Sách bài tập GDCD 8 Bài 7 (Cánh diều): Xác định mục tiêu cá nhân | Giải SBT Giáo dục công dân 8 Cánh diều

394

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập GDCD 8 Bài 7 (Cánh diều): Xác định mục tiêu cá nhân | Giải SBT Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 7 từ đó học tốt môn Giáo dục công dân 8.

Sách bài tập GDCD 8 Bài 7 (Cánh diều): Xác định mục tiêu cá nhân | Giải SBT Giáo dục công dân 8 Cánh diều

Câu 1 trang 45 sách bài tập GDCD 8: Em hãy kết nối các hình ảnh dưới đây thành một câu chuyện về chủ đề xác định mục tiêu cá nhân và cho biết ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân đối với mỗi người.

Em hãy kết nối các hình ảnh dưới đây thành một câu chuyện về chủ đề xác định mục tiêu cá nhân (ảnh 1)

Trả lời:

- Ảnh 1: Xác định mục tiêu và kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học, phù hợp với năng lực của bản thân.

- Ảnh 2: Cố gắng, kiên trì và nỗ lực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Ảnh 3: Nhận được thành quả xứng đáng từ sự nỗ lực, chăm chỉ học tập.

Câu 2 trang 45 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây

A. Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có định hướng, động lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.

B. Mọi mục tiêu cá nhân đặt ra đều sẽ trở thành hiện thực và chỉ cần có mục tiêu sẽ có thành công.

C. Xác định mục tiêu cá nhân giúp chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.

D. Mục tiêu cá nhân mà mỗi người đặt ra cần phải phù hợp với thực tế và năng lực của bản thân.

E. Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

G. Mục tiêu cá nhân làm cho mỗi người yên tâm trong học tập, công tác.

Trả lời:

- Đồng ý với các ý kiến: A, C, D, E, G

- Không đồng ý với các ý kiến: B

Câu 3 trang 45 sách bài tập GDCD 8: Em hãy xác định loại mục tiêu cá nhân (theo lĩnh vực hoặc theo thời gian) được nhắc đến ở mỗi trường hợp dưới đây:

A. Bạn G xác định mục tiêu dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao, nâng cao sức khoẻ.

B. Bạn T đặt mục tiêu mỗi ngày dành 1 tiếng để luyện nghe, nói tiếng Anh.

C. Bạn S đặt mục tiêu tiết kiệm được 300 000 đồng trong 3 tháng hè để mua đồ dùng học tập cho năm học mới.

D. Bố của bạn X đặt mục tiêu kiếm đủ tiền để mua một chiếc xe máy trong 6 tháng tới.

Trả lời:

Trường hợp

Loại mục tiêu

Theo lĩnh vực

Theo thời gian

A. Bạn G xác định mục tiêu dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao, nâng cao sức khoẻ.

Mục tiêu về sức khỏe

Mục tiêu ngắn hạn

B. Bạn T đặt mục tiêu mỗi ngày dành 1 tiếng để luyện nghe, nói tiếng Anh.

Mục tiêu phát triển kĩ năng

Mục tiêu ngắn hạn

C. Bạn S đặt mục tiêu tiết kiệm được 300 000 đồng trong 3 tháng hè để mua đồ dùng học tập cho năm học mới.

Mục tiêu về tài chính

Mục tiêu trung hạn

D. Bố của bạn X đặt mục tiêu kiếm đủ tiền để mua một chiếc xe máy trong 6 tháng tới.

Mục tiêu về tài chính

Mục tiêu trung hạn

Câu 4 trang 46 sách bài tập GDCD 8: Em hãy liệt kê các mục tiêu của bản thân theo lĩnh vực và thời gian thực hiện mục tiêu theo bảng dưới đây:

Mục tiêu cá nhân theo lĩnh vực (học tập, gia đình, sức khoẻ, tài chính,...)

