Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SGK Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Sinh học 11 từ đó học tốt môn Sinh học 11.
Giải Sinh học 11 trang 132
Lời giải:
- Ý kiến của bạn A là đúng, do mỗi năm cây tăng trưởng tạo thành một vòng gỗ, mỗi vòng có vùng sáng và vùng tối → Mỗi vòng là 1 tuổi.
- Có thể đếm được vòng gỗ của cây bằng cách: Đếm trực tiếp các vòng gỗ dựa vào gốc cây hoặc sử dụng khoan tăng trưởng để lấy mẫu.
I. Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Lời giải:
Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật thay đổi theo từng giai đoạn sống: Ở giai đoạn nảy mầm đến giai đoạn trưởng thành, thực vật tăng nhanh về khối lượng, kích thước, phát triển các cơ quan thực hiện chức năng chuyên hóa. Đến giai đoạn cây ra hoa, quá trình sinh trưởng chậm lại và chúng ngừng sinh trưởng, phát triển khi ở giai đoạn già và cây chết đi.
Lời giải:
Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
- Nước và độ ẩm không khí: Nước ảnh hưởng đến hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật: nảy mầm, đẻ nhánh, ra hoa, tạo quả,…
- Nhiệt độ: Mỗi loài thực vật sinh trưởng và phát triển trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Hầu hết cây nhiệt đới sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 30oC. Trong khoảng nhiệt độ thích hợp, cường độ của các quá trình sinh lí tăng lên theo nhiệt độ. Quá trình ra hoa của cây chịu sự cảm ứng bởi nhiệt độ.
- Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, là điều kiện cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh cũng như có tác động đến sự nảy mầm, tính hướng động, sự ra hoa, sự phát sinh hình thái thực vật,…
- Đất và dinh dưỡng khoáng: Các đặt tính lí, hóa của đất có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Nếu trong đất thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, cây sẽ sinh trưởng chậm lại và có thể bị chết.
Giải Sinh học 11 trang 134
Lời giải:
Loại mô phân sinh |
Vị trí |
Chức năng |
Mô phân sinh đỉnh |
Nằm ở đầu ngọn thân, ngọn cành, chồi bên (chồi nách) và chóp rễ. |
Làm tăng chiều dài của thân và rễ. |
Mô phân sinh bên |
Nằm ở phần vỏ và trụ của thân, rễ. |
Làm tăng độ dày (đường kính) của thân và rễ. |
Mô phân sinh lóng |
Nằm ở vị trí gốc của lóng. |
Làm tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng. |
Giải Sinh học 11 trang 135
Luyện tập trang 135 Sinh học 11: Hãy phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
Lời giải:
Tiêu chí |
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Loại cây |
Cây một lá mầm và cây hai lá mầm. |
Chỉ có ở cây hai lá mầm. |
Nơi sinh trưởng |
Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. |
Mô phân sinh bên. |
Đặc điểm bó mạch |
Bó mạch xếp rải rác. |
Xếp chồng chất hai bên tầng sinh mạch. |
Dạng sinh trưởng |
Sinh trưởng chiều cao. |
Sinh trưởng chiều ngang. |
II. Hormone thực vật
Lời giải:
|
Vị trí sinh ra |
Hướng vận chuyển |
Tác dụng sinh lí |
Auxin |
Mô phân sinh đỉnh chồi và lá non, có nhiều trong hạt đang nảy mầm. |
Được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây. |
- Kích thích sự kéo dài thân, kích thích hình thành các rễ bên, rễ phụ; điều khiển sự phát triển ủa quả và tăng cường ưu thế ngọn. - Gây ra tính hướng động của cây. - Kích thích sự sinh trưởng của quả. - Làm chậm sự rụng lá, hoa, quả. |
Gibberellin |
Mô phân sinh đỉnh chồi, rễ, lá non và hạt đang phát triển. |
Được vận chuyển theo cả hai chiều, hướng ngọn và hướng gốc theo mạch gỗ và mạch rây. |
- Kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân, lóng. - Phát triển hạt phấn. - Kích thích sự phát triển và nảy mầm của hạt, củ. - Kích thích sự ra hoa. |
Cytokinin |
Được tổng hợp nhiều ở mô phân sinh đỉnh rễ. |
Được vận chuyển đến các cơ quan khác theo hệ thống mạch gỗ. |
- Kích thích sự phân chia tế bào ở chồi. - Kích thích chồi bên phân chia mạnh mẽ. - Kích thích sự nảy mầm của hạt, làm chậm sự già hóa của lá. - Làm thay đổi ưu thế ngọn. |
Abscisic acid |
Được tổng hợp ở hầu hết các bộ phận của cây (rễ, hoa, quả). |
Được vận chuyển theo hai chiều: hướng ngọn theo mạch gỗ và hướng gốc theo mạch rây. |
- Ức chế sinh trưởng, kích thích đóng khí khổng khi cây bị khô hạn, kích thích trạng thái ngủ của hạt. - Ức chế sự nảy mầm sớm, kích thích lá hóa già, kích thích sự chịu hạn. |
Ethylene |
Được tổng hợp nhiều trong giai đoạn già hóa của cây và quá trình chín của quả. |
Được vận chuyển bằng con đường khuếch tán trong phạm vi hẹp. |
- Kích thích sự chín của quả, kích thích sự rụng của lá, quả. - Ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn của vách tế bào và sinh trưởng ngang; kích thích sự hình thành rễ và lông hút. |
Giải Sinh học 11 trang 136
Lời giải:
Mối tương quan giữa các hormone thực vật:
- Tương quan chung: Sự tương quan giữa nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng trong toàn bộ cơ thể thực vật. Đối với cây hằng năm, các hormone kích thích được tổng hợp nhiều lúc còn non sau đó giảm dần khi về già, còn hormone ức chế thì ngược lại. Đối với cây lâu năm, sự tương quan hormone cũng giống như cây một năm, ngoài ra còn được thể hiện trong mỗi chu kì ra hoa. Giai đoạn trước khi ra hoa hormone kích thích được tổng hợp mạnh sau đó giảm dần ở giai đoạn sau ra hoa, còn hormone ức chế thì ngược lại.
