Lý thuyết KHTH 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Oxide

360

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTH 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Oxide. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTH 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Oxide

Bài giảng Bài 12: Oxide

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 12: Oxide

I. Khái niệm oxide – phương trình hoá học tạo oxide

1. Khái niệm oxide

Oxide là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen.

Công thức hoá học chung của oxide là MxOy.

Một số oxide trong tự nhiên có nhiều ứng dụng vào đời sống:

+ Silicon dioxide (SiO2) là thành phần chính của cát, nguyên liệu trong sản xuất thuỷ tinh, vật liệu silicate, …

+ Aluminium oxide (Al2O3) là thành phần chính của quặng bauxite, nguyên liệu trong điều chế aluminium.

+ Carbon dioxide (CO2) có trong thành phần không khí, là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của thực vật.

Lý thuyết Oxide (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 1)

2. Tìm hiểu phản ứng tạo oxide

Các phản ứng hoá học tạo ra oxide:

- Kim loại phản ứng với oxygen:

Kim loại + O2 Lý thuyết Oxide (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2) Oxide kim loại

Phản ứng trên xảy ra với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag).

Chú ý:

Ở nhiệt độ thường, một số kim loại phản ứng chậm với oxygen trong không khí tạo thành một lớp oxide bao quanh bề mặt kim loại:

+ Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ sét.

+ Đồ dùng bằng nhôm tự tạo lớp oxide bao quanh bên ngoài, lớp oxide này có tác dụng bảo vệ nhôm.

- Phi kim phản ứng với oxygen:

Phi kim + O2 Lý thuyết Oxide (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2) Oxide phi kim

Các phi kim thường gặp: C, S, P, …

II. Phân loại oxide

Có 4 loại oxide:

- Oxide acid là loại oxide phản ứng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.

Ví dụ: CO2, SO2, SO3 …

- Oxide base là loại oxide phản ứng được với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

Ví dụ: CaO, BaO, Na2O …

- Oxide lưỡng tính là các oxide vừa phản ứng được với dung dịch acid vừa phản ứng được với dung dịch base đều tạo ra muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO …

- Oxide trung tính là các oxide không phản ứng được với dung dịch acid và dung dịch base.

Ví dụ: CO, NO…

Các oxide trung tính thường là các oxide của nguyên tố phi kim có hoá trị trong oxide < IV và không có acid tương ứng.

III. Tính chất hoá học của oxide

1. Oxide base phản ứng với dung dịch acid

Oxide base phản ứng với dung dịch acid tạo ra muối của acid tương ứng và nước.

Ví dụ:

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Lý thuyết Oxide (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 3)

CuO phản ứng với dung dịch HCl

2. Oxide acid phản ứng với dung dịch base

Oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo ra muối của acid tương ứng và nước.

Ví dụ:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Lý thuyết Oxide (Chân trời sáng tạo) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 4)

Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của CO2

Mở rộng:

Oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo muối có thành phần gồm kim loại trong base và gốc acid tương ứng của oxide acid theo bảng sau:

Oxide acid

Kí hiệu gốc acid

Tên kí hiệu gốc acid

Hoá trị

CO2

=CO3

Carbonate

II

CO2

−HCO3

Hydrogen carbonate

I

SO2

=SO3

Sulfite

II

SO2

−HSO3

Hydrogen sulfite

I

SO3

=SO4

Sulfate

II

P2O5

≡PO4

Phosphate

III

B. Bài tập KHTN 8 Bài 12: Oxide

Đang cập nhật

Xem thêm các bài lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Thang pH

Bài 13: Muối

Bài 14: Phân bón hoá học

Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn

Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá