SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

389

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Địa lí 11 Bài 11 từ đó học tốt môn Địa lí 11.

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Câu 1 trang 25 SBT Địa Lí 11: Các quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á lục địa?

A. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma.

C. Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Bru-nây, Việt Nam.

D. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma là nhưng quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa.

Câu 2 trang 25 SBT Địa Lí 11: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm ở phía nam châu Á, phần lớn trong khu vực nội chí tuyến.

B. Nằm phần lớn trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.

C. Kéo dài từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N.

D. Nằm trên tuyến đường biển quốc tế nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đông Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N, nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến và trong khu vực hoạt động của gió mùa.

Câu 3 trang 26 SBT Địa Lí 11: Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có lợi thế để phát triển

A. các ngành kinh tế biển.

B. các ngành công nghiệp đòi hỏi cao về trình độ.

C. nền nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới.

D. ngành công nghiệp đóng tàu biển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế biển.

Câu 4 trang 26 SBT Địa Lí 11: Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú, đa dạng chủ yếu do

A. địa hình núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, với nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m.

B. nằm trong cùng một đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn và các vùng núi cao đồ sộ.

D. nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn và các luồng sinh vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú, đa dạng chủ yếu do nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn và các luồng sinh vật.

Câu 5 trang 26 SBT Địa Lí 11: Đông Nam Á có nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc là do

A. dân số đông, mật độ dân số cao.

B. vị trí địa lí giáp biển, lịch sử lâu đời.

C. nằm ở nơi giao nhau của các nền văn hoá lớn.

D. nằm trong vành đai nóng của bán cầu Bắc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đông Nam Á có nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc là do nằm ở nơi giao nhau của các nền văn hoá lớn.

Quan sát hình 11.1, hãy trả lời các câu hỏi 6, 7. Số dân (triệu người)

 (ảnh 1)

Câu 6 trang 27 SBT Địa Lí 11: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây của khu vực Đông Nam Á?

A. Số dân và tỉ lệ sinh của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.

B. Số dân và tỉ lệ tử của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.

C. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.

D. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Biểu đồ trên thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.

Câu 7 trang 27 SBT Địa Lí 11: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 - 2020?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số cao và có xu hướng giảm.

B. Là khu vực đông dân và có tỉ lệ gia tăng dân số cao.

C. Trung bình mỗi năm dân số tăng khoảng 7,5 triệu người.

D. Là khu vực dân số khá ổn định, tỉ lệ gia tăng dân số thấp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đông Nam Á có số dân đông và tăng nhanh. Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn đang ở mức cao và có xu hướng giảm dần.

Câu 8 trang 27 SBT Địa Lí 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình, đất

.....................................................

Khí hậu

.....................................................

Sông, hồ

.....................................................

Biển

.....................................................

Sinh vật

.....................................................

Khoáng sản

.....................................................

Lời giải:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình, đất

Địa hình và đất đai tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân:

+ Khu vực đồi núi: trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch.

+ Khu vực đồng bằng: giao thương, trồng lúa nước và các cây hàng năm khác.

+ Vùng núi cao gây khó khăn cho giao thông vận tải, vùng trũng thấp dễ ngập úng, khiến cho các hoạt động kinh tế gặp khó khăn.

Khí hậu

+ Tạo điều kiện cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm; rừng nhiệt đới phát triển quanh năm.

+ Một số khu vực thường xảy ra thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.

Sông, hồ

+ Mạng lưới sông tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan du lịch. Các sông vùng núi có giá trị thủy điện. Tuy nhiên, vào mùa mưa sông thường xuyên gây lũ lụt ảnh hưởng đời sống và sản xuất.

+ Hồ có vai trò điều tiết nước, hạn chế lũ lụt

Biển

+ Thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

+ Trong quá trình khai thác tài nguyên biển, cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.

Sinh vật

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến lâm sản, du lịch.

+ Rừng ngập mặn ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

+ Chú ý bảo vệ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh học.

Khoáng sản

+ Khoáng sản là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và cũng là các mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.

Câu 9 trang 28 SBT Địa Lí 11: Quan sát hình sau:

 (ảnh 1)

a) Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Mật độ dân số Quốc gia

Trên 200 nghìn người/km2

.......................................

Từ 100 đến 200 nghìn người/km2

.......................................

Dưới 100 nghìn người/km2

.......................................

b) Rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á.

c) Kể tên các đô thị trên 5 triệu người của khu vực Đông Nam Á.

d) Phân tích ảnh hưởng của các đô thị đông dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

Mật độ dân số

Quốc gia

Trên 200 nghìn người/km2

Việt Nam, Phi-lip-pin

Từ 100 đến 200 nghìn người/km2

In-đô-nê-xi-a; Xin-ga-po; Thái Lan

Dưới 100 nghìn người/km2

Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Ti-mo Lét-xtê

♦ Yêu cầu b) Dân cư khu vực Đông Nam Á phân bố không đều.

♦ Yêu cầu c) Các đô thị trên 5 triệu người của khu vực Đông Nam Á gồm: Băng Cốc, Gia-các-ta, Ma-ni-la, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Y-an-gun, Kua-la Lăm-pơ, Xin-ga-po.

♦ Yêu cầu d) Các đô thị đông dân sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nguồn lao động đông, thu hút được đầu tư nước ngoài,... từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các đô thị này cũng gặp nhiều vấn đề cần giải quyết như: việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội,...