+ Ví dụ: Khi hạt nảy mầm, nồng độ hormone auxin và cytokinine cao. Khi cây trưởng thành, nồng độ hormone auxin và cytokine giảm dần, nồng độ hormone ức chế như ethylene sẽ tăng lên.
- Tương quan riêng: Sự tương quan giữa hai hoặc một số hormone quyết định đến một số biểu hiện sinh trưởng, phát triển của cây (như sự hình thành rễ, thân, chồi, lá, hoa, quả; sự nảy mầm, sự chín, sự già hóa, sự ngủ nghỉ,…).
+ Ví dụ tương quan giữa các hormone kích thích sinh trưởng: Nếu auxin nhiều thì kích thích ra rễ, còn cytokinin nhiều thì kích thích hình thành chồi.
+ Ví dụ tương quan giữa các hormone kích thích và ức chế sinh trưởng: Nếu ABA nhiều sẽ ức chế sinh trưởng của hạt và rơi vào trạng thái ngủ nghỉ, còn GA nhiều thì sẽ kích thích sự nảy mầm của hạt.
Giải Sinh học 11 trang 137
Lời giải:
Một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn:
- Sử dụng hormone auxin để hạn chế rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở nhóm cây có múi. Ví dụ: Phun α – NAA (5 – 15 ppm) làm giảm tỉ lệ rụng quả ở cây bông.
- Sử dụng Gibberellin làm tăng chiều cao của một số cây như cây lấy sợi, lấy gỗ,… Ví dụ: Phun GAs (20 – 50 ppm) giúp tăng chiều cao cây đay lên gấp 2 – 2,5 lần.
- Sử dụng Ethylene kích thích ra hoa trái vụ ở một số cây trồng. Ví dụ: Phun ethylene (0,1 – 0,25%) lên bề mặt lá thúc đẩy cây dứa ra hoa trái vụ.
Luyện tập trang 137 Sinh học 11: Sự tương quan hormone có ý nghĩa gì trong trồng trọt?
Lời giải:
Ý nghĩa của sự tương quan hormone trong trồng trọt: Giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu,… của con người; ngoài ra còn giúp con người kiểm soát sự phát triển của các loài thực vật.
III. Sự phát triển ở thực vật có hoa
Giải Sinh học 11 trang 138
Lời giải:
Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn: Hạt → Cây con → Cây trưởng thành → Sinh sản → Cây già chết. Từ hạt bắt đầu nảy mầm thành cây mầm và phát triển thành cây con, cây con lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhánh. Cây con lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn và đâm sâu, khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ sinh sinh sản, ra hoa, kết quả; sau đó cây già đi và chết.
Lời giải:
Nhân tố bên trong có ảnh hưởng chủ yếu đến sự ra hoa của thực vật. Vì yếu tố di truyền quy định độ tuổi ra hoa của thực vật và yếu tố hormone quyết định đến sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản ở thực vật.
Lời giải:
Một số loài cây hai năm thường ra hoa vào mùa xuân sau khi trải qua mùa đông lạnh giá vì nhiệt độ ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa của các cây hai năm, đây là hiện tượng xuân hóa, nghĩa là cây chỉ ra hoa khi trải qua một giai đoạn nhiệt độ lạnh tự nhiên hoặc nhân tạo. Giúp kéo dài thời gian sinh trưởng, tăng sức chống chịu của cây với điều kiện lạnh giá.
Giải Sinh học 11 trang 139
Lời giải:
- Chỉ cần chiếu sáng vào ban đêm mà có thể ngăn chặn sự nở hoa ở hình (a) vì cây ở hình (a) là cây đêm dài (ngày ngắn), ra hoa trong điều kiện đêm dài hơn thời gian tối tới hạn. Do đó khi chiếu sáng vào ban đêm làm gián đoạn thời gian tối hoặc làm thời gian đêm ngắn hơn thời gian tối tới hạn → Ức chế cây ra hoa.
- Chỉ cần chiếu sáng vào ban đêm có thể kích thích sự ra hoa ở hình (b) vì cây ở hình (b) là cây đêm ngắn (ngày dài), ra hoa trong điều kiện đêm ngắn hơn thời gian tối tới hạn hoặc chiếu sáng vào ban đêm làm gián đoạn thời gian tối → Chiếu sáng vào ban đêm kích thích sự ra hoa.
Lời giải:
Các biện pháp sử dụng hợp lí hormone nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp:
- Khi sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc: đúng liều lượng, đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone để nâng cao hiệu quả tác động.
- Khi sử dụng hormone trên đối tượng cây trồng sử dụng làm thức ăn cho người cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng, nồng độ khuyến cáo, không nên lạm dụng,… nhằm đảm bảo an toàn cho thực phẩm, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 21 : Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 22: Thực hành: Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.