Thời gian hoàn thành mục tiêu

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

Trả lời:

Mục tiêu cá nhân theo lĩnh vực (học tập, gia đình, sức khoẻ, tài chính,...)

Thời gian hoàn thành

1. Giảm 3kg trong

2 tháng

2. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

30 phút/ ngày

3. Tiết kiệm tiền để mua xe đạp

6 tháng

4. Cuối năm học đạt kết quả xếp loại tốt

9 tháng

Câu 5 trang 46 sách bài tập GDCD 8: Em hãy liệt kê các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân và nêu nội dung của mỗi bước đó.

Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân

Nội dung

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

5.

 

6.

 

Trả lời:

Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân

Nội dung

1. Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu đã xác định

Xác định các công việc cụ thể cần rõ ràng về thời gian, mang tính khoa học, tránh chồng chéo.

2. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Sắp xếp công việc quan trọng, khẩn cấp để có thể dành thời gian, sự tập trung đúng mức cho các công việc theo thứ tự ưu tiên.

3. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết

Phân bổ thời gian, tiền bạc, công sức,... để thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn.

4. Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân

Theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của bản thân theo kế hoạch (ngày/tuần /tháng/năm,...)

5. Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch để điều chỉnh cách thức thực hiện cho phù hợp với bản thân.

6. Cam kết thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

Câu 6 trang 46 sách bài tập GDCD 8: Đọc câu chuyện

HÃY SỐNG VỚI ƯỚC MƠ

Bạn tôi là chủ một trại ngựa ở San Ysidro, tên là Monty Roberts. Trại ngựa của anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc quyên góp giúp thanh niên trong vùng thực hiện các dự án của họ. Một lần, chúng tôi được nghe anh kể câu chuyện như sau:

Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo ngày ngày theo cha đi hết chuồng ngựa này đến chuồng ngựa khác, từ đường đua này đến đường đua khác, từ trang trại này đến trang trại khác để phụ cha huấn luyện ngựa.

Một hôm, thầy giáo của cậu yêu cầu các học sinh viết về ước mơ của mình. Trong khi những học sinh khác mong muốn sẽ trở thành những kĩ sư, bác sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên,... thì cậu bé đã viết một mạch về ước mơ của mình, rằng một ngày nào đó cậu sẽ là chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ của trại ngựa, ghi rõ vị trí tất cả các toà nhà, chuồng ngựa và đường đua.

Bài viết hôm ấy cậu bé chỉ nhận được điểm F to tướng cùng lời ghi chú của thầy giáo “Ở lại gặp thầy sau giờ học”. Và sau đây là những lời cậu bé nghe được từ người thầy của mình:

“Đây là một giấc mơ viễn vông đối với một đứa trẻ như em. Em không đủ khả năng làm chuyện đó đâu. Em có biết là để sở hữu một trại ngựa thì cần phải có số tiền lớn như thế nào không? Nào là tiền mua ngựa giống, mua đất dựng trang trại,... Em nên xác định mục tiêu của mình một cách thực tế hơn. Nếu em viết lại một bài khác, thầy sẽ xét lại điểm cho em”.

Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu quyết định hỏi bố xem nên làm gì. Bố cậu bảo:

- Này con trai, con phải tự mình quyết định thôi. Và bố nghĩ rằng điều này rất quan trọng với con.

Cuối cùng, sau những ngày đắn đo suy nghĩ, cậu quyết định nộp lại thầy giáo bài làm cũ mà không sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:

- Thưa thầy, em xin được giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém ấy”. Kết thúc câu chuyện, Monty Roberts nói:

- Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này vì các bạn đang ngồi giữa trại ngựa rộng 200 mẫu của tôi. Tôi vẫn còn giữ bài kiểm tra đó, nó được lồng khung treo phía bên trên lò sưởi. - Ngưng một lúc, anh nói thêm: Một điều thú vị là vào mùa hè cách đây hai năm, người thầy cũ của tôi đã dẫn học sinh đến cắm trại cả tuần ở đây. Trước lúc chia tay, ông ấy nói với tôi: “Monty này, chính em đã cho thầy bài học về nghị lực để sống với ước mơ”.

(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)

Trả lời:

- Câu truyện trên cho thấy vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu cá nhân. Cụ thể: nhờ vào việc xác định chính xác mục tiêu cá nhân nên ông Monty Roberts đã thực hiện được ước mơ của mình.

Câu 7 trang 48 sách bài tập GDCD 8: Chuẩn bị thi học kì, H mong muốn sẽ đạt điểm cao tất cả các môn. Mong muốn là thế nhưng H không có kế hoạch ôn thi cụ thể, không xác định mục tiêu rõ ràng. Ngày đầu tiên, H rất chăm chỉ ôn tập các môn. H hào hứng khoe với bạn trong một ngày đã ôn tập được tất cả các công thức toán, các cấu trúc ngữ pháp môn Tiếng Anh,... Thế nhưng, sự quyết tâm đó chỉ kéo dài trong một đêm. Hôm sau, H đi chơi cả ngày, bỏ bê bài vở. Thế là kết quả cuối kì đã không giống như H mong đợi.

a) trang 48 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của bạn H.

Trả lời:

Nhận xét:

+ Bạn H chưa biết cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách đúng đắn, phù hợp.

+ Trong quá trình thực hiện mục tiêu, H có thái độ chủ quan và thiếu sự nỗ lực, quyết tâm.

Trả lời:

Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H:

+ Nên xác lập lại mục tiêu cá nhân, trước hết là việc: thiết lập kế hoạch ôn thi cụ thể với mục tiêu rõ ràng.

+ Đồng thời với việc đặt mục tiêu và kế hoạch thực hiện; H cần: thay đổi phương pháp học tập và ôn luyện. H nên chú trọng việc ôn luyện kiến thức ngay sau khi học; sử dụng các phương pháp học tập khoa học, như: dùng sơ đồ tư duy; học kiến thức qua Infographic,…

+ Trong quá trình thực hiện mục tiêu, H cần kiên trì, nỗ lực, không nên chủ quan.

Câu 8 trang 48 sách bài tập GDCD 8: Đầu năm học, An xác định mục tiêu phấn đấu của bản thân trong học tập và rèn luyện. An chia nhỏ các mục tiêu trong mỗi học kì, từng môn học và thời điểm hoàn thành mục tiêu. Nhờ vậy, An luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập ở trường. Thời gian còn lại, An còn giúp đỡ bố mẹ các công việc trong gia đình. Thấy An lúc nào cũng làm việc theo kế hoạch và mục tiêu đã xác định từ trước, Huy khuyên bạn không cần thiết phải làm như vậy, vì xác định mục tiêu cá nhân làm cho mỗi người không được tự do, thoải mái.

a) trang 48 sách bài tập GDCD 8: Theo em, vì sao An luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập ở trường?

Trả lời:

An luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập ở trường vì ngay từ đầu năm học An đã: xác định mục tiêu phấn đấu của bản thân trong học tập và rèn luyện. Đồng thời, An luôn nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành mục tiêu đó.

b) trang 48 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình với suy nghĩ của Huy không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng tình với suy nghĩ của Huy, vì: việc xác định mục tiêu cá nhân và nỗ lực thực hiện mục tiêu đó sẽ đem đến nhiều hiệu quả tích cực, như:

+ Giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

+ Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.

