Toán 6 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối Chương 3 trang 76

221

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Toán 6 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối Chương 3 trang 76 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Toán 6 từ đó học tốt môn Toán lớp 6.

Toán 6 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối Chương 3 trang 76

Giải Toán lớp 6 trang 76 Tập 1

Toán lớp 6 trang 76 Bài 3.50Dùng số âm để diễn tả các thông tin sau:

a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 60oC dưới 0o

b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng.

Lời giải: 

a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống tới – 60oC.

b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã thu về – 2 triệu đồng.

Toán lớp 6 trang 76 Bài 3.51Trong các số a, b, c, d, số nào dương, số nào âm nếu:

            a > 0;        b < 0;         c  1;        d  – 2

Lời giải: 

+) Vì a > 0 nên a là số dương.

+) Vì b < 0 nên b là số âm

+) Vì  c  1 hay c > 1 nên c là số dương

+) Vì d  – 2 hay d < 0 nên d là số âm.

Vậy

Các số dương là: a, c

Các số âm là: b, d.

Toán lớp 6 trang 76 Bài 3.52Liệt kê các phần tử của tập hợp sâu rồi tính tổng của chúng:

a) S = x|- 5 < x 5

b) T = x|- 7  x < 1

Lời giải: 

a) Các số nguyên lớn hơn – 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 5 là:

– 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5

Do đó

S = {– 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}

Tổng các chữ số trong tập S là:

(– 4) + (– 3) + (– 2) + (– 1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5

= [(– 4) + 4] + [(– 3) + 3] + [(– 2) + 2] + [(– 1) + 1] + 0 + 5

= 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 5

= 5

b) Các số nguyên lớn hơn hoặc bằng –7 và nhỏ hơn 1 là:

– 7; – 6; – 5; – 4; – 3; – 2; – 1; 0

Do đó

T = {– 7; – 6; – 5; – 4; – 3; – 2; – 1; 0}

Tổng các chữ số trong tập T là:

(–7) + (– 6) + (– 5) + (– 4) + (– 3) + (– 2) + (– 1) + 0

= – (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7)

= – 28

Toán lớp 6 trang 76 Bài 3.53Tính một cách hợp lí:

a) 15. (–236) + 15.235

b) 237. (–28) + 28.137

c) 38. (27 – 44) – 27. (38 – 44)

Lời giải: 

a) 15. (–236) + 15.235

= 15. (–236 + 235)

= 15. [ – (236 – 235)]

= 15. (–1)

= –15

b) 237. (–28) + 28.137

= (–237). 28 + 28.137

= 28. (–237 + 137)

= 28. [–(237 – 137)]

= 28. (– 100)

= –2 800

c) 38. (27 – 44) – 27. (38 – 44)

= 38. 27 – 38. 44 – 27. 38 + 27. 44

= (38. 27 – 27. 38) + (27. 44 – 38. 44)

= 0 + 44. (27 – 38)

= 44. (27 – 38)

= 44. (–11)

= – 484

Toán lớp 6 trang 76 Bài 3.54:Tính giá trị của biểu thức P = (–35).x – (–15).37 trong mỗi trường hợp sau:

a) x = 15;                                                                  

b) x = –37.

Lời giải: 

a) Thay x = 15 vào biểu thức P ta được:

P = (–35). x – (–15). 37

   = (–35). 15 – (–15). 37

   = (–35). 15 + 15. 37

   = 15. (–35 + 37)

   = 15. 2

   = 30

b) Thay x = – 37 vào biểu thức P ta được:

P = (–35). (–37) – (–15). 37

= 35. 37 + 15. 37

= 37. (15 + 35)

= 37. 50

= 1 850

Toán lớp 6 trang 76 Bài 3.55Có hay không hai số nguyên a và b mà hiệu a – b.

a) Lớn hơn cả a và b?

b) Lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b?

Trong mỗi trường hợp, hãy cho ví dụ minh họa bằng số

Lời giải: 

a) Ví dụ a = 5, b = –3,

ta có: a – b = 5 – (–3) = 5 + 3 = 8

Vì 8 > 5 và 8 > –3

nên hiệu a – b lớn hơn cả a và b.

Vậy có tồn tại hai số nguyên a và b mà hiệu a – b lớn hơn cả a và b.

b) Ví dụ a = –3, b = –1,

ta có: a – b = (–3) – (–1) = (–3) + 1 = – (3 – 1) = –2

Vì 3 > 2 > 1

nên –3 < –2 < –1 hay a < a – b < b

Vậy có tồn tại hai số nguyên a và b mà hiệu a – b lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b.

Toán lớp 6 trang 76 Bài 3.56Cho 15 số có tính chất: Tích của 5 số bất kì trong chúng đều âm. Hỏi tích của 15 số đó mang dấu gì?

Lời giải: 

Tích của 15 số đã cho có thể nhóm thành ba nhóm, mỗi nhóm có 5 thừa số.

Theo giả thiết, tích các số trong mỗi nhóm có 5 thừa đều là số âm do đó tích mỗi nhóm mang dấu âm. Do đó tích ba nhóm mang dấu âm.

Vậy tích của 15 số đó mang dấu âm.

Đánh giá

0

0 đánh giá