Với giải Bài tập trang 174 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 37: Sinh sản ở sinh vật môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Quan sát hình bên
Bài tập 1 trang 174 KHTN 7: Quan sát hình bên:
a) Nếu hình thức sinh sản ở nấm men.
b) Mô tả bằng lời sự sinh sản của nấm men.
c) Nêu đặc điểm của nấm men con mới được hình thành.
Lời giải:
a) Hình thức sinh sản ở nấm men: Sinh sản vô tính.
b) Khi đạt được điều kiện thích hợp, nấm men thường tạo bào tử chồi ở một vị trí. Tế bào nấm men con tách khỏi tế bào mẹ khi tế bào con có kích thước còn nhỏ hơn tế bào mẹ
c) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành:
- Mang đặc điểm giống hệt với tế bào mẹ, nhưng với kích thước nhỏ hơn tế bào nấm men mẹ.
Bài tập 2 trang 174 KHTN 7: Lựa chọn đáp án đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
A. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Thụ tinh – Kết hạt, tạo quả.
B. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ tinh – Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả.
C. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Kết hạt, tạo quả – Thụ tinh.
D. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Kết hạt, tạo quả – Thụ phấn – Thụ tinh.
Lời giải:
A. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Thụ tinh – Kết hạt, tạo quả.
Bài tập 3 trang 174 KHTN 7: Hoàn thành các đoạn thông tin sau bằng cách sử dụng các từ gợi ý: thụ tinh,
hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, sinh sản sinh dưỡng, sự thụ phấn.
a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là ...(1)...
b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là ... (2)...
c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhuỵ của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là ...(3)...
d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là ...(4)...
Lời giải:
a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là (1) sinh sản sinh dưỡng
b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là (2) hoa đơn tính
c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhuỵ của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là (3) hoa lưỡng tính
d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là (4) thụ tinh
Bài tập 4 trang 174 KHTN 7: Nêu sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật bằng cách hoàn thành bảng sau:
Lời giải:
Bài tập 5 trang 174 KHTN 7: Hãy nêu những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ.
Lời giải:
- Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật được ứng dụng trong thực tiễn: giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Ví dụ:
- Giâm cành: Cây mía, cây sắn (khoai mì), thuốc bỏng, hoa hồng, cây chè,...
- Chiết cành: Cam, bưởi, hoa đào, hoa hồng, xoài,...
- Ghép cành: Hoa giấy, hoa hồng,...
- Nuôi cấy mô: Cây thuốc lá, cây khoai môn, cây cà phê, cây tùng bách,...
Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận trang 166 KHTN 7
Câu hỏi thảo luận trang 167 KHTN 7
Câu hỏi thảo luận trang 168 KHTN 7
Vận dụng trang 170 KHTN 7: Hãy nêu những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào.
Câu hỏi thảo luận trang 170 KHTN 7
Luyện tập trang 171 KHTN 7: Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật.
Câu hỏi thảo luận trang 171 KHTN 7
Luyện tập trang 171 KHTN 7: Vẽ và hoàn thành sơ đồ về sinh sản hữu tính ở thực vật.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.