Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Công thức tính điện trở tương đương hay nhất | Cách tính điện trở tương đương - Vật Lí lớp 9

158

Với Công thức tính điện trở tương đương hay nhất | Cách tính điện trở tương đương Vật Lí lớp 9 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức về Công thức tính điện trở tương đương hay nhất | Cách tính điện trở tương đương từ đó biết cách làm bài tập Vật Lí 9. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính điện trở tương đương hay nhất | Cách tính điện trở tương đương - Vật Lí lớp 9

1. Định nghĩa

Điện trở tương đương là điện trở có thể thay thế cho các điện trở thành phần sao cho với cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện là như nhau.

2. Cách tính điện trở tương đương

a) Mạch nối tiếp

 (ảnh 1)

- Cấu trúc mạch:

R1 nt R2 nt ... nt Rn

- Khi đó:

+ Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần:

R = R1 + R2 + ... + Rn

+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:

I = I1 = I2 = ... = In

+ Hiệu điện thế của mạch bằng tổng hiệu điện thế của từng điện trở:

U = U1 + U2 + ... + Un

b) Mạch song song

 (ảnh 2)

- Cấu trúc mạch:

R1 // R2 // ... // Rn

- Khi đó:

+ Điện trở tương đương của mạch được tính như sau:

1R=1R1+1R2+...+1Rn

+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:

I = I1 + I2 + ... + In

+ Hiệu điện thế của mạch bằng hiệu điện thế của từng điện trở:

U = U1 = U2 = ... = Un

c) Mạch hỗn hợp

Giả sử có 1 mạch điện hỗn hợp như hình (mạch điện bao gồm các điện trở được nối tiếp và song song) (ảnh 3)

 Để tìm được điện trở tương đương của mạch hỗn hợp, ta cần:

+ Bước 1: tách mạch thành nhiều mạch nhỏ đơn giản

+ Bước 2: tính toán các thông số từ mạch đơn giản đó, dần dần đến mạch phức tạp hơn rồi đến mạch chính.

Ví dụ: Với mạch điện ở trên, cho R1=R2=R3=3ΩR4=12Ω, U = 3,5V. Tìm I và I4.

Lời giải:

Cấu trúc mạch: R1 nt [(R2 nt R3) // R4]

R23=R2+R3 => 1R234=1R23+1R4 => R=R1+R234 

Từ đây, kết hợp với công thức định luật Ôm, ta có thể xử lí tiếp để tìm được yêu cầu của đề bài.

R23=R2+R3=3+3=6Ω

=> 1R234=1R23+1R4=16+112=14 => R234=4Ω 

=> R=R1+R234=3+4=7Ω 

=> I=UR=3,57=0,5A

U4=U234=I.R234=0,5.4=2V =>I4=U4R4=212=16(A)

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho điện trở R1=6Ω và R2=12Ω. Mắc mạch điện như hình, U = 9V. Tìm I.

 (ảnh 4)

Lời giải: Đây là bài toán về mạch nối tiếp cơ bản, chỉ cần áp dụng đúng công thức là sẽ tìm được yêu cầu của đề bài.

Cấu trúc mạch: R1 nt R2

=> R= R1+R2=6+12=18Ω => I=UR=918=0,5A 

Ví dụ 2: Cho điện trở R1=6Ω và R2=12Ω. Mắc mạch điện như hình, U = 8V. Tìm I.

 (ảnh 5)

Lời giải: Đây là bài toán về mạch song song cơ bản, chỉ cần áp dụng đúng công thức là sẽ tìm được yêu cầu của đề bài.

Cấu trúc mạch: R1 // R2

=> 1R=1R1+1R2=16+112=14 => R = 4Ω => I=UR=84=2A 

Xem thêm tổng hợp các công thức Vật lí đầy đủ, chi tiết khác:

Công thức Định luật Ôm hay nhất | Cách làm bài tập Định luật Ôm

Công thức tính điện trở dây dẫn hay nhất | Cách tính điện trở dây dẫn

Công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện hay nhất

Công thức tính công suất điện hay nhất | Cách tính công suất điện

Công thức tính công suất hao phí hay nhất | Cách tính công suất hao phí

Công thức tính công của dòng điện hay nhất | Cách tính công của dòng điện

Công thức tính hiệu suất sử dụng điện năng hay nhất | Cách tính hiệu suất sử dụng điện năng

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn hay nhất | Cách tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn

Công thức máy biến thế hay nhất | Cách làm bài tập máy biến thế

Công thức tính điện trở tương đương mắc nối tiếp hay nhất | Cách tính điện trở tương đương mắc nối tiếp

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá