SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 5: Khí hậu Việt Nam

268

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 5: Khí hậu Việt Nam hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Địa lý 8 Bài 5 từ đó học tốt môn Địa lý 8.

SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Câu 1 trang 60 SBT Địa Lí 8: Việt Nam nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn là do

A. nằm sát với chí tuyến Bắc.

B. có đường xích đạo chạy qua.

C. nằm trong vùng nội chí tuyến.

D. diện tích lãnh thổ rộng lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Việt Nam nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn là do nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 2 trang 60 SBT Địa Lí 8: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam.

B. Nhiệt độ trung bình năm của cả nước trên 25°C.

C. Số ngày nắng từ 1 400 - 3 000 giờ/năm.

D. Cán cân bức xạ đạt trên 75 kcal/cm2/năm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện qua các yếu tố chính là: bức xạ mặt trời, nhiệt độ và số giờ nắng.

+ Do ảnh hưởng của vị trí địa lí nên quanh năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, tổng lượng bức xạ lên tới 110 - 160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước.

+ Số giờ nắng dao động từ 1400 giờ năm đến 3000 giờ năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm của cả nước đều trên 20°C (trừ các vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

Câu 3 trang 60 SBT Địa Lí 8: Mặc dù có cùng vĩ độ với các nước ở khu vực Bắc Phi và khu vực Tây Nam Á nhưng Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm là do

A. địa hình chủ yếu là đồi núi.

B. có dãy Trường Sơn đón gió.

C. gần biển và có hoạt động của gió mùa.

D. địa hình nghiêng dần từ lục địa ra biển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Mặc dù có cùng vĩ độ với các nước ở khu vực Bắc Phi và khu vực Tây Nam Á nhưng Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm là do gần biển và có hoạt động của gió mùa.

Câu 4 trang 60 SBT Địa Lí 8: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về tính chất ẩm của khí hậu nước ta?

A. Độ ẩm không khí thấp.

B. Độ ẩm không khí cao.

C. Tổng lượng mưa lớn.

D. Cân bằng ẩm luôn dương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Tính chất ẩm được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.

Câu 5 trang 60 SBT Địa Lí 8: Nét độc đáo của khí hậu nước ta so với các nước có cùng vĩ độ là

A. nhiệt độ trung bình năm cao.

B. có mùa đông lạnh ở miền Bắc.

C. Tín phong hoạt động đan xen.

D. lượng mưa trong năm phân hoá theo mùa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 61 SBT Địa Lí 8: Trong một năm nước ta có hai mùa gió chính là

A. gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.

B. mùa gió Tín phong và mùa gió tây.

C. gió mùa đông và gió mùa hạ.

D. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong một năm nước ta có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

Câu 7 trang 61 SBT Địa Lí 8: Gió mùa đông ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

B. Chủ yếu hoạt động ở miền Bắc.

C. Gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

D. Tạo nên mùa khô cho ven biển Trung Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Gió mùa đông ở nước ta chủ yếu hoạt động ở miền Bắc.

Câu 8 trang 61 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau vào vở để thể hiện ảnh hưởng của khí hậu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta.

 (ảnh 1)

Lời giải:

 (ảnh 2)

Câu 9 trang 61 SBT Địa Lí 8: Đọc đoạn thông tin sau:

“Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1 500 m, nhiệt độ trung bình từ 18 °C đến 21 °C. Thời tiết Đà Lạt như có bốn mùa trong cùng một ngày, buổi sáng trời se lạnh có sương mù, đến trưa thời tiết ấm lên, về chiều nhiệt độ giảm dần, ban đêm khá lạnh. Ở đây có các đồi thông xanh mướt cùng các biệt thự cổ kính,... Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Thành phố Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng ở nước ta.

Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển ngành du lịch ở thành phố Đà Lạt.

Lời giải:

- Do nằm ở nơi có địa hình cao nên thành phố Đà Lạt có thời tiết rất đặc trưng, trong một ngày thời tiết giống với thời tiết của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Điểm độc đáo này kết hợp cùng với cảnh quan đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Câu 10 trang 62 SBT Địa Lí 8: Quan sát hình sau:

 (ảnh 1)


a) Khí hậu nước ta được chia thành những miền nào? Hãy trình bày đặc điểm của các miền khí hậu đó.

b) Nhân tố nào đã tạo ra sự phân hoá của các miền khí hậu ở nước ta?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Nước ta có hai miền khí hậu, đó là miền khí hậu phía bắc và miền khí hậu phía nam.

- Miền khí hậu phía bắc:

+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C.

+ Mùa đông lạnh, đầu mùa đông có thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông có thời tiết lạnh ẩm. Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam:

+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa; nhiệt độ cao quanh năm, trung bình năm trên 25 °C;

+ Sự phân mùa thể hiện ở lượng mưa với sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô.

♦ Yêu cầu b) Nhân tố tạo ra sự phân hoá của các miền khí hậu là:

- Đặc điểm địa hình, lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc - nam. 16

- Hoạt động của gió mùa.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lý 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 4: Khoáng sản Việt Nam

SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 6: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

SBT Địa lý 8 (Cánh diều) Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá