Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Công thức tính công suất điện hay nhất | Cách tính công suất điện hay nhất - Vật Lí lớp 9

125

Với Công thức tính công suất điện hay nhất | Cách tính công suất điện Vật Lí lớp 9 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức về Công thức tính công suất điện hay nhất | Cách tính công suất điện từ đó biết cách làm bài tập Vật Lí 9. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính công suất điện hay nhất | Cách tính công suất điện hay nhất - Vật Lí lớp 9

1. Lý thuyết

- Mỗi dụng cụ điện khi được sử dụng với hiệu điện thế định mức thì tiêu thụ công suất điện (gọi tắt là công suất) bằng số oát ghi trên dụng cụ đó, gọi là công suất định mức.

- Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

2. Công thức

Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện đi qua đoạn mạch đó.

P=U.I 

Trong đó:

P: Công suất của mạch điện (W)

U: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)

I: Cường độ dòng điện chạy trong mạch (A)

- Đơn vị của công suất là oát W. Ngoài ra, một số đơn vị bội của oát thường được dùng là: kilôoát kW và Megaoát MW

1W = 1V.1A = 1J/s

1kW=1000W

1MW=1000kW=1000000W

3. Mở rộng

Đối với các thiết bị điện chỉ sử dụng điện trở, ví dụ như bóng đèn dây tóc, bếp điện,... thì công suất còn được tính như sau:

P=U.I=U2R=I2.R 

Ngoài ra, công suất còn được tính bằng công thực hiện được trên một đơn vị thời gian.

P=At 

Trong đó:

P: Công suất (W)

A: Công thực hiện được (J)

t: Thời gian thực hiện công (s)

4. Ví dụ

Ví dụ 1: Một bóng đèn có điện trở Rđ=6Ω và hiệu điện thế định mức Uđm=12V. Tìm công suất tiêu thụ của đèn khi hoạt động bình thường.

Lời giải:

Áp dụng công thức

P=Uđm2R=1226=24W 

Ví dụ 2: Một máy nâng chạy bằng điện, nâng một vật có trọng lượng 1000N lên độ cao 10m hết 1 phút. Tìm cường độ dòng điện chạy qua máy nâng khi nó đang hoạt động. Biết máy nâng sử dụng nguồn điện dân dụng với hiệu điện thế 220V.

Lời giải:

Để thắng được trọng lực và nâng vật lên cao thì công mà máy năng tạo ra cần bằng với công do trọng lực tạo ra.

AP=P.h=1000.10=10000J 

=> P=U.I=APt => I=APU.t=10000220.60=2533A 

Xem thêm tổng hợp các công thức Vật lí đầy đủ, chi tiết khác:

Công thức Định luật Ôm hay nhất | Cách làm bài tập Định luật Ôm

Công thức tính điện trở dây dẫn hay nhất | Cách tính điện trở dây dẫn

Công thức tính điện trở tương đương hay nhất | Cách tính điện trở tương đương

Công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện hay nhất

Công thức tính công suất hao phí hay nhất | Cách tính công suất hao phí

Công thức tính công của dòng điện hay nhất | Cách tính công của dòng điện

Công thức tính hiệu suất sử dụng điện năng hay nhất | Cách tính hiệu suất sử dụng điện năng

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn hay nhất | Cách tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn

Công thức máy biến thế hay nhất | Cách làm bài tập máy biến thế

Công thức tính điện trở tương đương mắc nối tiếp hay nhất | Cách tính điện trở tương đương mắc nối tiếp

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá