Toán 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia

735

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán lớp 6 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Toán 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia

Câu hỏi giữa bài

Toán lớp 6 trang 77 Hoạt động khám phá: Cho hình chữ nhật ABCD ở Hình 1. Xác định số điểm chung của hai cặp đường thẳng AB và AD; AB và DC.

Phương pháp giải 

Quan sát Hình 1 và xác định số điểm chung của các cặp đường thẳng.

Lời giải 

AB và AD có một điểm chung là A.

AB và DC không có điểm chung.

Toán lớp 6 trang 77 Thực hành: Cho đường thẳng MN như hình bên.

 

Hãy vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Đường thẳng CD cắt đường thẳng MN;

b) Đường thẳng EF song song với đường thẳng MN.

Phương pháp giải

- Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung, ta nói rằng hai đường thẳng đỏ cắt nhau. Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng.

- Nếu hai đường thẳng không có điểm chung nào, ta nói rằng hai đường thẳng đó song song với nhau.

Lời giải 

Toán lớp 6 trang 78 Vận dụng: - Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn.

- Hãy tìm hình ảnh tia trong thực tiễn.

Phương pháp giải 

Em liệt kê hình ảnh của các đường thẳng song song, cắt nhau, tia trong thực tiễn

Lời giải 

- Hình ảnh của hai đường thẳng song song: Hai đường dây điện, hai mép bàn hình chữ nhật,..

- Hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau: Chiều dài và chiều rộng của căn phòng,…

Hình ảnh tia trong thực tiễn: Con chim đậu trên sợi dây điện chia sợi dây thành hai tia,..

Bài tập trang 78

Toán lớp 6 trang 78 Bài 1: Em hãy chọn trong các phương án dưới đây để được một phát biểu đúng.

Qua hai điểm A và B phân biệt có

(A) vô số đường thẳng,

(B) chỉ có 1 đường thẳng,

(C) không có đường thẳng nào.

Phương pháp giải 

Qua hai điểm phân biệt chỉ vẽ được 1 đường thẳng.

Lời giải 

Phương án B đúng.

Toán lớp 6 trang 78 Bài 2: Vẽ hình cho các trường hợp sau:

a) Hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M.

b) Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y trong hai trường hợp: m và n cắt nhau, hoặc m và n song song với nhau.

Phương pháp giải 

- Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung, ta nói rằng hai đường thẳng đỏ cắt nhau. Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng.

- Nếu hai đường thẳng không có điểm chung nào, ta nói rằng hai đường thẳng đó song song với nhau.

Lời giải 

Toán lớp 6 trang 78 Bài 3: Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau:

 

Phương pháp giải 

- Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung, ta nói rằng hai đường thẳng đỏ cắt nhau. Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng.

Lời giải 

a) Không có giao điểm nào

b) Có hai giao điểm

c) Có 1 giao điểm

d) Có 3 giao điểm.

Toán lớp 6 trang 78 Bài 4: Kể tên các tia có gốc là M trong hình sau:

Phương pháp giải

Mỗi điểm O trên một đường thẳng chia đường thẳng đó thành hai phần, mỗi phần gọi là một tia gốc O.

Lời giải 

Các tia có gốc là M: MH, MF

Đánh giá

0

0 đánh giá