Câu 10 trang 29 SBT Địa Lí 11: Cho bảng số liệu sau:

 (ảnh 1)

a) Nhận xét sự khác biệt trong cơ cấu GDP của Xin-ga-po và Cam-pu-chia.

b) Tại sao có sự khác biệt đó?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Nhận xét:

- Cơ cấu GDP của Xin-ga-po có tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao

- Cơ cấu GDP của Cam-pu-chia có tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản còn cao; tỉ trọng ngành dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước.

♦ Yêu cầu b) Giải thích: Có sự khác nhau về cơ cấu GDP giữa hai quốc gia là do Xin-ga-po thuộc nhóm nước phát triển, còn Cam-pu-chia thuộc nhóm nước tin đang phát triển.

Câu 11 trang 29 SBT Địa Lí 11: Quan sát hình sau:

 (ảnh 1)

a) Hoàn thành bảng theo mẫu sau

Cây trồng, vật nuôi

Phân bố

Lúa gạo

Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin…

 

b) Giải thích sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của khu vực Đông Nam Á

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

Cây trồng, vật nuôi

Phân bố

Lúa gạo

Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin…

Ngô

Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin…

Cao su

Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam…

Trâu

In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin….

In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin….

Lợn

In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin….

♦ Yêu cầu b) Các loại cây trồng, vật nuôi phân bố tại những khu vực có điều kiện tự nhiên thích hợp với điều kiện sinh thái; gần nguồn thức ăn, nguyên liệu;...

Câu 12 trang 30 SBT Địa Lí 11: Quan sát hình sau:

 (ảnh 1)

a) Hoàn thành bảng theo mẫu sau

Ngành công nghiệp Phân bố

Cơ khí

Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a

.........

..................................................

b) Cho biết những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

Ngành công nghiệp

Phân bố

Cơ khí

Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,…

Điện tử - tin học

Xin-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,...

Dệt – may

Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,...

Thực phẩm

Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin,...

Chế biến gỗ

Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,...

♦ Yêu cầu b) Nguyên nhân thúc đẩy công nghiệp của khu vực Đông Nam Á phát triển:

- Nguồn lao động đông, giá rẻ.

- Nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú, đa dạng.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 13 trang 31 SBT Địa Lí 11: Quan sát các hình sau:

 (ảnh 1)

Lựa chọn một trong các hình trên, tìm hiểu và giới thiệu về địa điểm đó.

Lời giải:

Giới thiệu đền Bô-rô-bua-đua – kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới!

- Bô-rô-bua-đua là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII dưới thời kì cai trị của Vương quốc Syailendra. Bô-rô-bua-đua tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java (In-đô-nê-xi-a); công trình này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1991.

- “Bô-rô-bua-đua” trong tiếng In-đô-nê-xi-a có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tòa tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng khoảng 2500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa.

- Đền Bô-rô-bua-đua cao khoảng 42 m, bao gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới.

+ Lớp chân đế (gồm 2 tầng dưới cùng) có bình đồ hình vuông, bốn cạnh hướng về bốn hướng. Đây là lớp phản ánh Dục Giới, bao gồm 160 mảng phù điêu mô tả hoạt cảnh của cuộc sống trần tục, những hoạt động trong đời sống hàng ngày, cũng như dục vọng tầm thường của chúng sinh trong tam giới.

+ Lớp thứ hai (gồm 4 tầng ở giữa) cũng có bình đồ hình vuông, với các hành lang thông nhau tứ phía. Dọc các hành lang ấy là 1,300 mảng điêu khắc nối tiếp nhau mô tả các tích truyện về cuộc sống của con người và tu sĩ, sự tích Đức Phật… Ngoài ra, bốn tầng giữa của Bô-rô-bu-đua còn có 1212 mảng điêu khắc trang trí vô cùng tinh tế với các hoa văn mang dấu ấn bản địa, khiến du khách không khỏi mê mẩn và choáng ngợp khi dạo bước quanh những hành lang đá xám của ngôi đền đồ sộ này.

+ Lớp cuối gồm 3 tầng trên cùng - là lớp Vô Sắc Giới được thể hiện bằng 3 vòng tròn đồng tâm, mang ý nghĩa nơi đây không có điểm khởi đầu và cũng không có điểm kết thúc. Theo Phật Giáo, đây là cõi Niết Bàn, cảnh giới cao nhất của sự tu luyện. Ở mỗi tầng thuộc lớp Vô Sắc Giới có 92 tôn tượng Phật được đặt trong những bảo tháp và trong mỗi tôn tượng này đều có thủ ấn (Mudra) cho biết tôn tượng này thuộc về hướng nào (hướng đông với thủ ấn của trái đất kêu gọi làm chứng, phía nam với thủ ấn phước lành, phía tây với thủ ấn của thiền định, phía bắc với thủ ấn của sự can đảm).

- Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ, Bô-rô-bu-đua đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt hơn 10 thế kỷ. Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945), Cộng hòa In-đô-nê-xi-a mới ý thức được tầm quan trọng của Bô-rô-bu-đua liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Bô-rô-bu-đua thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1970 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Bô-rô-bu-đua.

- Ngày nay, Bô-rô-bu-đua là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại In-đô-nê-xi-a. Bô-rô-bu-đua không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của In-đô-nê-xi-a mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại của Phật giáo và của cả nhân loại.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của cộng hòa liên bang Đức

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 13: Thực hành : Tìm hiểu về hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

 

Đánh giá

0

0 đánh giá