Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập KTPL lớp 11 trang 80 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử Sách bài tập KTPL lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT KTPL lớp 11 Bài 14.
SBT KTPL 11 (Cánh diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11
Bài 1 trang 80 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền tự do cơ bản.
B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền Giám sát.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Quyền bầu cử và ứng cử là một trong những quyền dân chủ cơ bản của công dân.
A. 18 tuổi.
B. Từ đủ 18 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. Từ đủ 21 tuổi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hiến pháp năm 2013 quy định độ tuổi tham gia bầu cử của công dân là từ đủ 18 tuổi.
A. Phổ thông
B. Dân chủ
C. Bình đẳng
D. Bỏ phiếu kín
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
A. Được đề cử.
B. Được đề xuất.
C. Được tổ chức giới thiệu, ứng cử.
D. Được cá nhân giới thiệu, ứng cử.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Công dân thực hiện quyền ứng cử của mình bằng hình thức tự ứng cử hoặc được tổ chức giới thiệu ứng cử.
A. Công dân phải xuất trình thẻ cử tri khi đi bầu cử.
B. Công dân có thể nhờ người khác bỏ phiếu.
C. Công dân có quyền lựa chọn người đại biểu vào các cơ quan của Nhà nước.
D. Công dân có quyền bầu cử được ghi tên vào danh sách cử tri.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Theo quy định của pháp luật: trong trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu.
A. Công dân bị khuyết tật có thể nhờ người khác viết hộ phiếu bầu.
B. Công dân xem trộm phiếu bầu của người khác.
C. Công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu.
D. Công dân tự ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Xem trộm phiếu bầu của người khác là hành vi vi phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân
A. Làm lộ thông tin bầu cử.
B. Bỏ phiếu cho nhiều người.
C. Phát phiếu bầu cho tất cả cử tri.
D. Không đi bầu cử.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hành vi phát phiếu bầu cho tất cả cử tri không vi phạm quyền bầu cử của công dân
A. Cử tri bận việc riêng.
B. Cử tri bị tạm giam.
C. Cử tri cao tuổi.
D. Cử tri bị khuyết tật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Theo quy định của pháp luật: trong trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu hộ vào hòm phiếu.
A. Làm sai lệch kết quả bầu cử.
B. Gây thiệt hại về tài sản.
C. Thực hiện quyền dân chủ của công dân.
D. Không thể hiện được vai trò làm chủ của bản thân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân:
+ Làm sai lệch kết quả bầu cử.
+ Gây thiệt hại về tài sản; gây lãng phí ngân sách nhà nước;....
+ Xâm phạm quyền dân chủ của công dân.
+ Công dân không thể hiện được vai trò làm chủ của bản thân.
A. Người đang bị khởi tố bị can.
B. Người chưa được xoá án tích.
C. Người đang chấp hành bản án của Toà án.
D. Người khuyết tật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Theo quy định tại Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015: những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm:
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Bài 11 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
LỜI KÊU GỌI QUỐC DÂN ĐI BỎ PHIẾU
Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.
Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.
Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.
Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử.
Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.
Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.
Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.
Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do.
(Theo Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.166-167)
Quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân được thể hiện như thế nào trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Lời giải:
- Quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân được thể hiện trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Người dân được tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước
Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền bầu cử của Q trong trường hợp trên?
Lời giải:
- Trong trường hợp trên, bạn Q đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân.
a) Theo em, quyết định của ông D có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không?
b) Trong trường hợp ông D thực hiện quyết định của mình thì hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả như thế nào?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Quyết định của ông D vi phạm pháp luật về quyền bầu cử của công dân. Cụ thể là vi phạm các nguyên tắc bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín, khi hai thành viên khác trong gia đình không được trực tiếp bầu mà lại do người khác bầu hộ; không được trực tiếp bỏ phiếu bầu cử vào hòm phiếu.
♦ Yêu cầu b) Trong trường hợp này, ông D thực hiện quyết định của mình thì tuỳ theo mức độ, tính chất có thể bị bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo em, hành vi của vợ chồng ông T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Nếu có, hành vi đó phải chịu hậu quả như thế nào?
Lời giải:
- Hành vi của ông T cùng vợ của mình đi vận động, biếu quà và đe doạ bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V con trai mình là hành vi xâm phạm đến quyền bầu cử theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
- Hành vi của ông T tuỳ theo tính chất và mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 160 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.
Theo em, hành vi của ông M có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Lời giải:
- Hành vi tự ý lấy một số phiếu bầu trong hòm phiếu đã được niêm phong để gạch tên các ứng viên khác chỉ để tên bà V của ông M đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân.
- Hành vi làm gian lận kết quả bầu cử của ông M tuỳ theo tính chất và mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giá mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Theo em, hành vi của vợ anh T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền ứng cử của công dân không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Lời giải:
- Hành vi tìm mọi cách cản trở không cho anh T được tự ứng cử của vợ anh T vi phạm quy định của pháp luật về quyền ứng cử của công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013 “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
- Tuỳ theo tính chất, mức độ theo Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, hành vi của vợ anh T có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.
Theo em, chị N có được ghi tên vào danh sách cử tri ở huyện B của tỉnh X không? Vì sao?
Lời giải:
- Chị N có quyền được ghi tên vào danh sách cử tri ở huyện B của tỉnh X để tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vì theo Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định “Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú”.
a) Theo em, hành vi của anh V có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không?
b) Nếu là anh H trong trường hợp này, em sẽ làm gì để phiếu bầu của mình hợp lệ?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Việc anh V cố tình giải thích không đúng cách thức ghi trong phiếu bầu cử làm cho phiếu bầu của anh H không có giá trị là hành vi vi xâm phạm đến quyền bầu cử của công dân được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
♦ Yêu cầu b) Hành vi của anh V tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.
Lời giải:
- Bầu cử vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mỗi công dân, vì:
+ Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
+ Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
Xem thêm lời giải SBT KTPL lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.