Câu 9 trang 48 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét việc xác định mục tiêu cá nhân của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp dưới đây. Theo em, để xác định mục tiêu cá nhân chúng ta cần đảm bảo những yếu tố nào?

a. Quý áp dụng mô hình “SMART” để xác định các mục tiêu của bản thân trong việc rèn luyện sức khoẻ hằng ngày. Mỗi tuần, Quý đặt mục tiêu chạy bộ ít nhất 5 ngày, mỗi ngày 30 phút để tăng cường sức khoẻ, giúp học tập tốt hơn.

b. Mục tiêu của Hạnh trong năm học mới là đạt kết quả tốt tất cả các môn học, tham gia một số câu lạc bộ ngoại khoá và có thể phụ giúp bố mẹ một số công việc trong nhà. Tuy nhiên, Hạnh không xác định rõ ràng các công việc cụ thể phải làm, sắp xếp thời gian chưa hợp lí nên nhiều lúc Hạnh cảm thấy áp lực với mục tiêu của bản thân.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Bạn Quý đã biết cách xác định mục tiêu cá nhân.

+ Bạn Hạnh chưa biết cách xác định mục tiêu cá nhân (mục tiêu của Hạnh thiếu tính cụ thể

- Xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo các yếu tố sau:

+ Có tính cụ thể: mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể, rõ ràng.

+ Có thể đo lường được: mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình.

+ Có thể đạt được: mục tiêu phải khả thi.

+ Thực tế: mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung của bạn.

+ Có thời hạn cụ thể: mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

Câu 10 trang 49 sách bài tập GDCD 8: Em hãy viết một đoạn văn ngắn để bình luận câu danh ngôn liên quan đến chủ đề xác định mục tiêu cá nhân dưới đây:

Nếu bạn đặt mục tiêu và theo đuổi chúng với tất cả lòng quyết tâm, tài năng sẽ đưa bạn tới những nơi khiến bạn phải ngạc nhiên.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Les Brown đã từng cho rằng: “Nếu bạn đặt mục tiêu và theo đuổi chúng với tất cả lòng quyết tâm, tài năng sẽ đưa bạn tới những nơi khiến bạn phải ngạc nhiên”. Đúng như vậy! Con người sống phải có mục tiêu và phải theo đuổi mục tiêu đó để vững vàng, để thành công, để sống cuộc sống có ý nghĩa và mục tiêu đó phải được thực hiện bằng lòng quyết tâm, tài năng. Thế nhưng, trong xã hội, có những người có những mục tiêu đúng đắn nhưng cách thực hiện nó lại sai lầm.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những ước mơ, hoài bão và tự đặt ra cho mình những mục tiêu cần phấn đấu. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi người phải thực hiện cách thức nhất định theo tài năng và sở trường của mình. Chúng ta có thể dựa vào chính mình để thành công trên đường đời. Cuộc sống là một đường chạy, ta không thể đuối sức nếu không ta sẽ chỉ được xem là một kẻ thất bại với chính mình. Mà ngược lại, mỗi người chúng ta phải luôn có ước mơ, tìm kiếm mục tiêu để hiện thực hóa ước mơ đó, vinh danh chính mình trước cuộc đời. Hoài bão, ước mơ là nền tảng làm nên sự nghiệp của con người, có mục tiêu cao đẹp, con người ta sẽ cố gắng vươn lên biến điều đó thành hiện thực. Tuy nhiên, không phải ai cũng xác định được hướng đi đúng đắn từ đó dẫn đến những hành động sai lầm. Vì vậy, sống là phải có mục tiêu, có hoài bão, có khát vọng để cuộc sống có ý nghĩa với những hành động đẹp.

Ước mơ, khát vọng, mục tiêu chỉ là những dự định mà ta ấp ủ nhưng điều quan trọng là hiện thực hóa nó. Dù con đường thực hiện có nhiều chông gai, thử thách, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình. Mọi người đều hiểu rõ rằng mình hoàn toàn có thể biến ước mơ thành hiện thực nếu chúng ta cố gắng và quyết tâm vượt lên chính mình, giữ vững niềm tin về một viễn cảnh mà ta từng ước mơ, dám thực hiện những gì chúng ta suy nghĩ. Shakes pare đã từng quan niệm: “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hi vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”. Đúng như vậy! Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người- nhất là những hành động mang tính định hướng. Không có hành động, cố gắng sẽ không có thành công mà cũng không phải cứ hành động là đạt được điều mình muốn nhưng muốn đạt được thành công phải hành động.

Ước mơ chỉ là dự định, ước mơ chi phối hành động của con người. Tuy nhiên, có những ước mơ, mục tiêu ngoài khả năng của bản thân, có những mơ ước viển vông, xa rời thực tế, chúng ta không nên quá ảo tưởng để rồi thất vọng. Mục tiêu phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Mục tiêu xa vời thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được. Thí sinh trong cuộc thi trên là một ví dụ điển hình, hát không hay nhưng vẫn cố nài nỉ ban giám khảo cho phép hát thêm một bài để có cơ hội vào vòng trong. Đó là điều không nên vẫn biết rằng thành công rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt nó lại đặt trong một cuộc thi. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng, nỗ lực đạt được thành công chứ không phải cố gắng giành giật bằng mọi giá. Hành động của bạn thí sinh trong cuộc thi không phải là nỗ lực mà là tự hạ thấp mình, gây khó dễ cho người khác. Bởi đây là một cuộc thi hát, thí sinh chinh phục mọi người bằng giọng ca chứ không phải bằng quỳ lạy. Bởi vậy, cách thực hiện ước mơ của người này không phù hợp.

Câu 11 trang 49 sách bài tập GDCD 8: Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một tấm gương học sinh có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, theo gợi ý:

- Thông tin cơ bản về tấm gương mà em định kể, những thành tích mà bạn học sinh đó đã đạt được.

- Chia sẻ cách bạn học sinh đó xác định mục tiêu và phấn đấu để đạt được mục tiêu như thế nào.

- Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

- Tấm gương: Đầu năm học, Minh xác định mục tiêu phấn đấu của bản thân trong học tập và rèn luyện. Minh chia nhỏ các mục tiêu trong mỗi học kì, từng môn học và thời điểm hoàn thành mục tiêu. Nhờ vậy, Minh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập ở trường. Thời gian còn lại, Minh còn giúp đỡ bố mẹ các công việc trong gia đình.

- Bài học: cần xác định mục tiêu đúng đắn và nỗ lực thực hiện mục tiêu đó.

Câu 12 trang 49 sách bài tập GDCD 8: Em hãy sưu tầm một số cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân mang lại hiệu quả.

Trả lời:

- Vận dụng nguyên tắc SMART để xác định mục tiêu cá nhân, trong đó:

+ Specific (tính cụ thể): mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể, rõ ràng.

+ Measurable (có thể đo lường được): mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình.

+ Attainable (có thể đạt được): mục tiêu phải khả thi.

+ Relevant (tính thực tế): mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung của bạn.

+ Time Based (có thời hạn cụ thể): mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được

Câu 13 trang 49 sách bài tập GDCD 8: Là công dân - học sinh, em đã và sẽ xác định mục tiêu của bản thân như thế nào?

Trả lời:

- Các mục tiêu cá nhân em từng đặt ra:

+ Giảm 3kg trong vòng 2 tháng.

+ Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp bố mẹ làm việc nhà.

+ Mỗi tháng tiết kiệm được 100.000 đồng.

+ Cuối năm học lớp 7, đạt kết quả tổng kết loại Tốt.

- Mục tiêu gần nhất mà em đạt được là: kết thúc học kì 1 của lớp 8, điểm tổng kết các môn học đều đạt loại Tốt.

- Một số mục tiêu quan trọng với bản thân em:

+ Mục tiêu ngắn hạn: cải thiện kĩ năng hùng biện bằng tiếng Anh trong vòng 3 tháng.

+ Mục tiêu trung hạn: kết thúc học kì 2 của lớp 8, điểm tổng kết các môn học đều đạt loại Tốt.

+ Mục tiêu dài hạn: thi đỗ và trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá