15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực ASEAN

285

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực ASEAN sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực ASEAN đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực ASEAN

Câu 1. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?

A. Việt Nam.

B. Cam-pu-chia.

C. Xin-ga-po. 

D. Mi-an-ma.

Trả lời:

Chọn C

Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).

Câu 2. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản do

A. có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

B. có nhiều dạng địa hình khác nhau.

C. nằm trong vành đai sinh khoáng. 

D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

Trả lời:

Chọn C

Do nằm trong vành đai sinh khoáng nên tài nguyên khoáng sản của khu vực đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...

Câu 3. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển thủy điện.

B. phát triển lâm nghiệp.

C. phát triển chăn nuôi. 

D. phát triển kinh tế biển.

Trả lời:

Chọn D

Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; vùng biển giàu hải sản, khoáng sản, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vịnh biển có thể xây dựng các cảng nước sâu,... tạo thuận lợi cho hầu hết quốc gia trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.

Câu 4. Đông Nam Á có những loại khoáng sản chủ yếu nào sau đây?

A. Than, dầu mỏ, thiếc, vàng, manga và sắt.

B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng và apatit.

C. Than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên. 

D. Dầu mỏ, khí đốt, than, kim cương, vàng.

Trả lời:

Chọn C

Do nằm trong vành đai sinh khoáng nên tài nguyên khoáng sản của khu vực đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...

Câu 5. Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

A. có địa hình núi hiểm trở.

B. không có đồng bằng lớn.

C. lượng mưa trong năm nhỏ. 

D. xuất hiện nhiều thiên tai.

Trả lời:

Chọn D

Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như bão, lũ lụt, sóng thần, núi lửa,…

Câu 6. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là

A. bán đảo Đông Dương.

B. bán đảo Mã Lai.

C. bán đảo Trung - Ấn. 

D. bán đảo Tiểu Á.

Trả lời:

Chọn C

Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung - Ấn.

Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.

B. Phía nam Việt Nam.

C. Phía bắc của Lào. 

D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Trả lời:

Chọn A

Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.

Câu 8. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.

C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa. 

D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.

Trả lời:

Chọn C

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 9. Đông Nam Á là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn trên thế giới nào sau đây?

A. Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mĩ.

B. Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

C. Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu - Hàn. 

D. Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

Trả lời:

Chọn B

Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, đó là văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

A. Đồng bằng rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng. 

D. Đồi núi và núi lửa.

Trả lời:

Chọn D

Đông Nam Á hải đảo: Địa hình chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa; các đồng bằng phần lớn nhỏ hẹp nằm ven biển, một số đồng bằng lớn có ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,....

Câu 11. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Xin-ga-po.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Thái Lan. 

D. Phi-lip-pin.

Trả lời:

Chọn C

Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều?

A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.

B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực.

C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển. 

D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào.

Trả lời:

Chọn C

Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở việc dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và thưa thớt ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo,…

Câu 13. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.

B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.

C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam. 

D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.

Trả lời:

Chọn C

Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.

Câu 14. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. cận xích đạo.

B. cận nhiệt đới.

C. ôn đới lục địa. 

D. nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

Chọn D

Khí hậu Đông Nam Á phân hóa đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

Câu 15. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản. 

D. có nền kinh tế phát triển.

Trả lời:

Chọn B

Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản với một số loại khoáng sản chủ yếu là than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng,…

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 11 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực MỸ LA-TINH

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 9: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội kinh tế Tây Nam Á

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Hoa Kỳ

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá