. Một số thành tựu trong thụ tinh ống nghiệm là gì?

  • Năm 1998, ba em bé thụ tinh trong ống nghiệm đã được chào đời.
  • Là phương pháp cho trứng và tinh trùng thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra phôi, sau đó phôi được chuyển vào tử cung của phụ nữ để làm tổ và phát triển thành thai nhi.

8. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?

  • Là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
  • Hiện nay, mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con.
  • Phụ nữ không nên đẻ sớm
  • Phụ nữ không nên đẻ muộn.
  • Phụ nữ không nên đẻ dày.

9. Các biện pháp tránh thai là gì?

 (ảnh 10)

 

Sơ đồ tư duy Bài 27: Sinh sản ở động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (Kết nối tri thức): Sinh sản ở động vật (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật

Câu 1: Testosteron nồng độ cao sẽ

A. ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH

B. ức chế tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH

C. kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH

D. ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH

Giải thích: Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi, làm hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH làm cho tế bào kẽ giảm tiết testosteron.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng kinh nguyệt?

A. Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện là do trứng chín và rụng kèm theo máu và phần bao nang của trứng bị bài xuất ra ngoài

B. Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện ngay cả khi không có trứng chín và rụng

C. Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện khi nồng độ progesteron trong máu tăng cao

D. Những người phụ nữ áp dụng biện pháp thắt ống dẫn trứng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt

Câu 3: Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống vừa ở động vật có xương sống là

A. Nảy chồi

B. Trinh sinh

C. Phân mảnh

D. Phân đôi

Câu 4: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng FSH kích thích

A. phát triển nang trứng

B. tuyến yên tiết hoocmôn

C. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng

D. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ

Giải thích: Khi có kích thích, ở vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH: Từ đó FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen. Sau đó LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen → Prôgestêrôn, ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

Câu 5: Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh là: 

A. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong

B. tự thụ tinh và thụ tinh chéo

C. thụ tinh ngoài và thụ tinh chéo

D. thụ tinh trong và tự thụ tinh

Giải thích: Động vật sinh sản hữu tính có hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

Xem thêm Lý thuyết các bài Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 25: Sinh sản ở thực vật

Lý thuyết Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây

Lý thuyết Bài 28: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

Lý thuyết Bài 29: Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

Đánh giá

0

0 đánh giá